Sau sinh, cơ thể người phụ nữ thường có ít nhiều biến đổi. Hầu hết các sự thay đổi này sau một thời gian sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên có một vài thay đổi phát triển lên thành bệnh lý và một trong số đó có thể kể tới là bệnh trĩ sau sinh. Hôm nay Sống Khỏe 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh trĩ sau sinh là gì?
Bệnh trĩ (lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị sưng lên. Khi các mạch máu này sưng lên bất thường, bạn sẽ cảm thấy một khối mềm có thể lòi ra ngoài hậu môn.
Búi trĩ có thể có kích thước từ nhỏ bằng quả nho khô đến lớn bằng quả nho. Chúng có thể chỉ đơn thuần gây ngứa hoặc rất đau và thậm chí có thể gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi bạn đi đại tiện.
Bệnh trĩ thường gặp trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ phát triển trong thời kỳ mang thai sẽ tự khỏi ngay sau khi bạn sinh con, đặc biệt nếu bạn cẩn thận để tránh táo bón. Nhưng đôi khi chúng vẫn tồn tại: theo thống kê có khoảng 25% phụ nữ phát triển bệnh trĩ sau khi sinh con vẫn mắc bệnh trĩ sau sáu tháng. Tuy nhiên, chúng có thể co lại và các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất.
Trĩ thường được chia thành 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội
Trĩ nội là những búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn. Thường được phân thành 4 mức độ khác nhau:
– Mức độ 1: Các tĩnh mạch mới chỉ giãn nhẹ, chúng đẩy niêm mạc lên sau đó lồi vào thành trực tràng. Búi trĩ vẫn chưa sa (lòi) ra ngoài hậu môn.
– Mức độ 2: Các tĩnh mạch giãn nhiều hơn và từ đó tạo nên các búi trĩ to hơn, mỗi khi đi đại tiện búi trĩ sa (lòi) ra ngoài hậu môn tuy nhiên sau đó nó sẽ tự co vào được.
– Mức độ 3: Búi trĩ to hơn và sa ra ngoài nhiều hơn, sau khi đi đại tiện sẽ không tự co lên được mà phải dùng lực để đẩy búi trĩ lên thì mới có thể co vào được.
– Mức độ 4: Búi trĩ to, sa hẳn ra ngoài hậu môn. Dù có tác động lực để đẩy búi trĩ thì cũng không thể co vào được.Búi trĩ có thể to tới mức làm nghẹt hậu môn và dần dần gây hoại tử búi trĩ.
- Trĩ ngoại
Búi trĩ thường hình thành ở phía dưới đường dưới lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng). Thường gây cảm giác đau hơn trĩ nội. Thường chia thành 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Búi trĩ lòi ra phía ngoài hậu môn.
– Giai đoạn 2: Búi trĩ lòi ra kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
– Giai đoạn 3: Búi trĩ bị tắc, gây chảy máu và tạo cảm giác rất đau đớn cho bệnh nhân.
– Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm gây sưng đau, thậm chí có thể nhiễm trùng và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Xem thêm: [Review] Thăng Trĩ Nam Dược: Thành phần, công dụng và giá bán
Hình ảnh bệnh trĩ sau sinh
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh. Và đây là các nguyên nhân hay gặp:
- Bị trĩ trước khi mang thai: Nếu bạn đã bị trĩ mà bạn lại mang thai thì nó sẽ làm nặng thêm tình trạng của bạn. Có thể gây ra chảy máu và thuyên tắc búi trĩ.
- Táo bón: Táo bón có thể dẫn đến đi rặn, nó có thể gây ra bệnh trĩ hoặc làm cho các búi trĩ nhỏ trở nên trầm trọng hơn. Khi mang thai, các hormon thường tiết ra không giống như bình thường chính vì vậy mà táo bón là một vấn đề thường gặp khi mang thai.
- Những tháng cuối thai kỳ: Thai nhi phát triển lớn dần dẫn tới chèn ép vào các tĩnh mạch có thể khiến chúng căng phồng lên và gây trĩ sau sinh.
- Đứng hoặc ngồi quá nhiều: Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
- Rặn để không đúng cách: Nếu rặn đẻ không đúng cách sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung và từ đó dẫn tới bị trĩ sau sinh.
- Ngoài ra chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Trong thời kì mang thai hãy cố gắng ăn đầy đủ chất xơ để giúp hạn chế tình trạng táo bón.
