Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục

Kinh nguyệt nói riêng hay những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản luôn là điều mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Những dấu hiệu bất thường mà cơ thể người phụ nữ có thể gặp phải trước, trong hoặc sau kỳ kinh có thể là lời cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của họ. Vậy PMS là gì?

Bài viết dưới đây của Sống Khoẻ 24h sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết nhất liên quan đến hội chứng PMS. Hãy theo dõi hết bài viết nhé.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

PMS là viết tắt của “Premenstrual syndrome” hay chính là ‘‘Hội chứng tiền kinh nguyệt”. Vậy hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là các triệu chứng xảy ra ở cơ thể phụ nữ trong 1 hoặc 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng liên quan đến cảm xúc, thể chất và tinh thần bao gồm: mệt mỏi, đầy bụng, mọc mụn, ngực nhạy cảm, tâm trạng thất thường, stress.

Các triệu chứng trên có thể khác nhau tùy cơ địa và lối sống từng người. Đồng thời theo thời gian thì ở mỗi người cũng có sự thay đổi nhất định. Nó sẽ không xuất hiện trong giai đoạn phụ nữ có thai hoặc sau mãn kinh.

Các triệu chứng của PMS có xu hướng tái diễn và có thể dự đoán được. Tuy nhiên thì những triệu chứng này có thể chỉ đặc biệt mạnh trong vài tháng và chỉ đáng chú ý ở những người khác.

Xem thêm:  Tìm hiểu từ A-Z chu kỳ kinh nguyệt: cách tính, khả năng thụ thai, tránh thai

Nguyên nhân gây ra PMS?

Nguyên nhân gây ra PMS?
PMS xảy ra ở phụ nữ độ tuổi 40 trở lên

Hiện tại những nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì những người gặp phải hội chứng trên có thể là do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen và progesterone, ngoài ra có 1 số chất trong cơ thể cũng có vai trò như: prostaglandin,…. Cụ thể là:

  • Chu kì thay đổi về kích thích tố: những biến động của nội tiết tố nữ là nguyên nhân gây xuất hiện, làm thay đổi các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên nó sẽ biến mất vào thời kỳ mang thai và mãn kinh.
  • Thay đổi hóa học trong não: do sự biến động của 1 hóa chất dẫn truyền thần kinh serotonin dẫn đến trầm cảm tiền kinh nguyệt, thèm ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
  • Trầm cảm, stress có thể làm nặng hơn các triệu chứng của tiền kinh nguyệt.
  • Thói quen ăn uống thiếu dưỡng chất: một số trường hợp cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất có thể gặp phải các hội chứng tiền kinh nguyệt. Một số triệu chứng PMS có liên quan đến việc ăn nhiều thức ăn mặn gây giữ nước, uống rượu và đồ uống có chứa caffeine.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Hơn 9/10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đã từng trải qua các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt các phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.
  • Khoảng 1/20 phụ nữ khi mắc các triệu chứng PMS có thể trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • PMS hoàn toàn có thể bắt đầu ngay ở độ tuổi dậy thì, sau khi bạn có con hoặc khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.
  • PMS có thể do di truyền, bạn có thể bị mắc hội chứng này do mẹ nhưng triệu chứng mà bạn, mẹ hoặc chị, em gái bạn gặp phải có thể khác nhau.
  • Những người có vấn đề về tâm thần, thường xuyên lo lắng, trầm cảm, bị stress trong cuộc sống.
  • Những người có chế độ ăn thiếu vitamin B6, calci, magie, hay những người sử dụng quá nhiều chất chứa cafein, ít tập thể dục thể thao.

Triệu chứng và dấu hiệu tiền kinh nguyệt

Có rất nhiều triệu chứng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt, và có sự khác nhau ở mỗi người khi gặp phải tình trạng này. Một số triệu chứng phổ biến được nhắc đến nhiều đó là:

  • Về tâm lí: tâm trạng bất ổn, hay tức giận, cáu kỉnh; luôn có cảm giác lo lắng, buồn bã, xúc động hay mất kiểm soát; ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung; thay đổi các thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và sự ham muốn tình dục,…
  • Về cơ thể: đau đầu, đau lưng, đau khớp; ngực đau và sưng; buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, khó chịu, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón; sưng mắt cá chân, bàn tay, mặt; nổi mụn ở 1 số vùng trên cơ thể. Những người mắc bệnh mãn tính: hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu có thể gặp tình trạng tồi tệ hơn.
  • Về hành vi: khó tập trung suy nghĩ cẩn thận kỹ càng; nhận thức không gian kém hơn, dễ gặp rủi ro và tai nạn, hung hăng, hiếu chiến,…

Một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Mặc dù danh sách các dấu hiệu ở trên có tiềm năng lâu dài nhưng hầu hết thì chị em chỉ gặp 1 vài dấu hiệu trong số này. Để đảm bảo các triệu chứng và dấu hiệu mình gặp phải có phải là PMS hay không bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ theo dõi và tư vấn.

Triệu chứng tiền kinh nguyệt khác gì so với dấu hiệu mang thai?

Triệu chứng tiền kinh nguyệt khác gì so với dấu hiệu mang thai?
Đừng nhầm lẫn PMS với dấu hiệu mang thai

Một số chị em thường nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai sớm với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Mang thai sớm là trường hợp quá trình thụ thai diễn ra ngay sau ngày rụng trứng gần với kì kinh nguyệt nên chị em thường không để ý.

Điều này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi khi mà người mẹ vô tình sử dụng thuốc có tác dụng phụ và không chăm sóc kịp thời thai nhi trong những ngày đầu thai kỳ. Vì vậy việc chú ý để phân biệt giữa các dấu hiệu của mang thai sớm và hội chứng tiền kinh nguyệt là rất cần thiết.

Một số khác biệt cơ bản mà bạn có thể tự nhận thấy đó là.

Hiện tượng chảy máu

  • Hội chứng PMS: không có bất kì hiện tượng chảy máu hay đốm máu cho đến khi bắt đầu chu kỳ hành kinh.
  • Mang thai: có thể xuất hiện 1 ít máu màu nhạt hay nâu sẫm sau thời điểm thụ thai khi mà phôi thai gắn vào tử cung và kéo dài trong khoảng vài ngày.

Cơ thể mệt mỏi

  • Hội chứng PMS: triệu chứng mệt mỏi sẽ xuất hiện khi chị em chuẩn bị đến kỳ kinh ngay cả khi không làm việc nặng nhọc và sẽ tự biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc.
  • Mang thai: kì kinh không xuất hiện, chị em vẫn cảm thấy mệt mỏi và dấu hiệu này kéo dài trong suốt thai kỳ do sự gia tăng hoạt động cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi.

Rối loạn ăn uống

  • Hội chứng PMS: thói quen ăn uống sẽ bị thay đổi khi chị em gần đến kỳ kinh như thèm đồ ngọt, chocolate, thức ăn mặn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát chúng.
  • Mang thai: dấu hiệu là thèm ăn uống 1 số loại thực phẩm hoặc món ăn và đồng thời có nỗi sợ hãi cảm thấy buồn nôn với 1 số loại thức ăn nào đó.

Buồn nôn

  • PMS: thường không buồn nôn hoặc ói  mửa trước mỗi kỳ kinh.
  • Mang thai: hầu hết chị em mang thai đều gặp phải tình trạng này trong giai đoạn đầu thai kỳ, nó có thể bắt đầu sau khi thụ thai từ 2 – 8 tuần.

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc tránh thai chính xác nhất

Chuột rút và đau bụng

Khi chị em mang thai hay bị hội chứng tiền kinh nguyệt đều có thể bị chuột rút và đau bụng. Đây là những triệu chứng phổ biến tuy nhiên:

  • PMS: mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy tình trạng từng người, khi chu kỳ hành kinh bắt đầu thì các cơn đau sẽ giảm dần và biến mất khi kết thúc kì kinh nguyệt đó.
  • Mang thai: nguyên nhân gây chuột rút và đau bụng là do trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chị em sẽ gặp chuột rút ở mức độ nhẹ vùng dưới lưng hoặc dạ con. Hiện tượng này kéo dài lâu hơn so với triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể là hàng tuần thậm chí là hàng tháng.