Xem thêm: Cobutri: Tác dụng, thành phần, liều dùng và cách nhận biết hàng thật
Biểu hiện triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh
Các dấu hiệu thường gồm:
- Màu đỏ tươi, phân có màu máu: Ở giai đoạn đầu máu chỉ có ít. Bạn sẽ thấy có 1 chút máu chảy ra hoặc phân có màu hơi đỏ. Tình trạng này sẽ càng ngày càng trở nên nặng nếu không được điều trị. Máu sẽ chảy ra nhiều và thành các tia. Máu có thể đông lại thành cục và khi đi đại tiện sẽ thấy máu vón thành cục.
- Đau và khó chịu ở vùng hậu môn của bạn: Ban đầu chỉ là hơi ngứa và dần dần khi búi trĩ lớn sẽ khiến bạn khó chịu khi đi hoặc ngồi. Hầu như tình trạng đau và khó chịu thường xuất hiện ở trĩ ngoại (vì gây chèn ép lên các dây thần kinh) và những giai đoạn cuối của trĩ nội.
- Đi đại tiện đau: Búi trĩ khi phát triển lớn sẽ gây khó khăn và đau khi đi đại tiện. Nếu búi trĩ quá lớn sẽ gây ra tắc hậu môn và lâu dần gây hoại tử búi trĩ.
- Nổi cục hoặc ngứa gần hậu môn của bạn: ở những giai đoạn đầu của trĩ nội và trĩ ngoại sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác ngứa đôi khi có thể sờ thấy một vài cục nhỏ ở gần vùng hậu môn. Tình trạng này có thể tự hết hoặc phát triển lên thành búi trĩ lớn.
- Chất nhầy trên quần lót hoặc giấy vệ sinh của bạn (sau khi lau): Đây có thể là do búi trĩ của bạn đã sa ra ngoài hoặc đã bị tình trạng viêm.
- Mong muốn đi tiêu trở lại, ngay cả sau khi đi tiêu: Việc bị trĩ có thể khiến bạn thường xuyên buồn đi vệ sinh dù vừa đi xong.
Có mẹ nào bị trĩ sau sinh không?
Trĩ sau sinh là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ.
- Một bạn có nickname minhhangyen chia sẻ: Bạn ý mới sinh em bé được khoảng 2 tháng và sau sinh 2 tuần thì phát hiện mình bị trĩ. Bạn không biết rằng đó là trĩ nội hay trĩ ngoại tuy nhiên bạn bảo rằng nó gây cảm giác đau mỗi lần đi vệ sinh, bạn coi đó là tình trạng bình thường sau sinh và bỏ quá đó khiến mức độ trĩ thì ngày càng tăng lên. Bạn còn chia sẻ thêm bạn thường bị táo bón trong thời gian mang thai. Sau đó bạn đã phải tới bệnh viện điều trị thì mới khỏi.
- Một bạn khác có nickname thulethi chia sẻ: Từ hồi sinh bé thứ nhất bạn có cảm giác ngứa ở hậu môn. Bạn có đi khám bác sĩ và được chẩn đoán là trĩ nội độ 1. Sau đó được kê thuốc uống và sau 2 tháng thì trĩ đã teo lại.
Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Như vậy bạn đã thấy, có khá nhiều phụ nữ bị trĩ sau sinh tùy vào từng mức độ. Nếu được điều trị kịp thời thì sẽ nhanh gọn và dễ dàng. Tuy nhiên nếu cứ để vậy nó sẽ phát triển nặng dần và sẽ khá tốn thời gian điều trị. Dưới đây là một vài biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp nếu mà không điều trị sau sinh kịp thời.
- Tắc mạch trĩ nội
Tắc mạch trĩ nội sẽ khiến cho bạn luôn cảm thấy có gì đó ở bên trong hậu môn. Nó sẽ khiến việc đứng lên ngồi xuống của bạn trở nên đau hơn và còn thường tạo cảm giác buồn đi vệ sinh. Khi ấn tay vào thành trực tràng thì có thể cảm nhận được một cục cứng.
- Tắc mạch trĩ ngoại
Tắc mạch trĩ ngoại là cục máu đông trong lòng mạch máu hoặc có thể là bọc máu được tạo ra bởi vỡ các tĩnh mạch. Theo thời gian, nó sẽ đóng bết lại là bám chặt vào da rất khó bóc tách. Nó sẽ gây khó chịu cho bệnh nhân, nếu rạch bỏ đi ngay bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng lại có nguy cơ cao bị hoại tử vết thương và gây chảy máu.
- Sa nghẹt búi trĩ
Sự chèn ép của các cơ vòng sẽ càng ngày làm các búi trĩ phát triển to ra và sẽ không thể thụt lại vào trong nữa.
Sa nghẹt búi trĩ sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy rất đau đớn khi vận động, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống. Ngoài ra nó còn nguy cơ bị lở loét gây nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.
- Bội nhiễm
Vùng hậu môn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu búi trĩ của bạn bị thương chảy máu nó sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.
- Rối loạn chức năng của hậu môn
Bệnh trĩ có thể làm rối loạn chức năng hậu môn khiến cho các cơ ở hậu môn hoạt động không theo ý muốn dẫn tới việc đại tiện không tự chủ. Mặt khác còn có thể khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn.
- Bệnh về da
Bệnh trĩ tới các giai đoạn nặng sẽ lòi ra ngoài và kèm theo đó là những dịch nhầy. Những dịch nhầy này có thể làm kích ứng các vùng da xung quanh và gây nhiều bệnh lý về da khác nhau.
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
Như đã nói ở trên, bệnh trĩ sau sinh hoàn toàn có thể tự khỏi nếu phát hiện sớm. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài trĩ sẽ lớn dần và phải cắt mới có thể hết được. Vì vậy, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào giống bị trĩ sau sinh hãy tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Xem thêm: [Đánh giá] Kem bôi trĩ chữ A có tốt không? Review từ Webtretho, giá bán
Cách phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả
Dù trĩ sau sinh là một bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nếu bạn biết cách phòng tránh thì cũng sẽ giúp bạn không gặp phải tình trạng này. Vậy đâu là cách phòng ngừa hiệu quả? Dưới đây là một vài mẹo giúp ngừa trĩ sau sinh được khá nhiều chị em áp dụng và khá là hiệu quả.
- Vận động sớm sau sinh
Việc nằm im một chỗ quá lâu sẽ khiến tăng khả năng bị trĩ. Cơ thể bạn kém hoạt động sẽ khiến bạn thường xuyên bị táo bón cùng với đó sẽ tăng nguy cơ bị trĩ.
- Hạn chế việc đứng, ngồi quá lâu
Khi đứng hoặc ngồi sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu. Lâu ngày có thể dẫn tới trĩ. Vì vậy nếu có vì một lý do nào đó mà phải đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài hãy dành một chút thời gian vận động để giảm áp lực cho vùng chậu nhé.
- Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục giúp cơ thể bạn dẻo dai, không những ngừa bệnh trĩ mà tập thể dục còn giúp bạn tránh được nhiều bệnh khác.
- Tránh cà phê, trà và soda
Những đồ uống này cũng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, từ đó gây ra bệnh trĩ sau sinh.
Kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Thực hiện lối sống khoa học để điều trị bệnh trĩ sau sinh
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau và trái cây tươi như mận khô, ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì và đậu. Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, chúng giúp bạn hạn chế táo bón. Đây cũng được cho là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới trĩ sau sinh.
- Uống nhiều nước
Mất nước sẽ có xu hướng làm cứng phân của bạn, khiến việc đi tiêu khó khăn hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây táo bón, hoặc là khiến bạn phải rặn mạnh hơn cũng làm nặng tình trạng của bệnh trĩ.
- Tắm nước ấm
Hãy ngâm mình thư giãn như bình thường trong bồn tắm hoặc có thể xem xét việc ngồi trong chậu. Thực hiện việc này 2 đến 4 lần mỗi ngày để làm co búi trĩ.
- Lau mông của bạn đúng cách
Luôn lau từ trước ra sau sau khi sử dụng phòng tắm và cả sau khi đi vệ sinh. Thực hiện nhẹ nhàng và sử dụng một miếng giấy vệ sinh ẩm. Làm việc này sẽ giúp bạn tránh kích ứng vùng da xung quanh.
- Đi khi bạn cần đi
Đừng bao giờ phớt lờ nhu cầu đi tiêu của cơ thể. Trì hoãn quá trình này khiến phân của bạn cứng lại và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón và làm nặng thêm tình trạng của bệnh trĩ.
- Một số điều cần lưu ý khác
+ Luôn giữ đáy chậu sạch sẽ và khô ráo.
+ Cố gắng đẩy nhẹ búi trĩ vào trong.
+ Ngồi trên gối, đệm, ghế bập bênh hoặc ghế tựa để giảm áp lực lên trực tràng.
+ Bắt đầu thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu, giảm nguy cơ chảy máu hoặc sa trực tràng.
Sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
- Kem bôi trĩ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem bôi trị trĩ. Các sản phẩm hầu hết thích hợp với đa số bệnh nhân bị trĩ. Các loại kem bôi trĩ giúp chống lại sự viêm nhiễm, giảm đau rát vùng hậu môn. Đặc biệt, nó giúp cho các mạch máu bị sưng được giảm thiểu một cách nhanh chóng. Đồng thời nó giúp đem lại sự thoải mái trong cuộc sống hằng ngày.
- Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón sau sinh. Nó sẽ làm mềm phân và giúp bạn dễ đi tiêu hơn. Đặc biệt thuốc nhuận tràng còn có giúp làm giảm các kích ứng do bệnh trĩ gây ra. Vì vậy, thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị trĩ rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
- Thuốc An Trĩ Khang
An Trĩ Khang chứa các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ gì cho phụ nữ sau sinh nên được rất nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Nó giúp co các búi trĩ lại, nếu kiên trì sử dụng thì sẽ khỏi hẳn. Mặt khác nó còn giúp tránh nhiễm khuẩn, hạn chế kích ứng.
Chữa bệnh trĩ sau sinh tại các phòng khám, bệnh viện
Nếu trĩ đã phát triển lớn ( mức độ 2, 3, 4) thì bạn nên cần tới các phòng khám để cắt mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp Phẫu thuật Longo đang được nhiều người tin tưởng với ưu điểm ít đau sau mổ, không để lại sẹo sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và tỷ lệ tái phát sau mổ thấp. Phương pháp phẫu thuật Longo hiện nay được áp dụng ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật tại các nước phát triển trên thế giới và ở Việt Nam thì hệ thống Y tế Vinmec cũng đã áp dụng công nghệ này để trị trĩ.
Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng các phương pháp dân gian hiệu quả tại nhà
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả bằng vừng đen
Vừng đen chứa các chất xơ, giúp giảm táo bón. Mặt khác nó còn giúp giảm đau, cầm máu, phòng ngừa viêm nhiễm vì vậy nó có tác dụng rất tốt trong điều trị trĩ.
Cách dùng:
Lấy vừng đen nấu cháo cùng thịt nạc xay, gạo tẻ. Vừng đen có thể đem rang lên sau đó xay nhuyễn. Ăn cháo vừng đen ngày 2 bữa, ăn từ 3 – 5 ngày các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.
Dùng lá vông chữa bệnh trĩ sau sinh
Vông nem giúp làm giảm các cơn đau của bệnh trĩ.
Cách làm như sau:
Lấy lá vông nem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó đợi khi lá vông nem ráo nước thì đem giã nhuyễn. Trộn với giấm thanh sau đó đắp lên chỗ bị trĩ. Có thể dùng băng gạc để cố định vị trí. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần sẽ mang lại một kết quả tốt.
Sử dụng quả lựu chữa bệnh trĩ sau sinh
Lựu giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Giúp người bị táo bón dễ đi ngoài hơn. Vì vậy các mẹ ăn lựu thường xuyên sẽ hạn chế được bệnh trĩ.
Dùng đu đủ chữa bệnh trĩ sau sinh
Đu đủ có tác dụng làm se búi trĩ, giảm đau. Nấu chè với đu đủ vừa giúp giảm bệnh trĩ vừa bổ sung các khoáng chất.
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng mướp đắng
Mướp đắng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón. Sắc lên sau đó uống. Tiến hành việc này đều đặn từ 3 – 4 lần một tuần.
Sử dụng lá, hoa thiên lý chữa bệnh trĩ sau sinh
Hoa thiên lý giúp giảm lo âu, giảm stress từ đó giúp đẩy lùi bệnh trĩ. Hoa thiên lý có thể sắc lên hoặc nấu cùng một vài món ăn.
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng rau diếp cá
Rau diếp cá chứa nhiều chất xơ giúp hạn táo bón. Mặt khác, nó còn giúp giảm đau, hạn chế viêm nhiễm.
Có thể ăn ngoài cùng các loại thực phẩm trong bữa ăn hoặc ép lấy nước uống.
Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá sung
Lá sung chứa các chất như pectin, omega 3, 6, 9,.. giúp giảm táo bón và ngừa bệnh trĩ. Có thể ăn kèm lá sung cùng các loại thực phẩm khác.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh trĩ sau sinh
Nên điều trị bệnh trĩ sau sinh càng sớm càng tốt. Tránh để các búi trĩ phát triển lớn sẽ gây đau và gây ra nhiều biến chứng. Mặt khác, việc điều trị cũng sẽ trở nên tốn kém hơn. Ngoài ra bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh để cơ thể có thể phòng ngừa nhiều bệnh khác.