Tuy các dấu hiệu của mang thai và hội chứng tiền kinh nguyệt khá giống nhau nhưng chị em vẫn có thể tự phân biệt được chúng nếu đã tìm hiểu kĩ càng. Để có kết quả chính xác nhất chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra sau khi quan hệ 7 – 10 ngày. Hãy thử 2 đến 3 lần để có thể yên tâm.

Để tránh những rủi ro có thể xảy ra bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra siêu âm nếu nghi ngờ mình có thai hoặc gặp hội chứng tiền kinh nguyệt. Việc thăm khám cũng như điều trị kịp thời có thể giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và bé cưng.

Chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Người bị PMS dễ bị thay đổi tâm trạng

Chẩn đoán

Bạn có thể tự chẩn đoán hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không có xét nghiệm máu hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào có thể giúp ích cho việc chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nếu bạn tìm đến bệnh viện để được khám và điều trị thì trong  công tác chẩn đoán bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm 1 số việc sau đây:

  • Ghi lại các triệu chứng và dấu hiệu vào 1 cuốn sổ trong ít nhất 2 chu kì. Cần đặc biệt lưu ý ghi chú thời gian lần đầu tiên thông báo các triệu chứng PMS và ngày biến mất. Cần theo dõi sự thay đổi ở các khía cạnh: tâm trạng, hành vi, sự thay đổi khẩu vị, sự thay đổi bụng, ngực, sự tiết dịch âm đạo,…
  • Điền vào bảng câu hỏi bác sĩ cung cấp cho bạn: nội dung của bảng này liên quan đến bất kỳ triệu chứng PMS nào mà bạn gặp phải trong 2 tuần trước.

Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ cái nhìn chung về triệu chứng, cách thức, thời điểm mà cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hội chứng tiền kinh nguyệt.

Điều trị

Có nhiều phương pháp điều trị đối với hội chứng tiền kinh nguyệt mà chị em phụ nữ có thể gặp phải. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất thì mọi người nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra chỉ dẫn và lời khuyên cụ thể cho tình trạng mà mình gặp phải.

Phương pháp chung đều tốt cho người bệnh gặp phải hội chứng PMS là việc tác động vào lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh bao gồm:

  • Ăn uống điều độ, với thực đơn giàu carbohydrate có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, mì, bánh mì, gạo, khoai, chuối và các loại rau củ khác.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên.
  • Nếu bạn đang hút thuốc thì nên bỏ nó vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác đặc biệt là phổi.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu; không nên sử dụng thức uống chứa caffein.
  • Giảm căng thẳng thần kinh stress nhờ luyện tập thể dục thể thao, tập yoga hoặc ngồi thiền.

Một phương pháp điều trị hội chứng PMS quan trọng nữa đó là điều trị bằng thuốc. Phương pháp này cần sự chỉ định từ bác sĩ, bạn không thể tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ. Một số thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm có tác dụng chọn lọc các chất ức chế tái hấp thu serotonin bao gồm: fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil), sertraline (Zoloft),…Thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng mệt mỏi, thèm ăn, khó ngủ; sử dụng cho điều trị PMS và PMDD trầm trọng. Với 1 số trường hợp, sử dụng thuốc chống trầm cảm được giới hạn trong 2 tuần trước khi có kinh nguyệt.
  • Thuốc NSAIDs – thuốc chống viêm phi steroid: ibuprofen hay naproxen sodium có tác dụng giảm đau với các triệu chứng đau ngực hoặc đau bụng. Tuy nhiên không nên dùng thuốc này trước và trong khi mang thai.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp cơ thể bài tiết nước thừa trong cơ thể qua thận. Trong đó Spironolactone (Aldactone) là một thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm một số triệu chứng của hội chứng PMS.
  • Thuốc tránh thai: có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và ổn định nội tiết thất thường giúp giảm các triệu chứng của PMS. Một số thuốc ngừa thai chứa progestin drospirenone như Yaz có tác dụng gần tương tự như spironolactone lợi tiểu.
  • Medroxyprogesterone acetate (Depo-Provera) được sử dụng tiêm cho các trường hợp PMS hoặc PMDD nặng có tác dụng tạm thời ngưng sự rụng trứng. Tuy nhiên nó lại gây tăng biểu hiện của 1 số loại triệu chứng khác như: tăng cân, tăng sự thèm ăn, nhức đầu và chán nản.

Hội chứng tiền kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Hội chứng tiền kinh nguyệt có nguy hiểm không?
PMS làm giảm sút chất lượng cuộc sống

Các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn có thể gặp phải khi bị PMS được nhắc đến ở trên đều phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của bạn từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Thật khó để có thể đối phó và điều trị các triệu chứng trên mà không  làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên thực tế cho thấy cứ 10 phụ nữ bị PMS thì có 1 người phải nghỉ làm vì các triệu chứng của nó.

Ở mức độ nhẹ khi có triệu chứng của thay đổi tâm trạng, khó kiềm chế cảm xúc có thể làm các mối quan hệ với người thân, đồng nghiệp, đối tác bị ảnh hưởng. Gây trở ngại cho cuộc sống và công việc của bạn.

Ở mức độ tồi tệ hơn có thể gặp phải khi mà phụ nữ gặp phải hội chứng này có ý muốn tự tử. Loại PMS này thường xảy ra với các triệu chứng nghiêm trọng: trầm cảm nặng, khó chịu, căng thẳng, khó tập trung, cảm giác tuyệt vọng, giận giữ lo lắng.

Đây là 1 dạng nặng của hội chứng tiền kinh nguyệt còn có tên gọi là PMDD – tiền kinh nguyệt rối loạn hoảng loạn.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thường thì các dấu hiệu trên bắt đầu xuất hiện 1 thời gian sau khi rụng trứng – thời điểm mà mức progesterone tăng. Thời gian xuất hiện các triệu chứng trên của hội chứng PMS dài ngắn tùy từng người; có thể là vài ngày thậm chí trong cả 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Thời gian kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ. Ở 1 số trường hợp có thể thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi gần thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt. Thường thì nó sẽ suy giảm dần dần sau khi kỳ kinh bắt đầu, tuy nhiên có nhiều phụ nữ lại phải đối mặt với nó trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Một điểm đáng chú ý nữa là PMS không nhất thiết xảy ra hàng tháng trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Nó có thể không xuất hiện trong 1 – 2 tháng sau đó các triệu chứng có thể quay trở lại.

Xem thêm: [REVIEW] Cốc nguyệt san là gì? Hướng dẫn cách sử dụng, tác hại

Giảm khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt bằng Saffron

Giảm khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt bằng Saffron
Saffron để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Hiện này nhiều người tìm đến Saffron để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mang lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng trên.

Saffron là 1 loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa của cây nghệ tây, đây là 1 trong những loại gia vị đắt tiền nhất trên thế giới tính theo khối lượng. Nhụy hoa của cây nghệ tây được biết đến với màu sắc rực rỡ, hương vị độc đáo và chứa nhiều dược tính tuyệt vời.

Saffron có tác dụng giúp ổn định tâm trạng cực tốt, hỗ trợ tăng chất dẫn truyền thần kinh: serotonin, dopamin,…và cung cấp oxy cho não. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm hiệu quả các chứng căng thẳng thần kinh. Mà đây lại là những yếu tố chính góp mặt trong hội chứng tiền kinh nguyệt.

Cách sử dụng:

  • Bạn có thể lấy 1 cốc sữa, đun sôi rồi thêm 1 muỗng cà phê bột nghệ tây, giảm nhiệt và đun nhỏ trong 2 phút. Bạn có thể uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
  • Cách khác là bạn có thể lấy 1 sợi mỏng ra khỏi nghệ tây, phá vỡ những mảnh nhỏ hơn sau đó trộn với mật ong và nước ấm để uống. Để mang lại hiệu quả bạn nên sử dụng 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục uống trong thời gian hành kinh.

Lưu ý: Bạn chỉ cần sử dụng một sợi mỗi ngày là đủ, không nên sử dụng với số lượng lớn vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà giá thành lại không hề rẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú hoặc dự định có em bé.

Ngày viết:

2 thoughts on “Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *