Như các bạn đã biết, bệnh trĩ là loại bệnh mà hiện nay rất thường gặp phải, khi mắc bệnh này, người bệnh luôn thấy ngứa ngáy, khó chịu, sinh hoạt khó khăn, bất tiện. Vì thế, để chữa trị dứt điểm căn bệnh “tác oai tác quái” trên, Sống Khỏe 24h xin được bày các cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả mà vô cùng đơn giản.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ hay theo cách gọi của dân gian để lại là lòi dom. Trĩ là căn bệnh được xếp vào nhóm bệnh hậu môn – trực tràng hình thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Khi vùng tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém đi thì máu sẽ không thể lưu thông, gây nên tình trạng ứ đọng làm tĩnh mạch bị dãn tạo thành các búi trĩ.
Phổ biến nhất là 2 loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ nội
Là loại trĩ xuất hiện ở bên trong lòng của ống hậu môn với bề mặt là lớp niêm mạc của ống.
Trĩ nội không gây cảm giác đau do không có dây thần kinh cảm giác.
Diễn biến bệnh thường thấy được là chảy máu, tắc và viêm da quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại
Trái ngược với trĩ nội, xuất hiện ở bên ngoài lòi hẳn ra phần rìa hậu môn.
Nó có thần kinh cảm giác nên gây cho người bệnh cảm giác đau.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh trĩ
Trĩ xảy ra bởi đa nguyên nhân nên cũng chưa thể hoàn toàn biết rõ một cách chính xác. Chỉ biết rằng, người bệnh khi bị táo bón, tiêu chảy hay ngồi lâu vào phòng vệ sinh sẽ khiến khả năng bị trĩ cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có tỷ lệ mắc trĩ cao hơn so với người bình thường.
Có nhiều người mắc bệnh trĩ không?
Như đã khẳng định ở trên, trĩ hiện rất phổ biến và nó dễ dàng tìm đến bất cứ người nào.
Bên cạnh đó, số lượng truy cập tìm kiếm về căn bệnh này vô cùng nhiều chứng tỏ trĩ cũng là mối bận tâm lớn của đa số người.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ giai đoạn đầu tại nhà
Trĩ là bệnh ở vị trí khá nhạy cảm, do vậy mà ít người dám chia sẻ bệnh tình hay ngại đi thăm khám.
Vì thế, vài chiêu chữa bệnh trĩ tại nhà sẽ là niềm vui lớn dành cho đối tượng e ngại về bệnh lý của mình.
Tuy nhiên, cách chỉ hiệu quả với giai đoạn đầu của bệnh mà bệnh trĩ rất khó nhận dạng hay phát hiện dấu hiệu do không có biểu hiện triệu chứng rõ nét. Nếu nhận thấy có những hiện tượng sau thì bệnh nhân nên sớm phát hiện và kết luận mình đang bị trĩ: khi quan sát mô xung quanh hậu môn thấy rò rỉ phân, đi đại tiện thấy đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ ở hậu môn hoặc các vùng xung quanh đó.
Bệnh sẽ có tiến triển tốt nếu như được kịp thời phát hiện và chữa trị ngay ban đầu xuất hiện. Những “võ” chữa tại nhà sau đây có thể tham khảo và thực hiện theo:
Mẹo chữa bệnh trĩ – Chườm lạnh vào vùng hậu môn
Dùng phương pháp lạnh mục đích để gây tê tạm thời và làm mất cảm giác đau.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước sạch.
- Không chườm đá trực tiếp lên hậu môn mà đặt vài viên đá nhỏ vào chiếc khăn hay vải mềm rồi bọc lại.
- Đem khăn này chườm lên vùng hậu môn trong khoảng thời gian 15 phút.
- Lưu ý khi chườm luôn nhẹ tay, không chà hay dí mạnh và chỉ dùng đá, không được kết hợp sử dụng cùng những loại thuốc bôi khác.
- Duy trì làm đều đặn 3-4 lần trong ngày.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì? Lên thực đơn như thế nào hợp lý?
Ngâm hậu môn trong nước ấm giảm sa búi trĩ
Trái ngược với phương pháp làm lạnh nhưng hiệu quả lại không hề giảm đi chút nào. Nếu dùng đá để gây tê và giảm đau thì nước ấm sẽ làm thư giãn hơn, dịu đi vùng đau rát, sưng đỏ quanh vùng hậu môn. Mặt khác, nước ấm phần nào còn tiêu diệt được vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và khí huyết lưu thông tốt hơn.
Mỗi ngày nên ngâm 3-4 lần, thời gian cho mỗi lần ngâm từ 10 – 20 phút. Làm thường xuyên, lâu dài sẽ thấy hiệu quả, bệnh trĩ thuyên giảm nhanh chóng.
Cách làm co búi trĩ nội ngoại – Bổ sung nhiều chất xơ
Một trong những yếu tố gây nên trĩ là táo bón. Do đó, để không bị táo bón cần phải bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất xơ. Ăn uống lành mạnh đủ chất cũng giúp cải thiện bệnh lý hiệu quả mà lại còn vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Một số thực phẩm được cho là rất giàu chất xơ như: các loại rau, hoa quả, củ, ngũ cốc,…
Ngoài ra, cần tạo cho mình thói quen uống đủ nước theo yêu cầu cho một ngày: Ít nhất 2 lít nước. Không nhất thiết chỉ uống đơn thuần nước lọc mà có thể thưởng thức nước ép từ loại hoa quả vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày – Làm thế nào để búi trĩ co lên?
Có lối sống không lành mạnh là căn nguyên để hình thành bệnh trĩ. Nếu nhất mực bảo thủ, không chịu thay đổi thói quen “xấu” này, thì không chỉ làm gia tăng mức độ trầm trọng của trĩ mà còn phát sinh thêm những bệnh lý nguy hiểm khác:
Không nên ngồi quá nhiều và quá lâu, cố định tại một vị trí. Tình trạng này hay gặp nhất ở nhân viên văn phòng hay công nhân may, lái xe,…họ dành phần lớn thời gian làm việc là ngồi im một chỗ. Do vậy, dù công việc có nhiều đến mức thế nào, cũng nên dành ra một khoảng thời gian để đứng dậy, vận động nhỏ như: vươn vai, vặn mình, đi lại để thay đổi tư thế làm việc góp phần phòng tránh bệnh trĩ cũng như có được sự tỉnh táo để tiếp tục công việc.
Thể dục, thể thao thường xuyên: Tham khảo những bài tập phù hợp nhất với thể lực, không cần phải vận động quá mạnh.
Tạo dấu mốc trong ngày để đi đại tiện: Việc hình thành được thói quen đi đại tiện đúng giờ sẽ tránh phải co cơ, nín thở để rặn mạnh khiến dãn các tĩnh mạch trĩ. Nên đi đại tiện vào sáng sớm để không bị gián đoạn công việc trong ngày và khi buồn đi đại tiện, nhất định phải đi ngay, không được nhịn.
Hạn chế tối đa đụng đến chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia vẫn là “kẻ thù” thầm lặng hủy hoại sức khỏe con người.
Bệnh trĩ và cách điều trị sử dụng thuốc Tây Y
Nhiều thuốc Tây Y hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả cho người bệnh. Những thuốc dùng cho bệnh này gồm:
Thuốc có tác dụng làm mềm phân: Tránh phân cứng khi đi đại tiện sẽ cọ xát với hậu môn gây đau, rát và khó đi hơn.
Thuốc giảm đau: Hỗ trợ giảm đau mà trĩ gây ra.
Thuốc chống nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, một vài loại kháng sinh.
Hiệu quả khi dụng thuốc Tây Y đạt được khá cao, thế nhưng tác dụng không mong muốn từ nhóm thuốc này cũng không hề ít. Do đó, bệnh nhân không được lạm dụng cũng như sử dụng bừa bãi mà phải tuân theo những hướng dẫn và chỉ định cụ thể trong đơn thuốc hay qua lời tư vấn trực tiếp.
Sử dụng lá thiên lý để cải thiện bệnh trĩ
Thiên lý không chỉ được biết đến là một món ăn khoái khẩu của người Việt mà nó còn có chức năng trong việc chữa trị nhiều bệnh mà dân gian áp dụng. Một trong số đó phải kể đến là bệnh trĩ.
Thiên lý chữa bệnh trĩ theo hai cách như sau:
Xông hậu môn nhờ lá cây thiên lý: Đun sôi nồi nước chứa lá thiên lý. Khi sôi, tắt bếp và cho người bệnh xông ngay. Chú ý, nhiệt độ càng cao thì hiệu quả xông càng lớn. Có thể trùm chăn rồi ngồi xông cho đến khi nhiệt độ nước hạ dần và nguội hẳn thì ngừng xông. Tiếp đó, không vội đổ nước đi mà lấy ngay nước này, rửa lại hậu môn nhằm tăng tính diệt khuẩn.
Đắp lá thiên lý vào hậu môn: Nghiền nhỏ hoặc giã nát hay vò lá thiên lý cùng với một lượng nhỏ muối ăn đến khi lá dập đều và ra nước thì đắp trực tiếp lên hậu môn. Để đó 10-15 phút đủ thiên lý phát huy tác dụng rồi bỏ ra, rửa sạch hậu môn. Trước khi đắp lá, không được quên vệ sinh vùng hậu môn này.
Lá cây bỏng giúp chữa bệnh trĩ
Cây bỏng luôn xuất hiện trong bài thuốc dân gian, do đó công dụng của loài cây này không hề tầm thường.
Dùng lá bỏng đắp lên hậu môn: Giã lá bỏng kết hợp với ít muối vì muối có khả năng sát khuẩn cao. Sau đó, đắp lên hậu môn, băng hoặc dán chặt lại rồi để qua đêm.
Làm mỗi tối trước khi ngủ rồi sáng hôm sau tháo băng và rửa sạch lại với nước.
Ngoài cách có thể đắp trực tiếp lên hậu môn thì bạn cũng có thể dùng như một món ăn hay say làm thức uống. Trước khi sử dụng, nên rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút để loại sạch bụi bặm hay vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
Cách chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Ai cũng biết đến công dụng to lớn của lá trầu không trong lĩnh vực làm thuốc. Thế nhưng không phải ai cũng biết hoặc tìm hiểu về cách chữa trĩ bằng trầu không. Đây là bài thuốc vừa không gây tốn kém lại còn đem lại hiệu quả cho những bệnh nhân trĩ.
Theo một vài nghiên cứu khoa học về lá trầu không thì nhận thấy cứ trong 100g lá trầu thì có đến 2,4% là tinh dầu, không có đặc tính kháng sinh mạnh hay kháng nấm, có khả năng ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn,… Chính vì có những tính chất đặc trị này mà trầu không được ứng dụng trong chữa trị nhiều bệnh khác nhau như: Giảm đau, chữa bệnh về răng miệng, đau họng, viêm phế quản, dùng để đánh gió,…
Và đặc biệt hơn cả là trầu không có tác dụng chữa bệnh trĩ mà chúng ta sắp khai thác dưới đây. Trước hết, cần lý giải được vì sao trầu không có tác dụng chữa bệnh trĩ?
Lá trầu không có thể chữa được những chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón mà chính những yếu tố trên khiến hình thành nên trĩ. Có thể chữa được những chứng bệnh nói trên là do, trong lá trầu có chứa chất chống oxy hóa, duy trì pH dạ dày giúp ổn định chức năng của dạ dày để từ đó có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có sự chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn tốt hơn, các chất thải cũng vì thế mà được loại bỏ dễ dàng, kích thích giúp cơ vòng hoạt động hiệu quả đem lại khả năng diệt khuẩn và se búi trĩ.
Cách thực hiện bài thuốc về lá trầu không dùng trong chữa bệnh trĩ:
Bài thuốc số 1: Kết hợp hạt gấc chữa bệnh trĩ. Thành phần sẽ kết hợp những nguyên liệu: 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết và 1 quả cau.
Các bước tiến hành: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên sau đó, hạt gấc đem ra giã nhỏ đem trộn đều với muối, quả cau bổ ra làm 7 miếng nhỏ.
Sau khi chuẩn bị thành những đồ như trên, tất cả đem bỏ vào nồi đun sôi lên ngày hai lần mang ra xông hậu môn. Thực hiện bài thuốc này liên tiếp 3 ngày, sẽ nhận thấy chuyển biến tích cực, rõ rệt.
Phương thuốc trên đã đạt tới được sự thành công do khai thác được chức năng diệt khuẩn, giảm viêm của hạt gấc, tính chát của quả cau làm việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn và mang tính sát trùng lớn. Biết cách vận dụng những thế mạnh của từng nguyên liệu rồi kết hợp lại sẽ tổng hòa đặc biệt điều trị bệnh trĩ, làm teo búi trĩ, giảm sưng và phù nề tĩnh mạch hậu môn.
Bài thuốc số 2: Bài thuốc số 2 đơn giản hơn bài thuốc 1 vì nguyên liệu không phức tạp bằng nhưng cũng vì thế kéo theo thời gian để nhận thấy hiệu quả cũng lâu hơn.
Cách thực hiện: Nguyên liệu cần có: 10-15 lá trầu không bản lá to, dày, lành lặn, không bị sâu.
Đem rửa sạch đổ nước ngập đều lá rồi đun sôi. Đợi nước đủ ấm, ngồi ngâm trong 15 phút. Lặp lại 2-3 lần trong ngày.
Mời bạn xem tiếp cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không chi tiết hơn tại: [HƯỚNG DẪN] Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả nhất
Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Cỏ mần trầu là loài cây mọc hoang dại rất nhiều ở nước ta, tuy nhiên không vì thế mà nó không được coi trọng. Là một cây thân thảo, còn có tên gọi khác là thiên kim thảo – được hiểu là cỏ ngàn vàng, vì thế mà không nên xem nhẹ công dụng của loài cây này đem lại.
Cỏ mần trầu là phương thuốc dùng để chữa trị bệnh trĩ đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, để có được sự hiệu quả thì phải làm đúng công thức, đủ nguyên liệu và chăm chỉ sử dụng. Đông Y đưa ra rằng: Cỏ mần trầu là loại cây có tính ngọt, thanh nhiệt không độc nên được dùng để chữa mụn nhọt, tiêu viêm các bệnh ngoài da và về sau được đưa vào ứng dụng điều trị bệnh trĩ.
Công thức làm thuốc từ cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ:
Để đun làm nước uống thì ngoài ra, cần bổ sung thêm dược liệu khác như: cam thảo, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, rau má, nhân trần,… Các nguyên liệu này đem xao, sấy hoặc phơi khô rồi bảo quản thích hợp để dùng dần. Mỗi lần dùng đem ít ra sắc uống thay nước lọc vừa có tác dụng trị nóng trong, mát gan, không làm dồn ứ máu, thải độc, tăng sức đề kháng cho người bị trĩ, ngưng trệ sự phát triển của búi trĩ.
Dùng xông hậu môn: Tập trung thêm những nguyên liệu khác như: hương nhu, trầu không,… rửa sạch chúng rồi đem đun sôi, đổ ra chậu sạch để xông mỗi tối trước khi đi ngủ, chú ý giữ sạch vùng cần xông trước khi thực hiện. Cách xông này có tác dụng làm giảm đau, ngứa rát hậu môn, sát khuẩn cao.
Tham khảo bài viết chi tiết sử dụng cỏ mần trầu để chữa bệnh trĩ: [TÌM HIỂU] Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ có tác dụng không? Cách dùng
Lá cây vông chữa bệnh trĩ – Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
Hiện nay, cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông được áp dụng rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Nhiều người truyền tai nhau về hiệu quả sử dụng của cách này và đã ghi nhận được nhiều trường hợp khỏi bệnh.
Lá vông mọc nhiều ở vùng quê, từ lâu đời ông cha ta đã dùng lá vông nấu thành nước uống để chống mất ngủ, hạ thân nhiệt và đặc biệt là chữa bệnh trĩ. Lá vông có vị chát có tác dụng tốt trong an thần, chữa trĩ: làm các vết loét sớm lên da non, giảm đau rát, co búi trĩ.
Hãy xem công thức chữa trị từ lá vông ra sao để nắm chắc mà thực hiện đúng đắn, đem lại kết quả đáng mong đợi nhé:
Cách 1: Đơn giản nhưng hiệu quả lại không tồi: Chuẩn bị 2-3 lá vông, rửa với nước muối sạch và để khô. Vệ sinh hậu môn và để đến khi khô thoáng thì dùng lá vông đã chuẩn bị hơ lên ngọn lửa rồi đắp trực tiếp lên hậu môn. Khi bị nóng, lá vông càng phát huy công hiệu của nó, làm co các búi trĩ. Thực hiện nhiều ngày sẽ làm búi trĩ teo nhỏ lại.
Cách 2: Ngâm lá vông với rượu trắng: Chuẩn bị lá vông bánh tẻ, khoảng 2 lít rượu trắng. Lá vông sau khi được rửa với nước muối, đem thái nhỏ và phơi khô dưới trời nắng. Lấy khoảng 200g lá vông đã phơi cho vào bình thủy tinh, rồi đổ 2 lít rượu trắng vào ngâm trong vòng 1 tuần thì đem ra dùng. Múc ra khoảng 30ml đem ra pha loãng với nước ấm rồi tiến hành ngâm và rửa hậu môn. Làm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả tức thì.
Thuốc nam chữa bệnh trĩ – Quả sung chữa bệnh trĩ
Có vô vàn cách trong dân gian để chữa bệnh trĩ nhưng không phải ai cũng được nghe đến vị thuốc từ quả sung. Nhiều người chỉ biết đến nó như một món ăn kèm như sung muối, hay chỉ là quả ăn thông thường được sử dụng trong mâm ngũ quả. Ấy thế mà sung lại là mẹo chữa bệnh trĩ vô cùng khả quan.
Cách làm thuốc chữa trị trĩ từ sung như sau:
Cách 1: Lấy từ 1-2 quả sung ăn sống hoặc nấu lên ăn ngày hai lần.
Cách 2: Lấy từ nhựa quả sung bôi vào vùng bị trĩ.
Bài viết chi tiết về sử dụng quả sung để chữa bệnh trĩ bạn có thể tham khảo tại: [TÌM HIỂU] Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả
Lá sung chữa bệnh trĩ
Ngoài việc có thể dùng quả sung chữa bệnh, thì lá sung cũng là bộ phận đáng để sử dụng cho việc điều trị bệnh trĩ.
Lấy nắm lá sung rửa sạch với nước muối rồi đem đun lên. Dùng nước đã sôi này đem cho người bệnh xông.
Bài thuốc này có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, chảy máu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả không còn xa lạ với bất cứ ai, thế nhưng lại không biết được rằng loại quả này còn có tác dụng chữa bệnh trĩ đơn giản nhưng cực hiệu nghiệm.
Tác dụng được biết đến trong đu đủ như sau: Không riêng ở đu đủ chín mà ở cả đu đủ xanh cũng đều có đủ dưỡng chất cần thiết: vitamin A, C, B1, B2, một vài khoáng chất như Kali,Canxi,… Đu đủ xanh rất tốt cho vòng một của phụ nữ nhưng nếu ai bị đau dạ dày thì không nên ăn đu đủ còn xanh.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ, nên dùng theo cách thức sau: Đu đủ xanh hoặc hơi ương ương, kết hợp với trực tràng lợn được làm sạch, cắt khúc và một vài gia vị cần thiết khác để hầm rồi ăn.
Cách khác: Cắt đu đủ xanh, ưu tiên quả nhiều nhựa. Sau đó, trước khi đi ngủ, bổ đôi quả đu đủ, úp vào vùng cẳng chân, đặt sao cho cuống hướng lên trên. Làm như vậy để qua đêm thì mạch máu của búi trĩ sẽ tự động co lại. Làm nhiều lần đến khi khỏi bệnh thì thôi.
Mời bạn xem thêm hướng dẫn chi tiết cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ tại bài: [BẬT MÍ] Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả
Hạt gấc chữa bệnh trĩ
Gấc là loại quả rất thân quen đối với người dân Việt Nam, thường được dùng chế biến trong các món ăn. Tuy nhiên, ngoài phần thịt quả hay có trong món ăn thì tác dụng chữa bệnh của hạt gấc có lẽ vẫn chưa được nhiều người biết tới.
Theo Đông y, hạt gấc còn có tên gọi khác là “mộc miết tử” bởi nó có dạng dẹt, tiết diện gần tròn, có răng cửa ở các mép, các đường vân lồi lõm trên cả hai mặt nên nhìn giống con ba ba.
Nhờ hàm chứa dồi dào lượng vitamin A, chất xơ cùng các khoáng chất, hạt gấc có tác dụng gia tăng sức bền cho thành mạch, từ đó giảm sa búi trĩ, giúp cho các vết loét nhanh chóng hồi phục.
Các bước tiến hành:
Chuẩn bị hạt gấc, rượu trắng (có thể dùng thêm giấm táo hoặc không đều được).
Giã hạt gấc với lực vừa đủ làm vỡ lớp vỏ màu đen. Sau đó tách được phần ruột bên trong và giã nát.
Chuyển phần hạt gấc đã rã ra một bát sạch. Cho rượu trắng vào bát này và khuấy đều (Bạn cũng có thể thêm cả giấm táo vào nữa, hỗn hợp thu được sẽ đặc sệt).
Từ hỗn hợp thu được, bạn dùng một chiếc vải sạch bọc lấy rồi áp lên hậu môn ít nhất 30 phút hoặc bạn nên đắp qua đêm để nhanh cảm nhận được hiệu quả.
Lưu ý: Trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng vận động, đi đứng để giữ vững bọc thuốc ở hậu môn, giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn
Bệnh trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa từ lâu đã được phái đẹp dùng cho việc chăm sóc da mặt, làm đẹp cơ thể. Nhưng bên cạnh công cụ làm đẹp của chị em, thì dầu dừa còn như một vị thuốc chữa nhiều bệnh và một trong số đó là bệnh trĩ. Hãy theo chúng tôi để được bật mí phương pháp này vì nó đem lại cho người bệnh sự thoải mái do làm dịu da, bổ sung chất oxy hóa.
Thoa một lượng dầu dừa lên búi trĩ để làm nhẹ đi những cơn đau do trĩ gây ra.
Một cách dùng khác là uống dầu dừa trước bữa ăn hoặc đem sử dụng trong chế biến nấu nướng cũng là một giải pháp không tồi.
Để biết chi tiết cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa mời bạn tham khảo bài viết: [HƯỚNG DẪN] Cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản mà hiệu quả
Lá ổi chữa bệnh trĩ
Lá ổi non hay búp ổi tàu từ xưa đã được áp dụng để trị bệnh đi ngoài. Và việc dùng lá ổi để điều trị bệnh trĩ là một trong những bài thuốc nam được nhiều người ưa dùng nhất vì nó tốt cho đường tiêu hóa và nhuận tràng nên có được sự ưu ái của người bệnh.
Lá ổi được dùng theo hai hình thức:
Dùng để ngâm hậu môn: Đun nước với lá ổi đã được làm sạch trước đó rồi đem ngâm khoảng 30 phút. Ngâm xong lau khô luôn, không rửa lại với nước tránh gia tăng nhiễm khuẩn.
Xay thành nước để uống: Khi xay mọi dưỡng chất đặc biệt có trong lá được tinh chiết ra hoàn toàn, do vậy uống nước này sẽ làm nhanh chóng đẩy lui bệnh trĩ.
Hết sức lưu ý rằng mỗi cơ địa của người bệnh khác nhau nên nếu như được truyền tai những bài thuốc dân gian này mà thấy thời gian khỏi của mình lâu hơn thì không nên nôn nóng hoặc chán nản mà từ bỏ việc dùng bài thuốc này. Lúc đó càng phải kiên trì hơn nữa, giữ tâm trạng vui vẻ mới khiến bệnh tình thuyên giảm.
Lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Thầu dầu tía được coi là thần dược mà chỉ với sau 7 ngày sử dụng, bệnh trĩ đã không còn làm phiền nữa.
Cả lá và hạt thầu dầu đều được ứng dụng trong điều trị căn bệnh “khó nói”:
Lá thầu dầu lấy khoảng 2-3 lá kết hợp với lá vông đem giã nhỏ cùng lúc hai loại trên mà không cần phân loại.
Sau đó, bọc vào vải mỏng đem đắp lên hậu môn đúng 5 phút. Theo kết quả đã được dùng trên nhiều người, thì rút ra khoảng thời gian trung bình để khỏi nếu cứ duy trì đều đặn, liên tục phương pháp này là một tháng.
Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Bệnh trĩ là căn bệnh không chừa bất kỳ lứa tuổi nào, nó hình thành bởi những thói quen vô lợi của người bệnh mà gây ra vô vàn phiền toái. Tuy nhiên, nổi bật trong dân gian là mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt rất hiệu quả. Cùng xem công thức để áp dụng cho đúng nhé:
Nguyên liệu phải chuẩn bị bao gồm: Lá lốt, lá ngải cứu, lá cúc tần, lá sung.
Các bước như sau: Thái nhỏ toàn bộ lá trên rồi đem rửa sạch, đun nước để xông lên hậu môn từ 10-30 phút một lần. Chịu khó áp dùng cách này liên tục trong 2 tháng sẽ ngăn ngừa những biến chứng của trĩ gây ra cũng như không gây tái phát lại.
Lá bàng chữa bệnh trĩ
Ít ai ngờ rằng cây bàng lại có thể xuất hiện trong y học với công dụng tuyệt vời là chữa khỏi được bệnh trĩ hoành hành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh được những thành phần trong lá bàng có đặc tính sát khuẩn, làm lành các vết loét ở miệng, da do đó, có ý tưởng đưa vào dùng trong chữa trị bệnh trĩ và thu được kết quả đáng ngạc nhiên.
Theo dõi cách làm được nêu dưới đây để thực hiện cho đúng vì lá bàng sử dụng làm thuốc là cách thức rất lạ với không ít người:
- Tiêu chuẩn để chọn lá: Là loại lá bánh tẻ, không quá già cũng không quá non.
- Ngâm lá với nước muối loãng để làm sạch khắp các mặt lá.
- Thái nhỏ lá bàng thành những sợi dài, sau đó bỏ toàn bộ lượng lá vừa thái vào nồi nước sạch. Đem đun sôi 5-10 phút rồi đổ ra chậu lớn.
- Từ từ hạ hậu môn vào miệng chậu để xông hơi đến khi nước hạ nhiệt độ rồi nguội thì có thể thả hậu môn vào trong chậu để ngâm 5-10 phút.
- Sau ngâm xong đứng dậy rửa lại với nước.
Lưu ý hết sức quan trọng mà không được quên là trước khi muốn dùng phương pháp nào đều phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô rồi mới làm. Như thế, hiệu quả mới tăng thêm được.
Phương pháp chữa bệnh trĩ với cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn có tên gọi không kém phần mỹ miều là cây trinh nữ. Loài cây này được đem vào chữa bệnh trĩ vừa hiệu quả mà lại không hề tốn kém. Hơn nữa, nó không hề gây đau đớn trong quá trình chữa, không phát sinh tác dụng phụ.
Dưới đây, là cách làm bài thuốc với cây trinh nữ để điều trị bệnh trĩ mà các bạn nên tham khảo:
- Lấy một nắm vừa phải lá cây trinh nữ rửa sạch, đem cắt nhỏ và sao khô.
- Sau đó, đem đựng trong chén sứ, đổ vừa đủ rượu trắng và đem đun cách thủy.
- Khi đun, rượu sẽ bay hơi dần đến khi chỉ còn lại thuốc chứa màu vàng đậm. Chắt lấy uống hai lần trong ngày. Uống đến 1 tuần thì giảm liều uống xuống.
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng rượu tỏi
Tỏi không chỉ đơn thuần làm gia vị, chỉ xuất hiện ở mỗi góc bếp gia đình, mà nó gần như “thảo dược” quý, chữa được bách bệnh, tiêu biểu phải nhắc đến là bệnh trĩ.
Tỏi thường kết hợp với rượu để tạo thành rượu tỏi có công dụng lớn trong chữa bệnh trĩ. Quy trình như sau:
Bóc tỏi sạch vỏ, rửa sạch để khô. Cát lát hoặc giã nát đều được rồi đem ngâm cùng một ít rượu.
Sau khi có được sản phẩm là hỗn hợp rượu tỏi, thì hàng ngày trước khi ngủ lấy bông thấm rượu rồi nhẹ nhàng đặt lên hậu môn ngay khi hậu môn được vệ sinh sạch sẽ. Tỏi và rượu có tính sát khuẩn cao sẽ hỗ trợ nhau trong việc làm teo nhỏ búi trĩ, mất cảm giác sưng đau.
Tham khảo thêm hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại bài viết: [HƯỚNG DẪN] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi an toàn và hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng mật ong
Mật ong còn có tác dụng chữa trĩ vô cùng hay và hấp dẫn. Thách thức được hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội được hiểu là bệnh trĩ ở bên trong có chiều hướng sung huyết và chảy máu. Còn đối với trĩ ngoại, là huyết khối phát triển lên rất đau. Trĩ ngoại phổ biến hơn cả, đứng đầu trong các loại bệnh lý về hậu môn.
Một cách chữa trĩ ngoại bằng mật ong nên biết:
- Thoa trực tiếp mật ong lên vùng bị trĩ.
- Dùng mật ong đặc, sánh nguyên chất, không pha thêm bất cứ dung dịch nào khác.
- Bôi ngày hai lần, thích hợp nhất là lúc nghỉ trưa và buổi tối. Sau khi bôi nằm nghỉ trong 30 phút rồi dậy rửa sạch.
- Duy trì phương thuốc này lâu dài sẽ không khiến bạn thất vọng về hiệu quả của nó.
- Ngoài ra, có thể uống mật ong cùng với đậu đen đã xao khô, nghiền nhỏ hay kết hợp thảo dược khác để tăng tính hiệu quả.
Xem thêm hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong chi tiết nhất tại bài viết: [HƯỚNG DẪN] Chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản mà hiệu quả cao
Bài thuốc chữa trị bệnh trĩ dứt điểm Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Đây là bài thuốc Đông Y được đem sử dụng cho người bệnh nhiều nhất, nó vượt trội và có thể đánh bật được những mẹo dân gian khác. Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là công thức được sáng chế bởi người H’mong và được áp dụng lâu đời nên về sau được chuyển đến Trung tâm hàng đầu về Y học cổ truyền: Thuốc dân tộc để kế thừa tinh hoa cũng như phát triển để hoàn thiện hơn về liều lượng cũng như thành phần.
Với sự có mặt của hơn 30 loại dược liệu, bài thuốc nam này khẳng định được giá trị của mình, không chỉ đơn thuần chữa triệu chứng mà trị được tận gốc bệnh.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được chia ra làm 3 loại:
- Thuốc uống: Chứa các thảo dược: đương quy, nghệ, tam thất,…khi uống vào cơ thể phát huy được công dụng giải độc, cầm máu, giảm đau, kháng viêm.
- Thuốc ngâm: Tác động trực tiếp lên vùng bệnh với thành phần: hoàng liên, khổ sâm,… từ đó giúp sát trùng, lưu thông máu, kháng khuẩn.
- Thuốc bôi: Kết hợp bởi hoàng bá, hoàng kỳ, phèn phi,… làm teo nhỏ các búi trĩ, hỗ trợ giảm viêm.
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang xứng đáng được nhận lời khen từ cả người bệnh và chuyên gia vì không chỉ độc mình phương pháp cổ truyền mà còn vận dụng được tiến bộ và khoa học và công nghệ trong sản xuất, thu được vô số hiệu quả xác thực.
Chữa bệnh trĩ bằng nghệ
Nghệ là nguyên liệu rất quen thuộc với chúng ta. Nghệ không chỉ hàm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong các món ăn hay tác dụng tốt cho phụ nữ trong việc chăm sóc sắc đẹp mà nó còn rất hiệu quả trong việc chữa bệnh.
Hoạt chất curcumin là thành phần chính có trong nghệ. Hoạt chất này có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu rất hiệu quả hay đem tới khả năng chữa viêm loét dạ dày, kích ứng tế bào gan và co bóp túi mật.
Curcumin còn làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư vú,…
Sau đây là cách sử dụng nghệ trong việc chữa bệnh trĩ.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là một củ nghệ tươi.
- Rửa sạch củ nghệ để loại đi những chất bẩn, bụi cát vương trên vỏ. Nếu kĩ hơn, bạn có thể dùng nước muối loãng để chắc chắn nghệ được rửa sạch.
- Cắt củ nghệ ra thành các miếng nhỏ để tiện lợi cho việc giã nhuyễn.
- Chuyển tất cả nghệ vừa cắt vào chày rồi giã nhuyễn, thêm vào đó một ít nước lọc để thu phần nước cốt nghệ.
- Nước cốt nghệ thu được sẽ được dùng để thoa lên hậu môn. Bạn hãy kiên trì, nhẫn nại làm theo cách này 2-3 lần mỗi ngày. Thành quả đạt được là hết sức bất ngờ đấy.
Nước cốt nghệ sẽ giúp tiêu viêm búi trĩ, giảm đi cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu.
Lưu ý: Trước khi thoa nước cốt nghệ lên hậu môn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối ấm. Nước muối sẽ giúp diệt khuẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm.
Chữa bệnh trĩ bằng tinh bột nghệ
Trộn tinh bột nghệ cùng mật ong sẽ giúp ngừa viêm, giảm sưng và giảm đau rất tốt. Các vết loét ở búi trĩ sẽ nhanh chóng co lại, dần lành và bệnh trĩ bị ngăn chặn sự phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Cách thực hiện: Pha vào nước ấm một thìa bột nghệ với 2 thìa mật ong. Duy trì uống nước tinh bột nghệ pha mật ong hai lần mỗi ngày là bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ bằng lá mơ
Trong lá mơ có chứa tanin cùng ancaloid rất tốt cho việc kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa tình trạng viêm loét, làm tiêu búi trĩ rất hiệu quả.
Bạn có thể ăn lá mơ sống cùng với thịt. Nếu như không quen với cách ăn này thì bạn hãy chế biến lá mơ vào các món ăn hàng ngày của mình, ví dụ như trứng rán lá mơ rất ngon mà còn bổ dưỡng.
Uống nước lá mơ cũng rất tốt cho việc điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể xay nhuyễn lá mơ tươi, ép thu được nước cốt lá mơ. Pha nước cốt cũng nước ấm. Nếu bạn kiên trì uống đều đặn mỗi ngày thì tình trạng bệnh trĩ sẽ được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá mơ rồi dùng đắp lên hậu môn. Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ tốt..
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Nguyên liệu cho bài thuốc này cần là một nắm lá diếp cá và vài thìa muối trắng. Rau diếp cá còn có nhiều tên gọi khác như rau giấp, ngư tinh thảo,… Theo Đông Y loài cây này được đặc trưng bởi mùi tanh, có vị cay xen lẫn tính lạnh nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng hiệu quả do đó mà có khả năng chữa trị bệnh trĩ rất tốt.
Ngoài ra, kết quả của khoa học hiện đại cũng cho rằng rất nhiều thành phần trong mỗi lá diếp cá được đưa vào chữa trị nhiều bệnh, đặc biệt là trĩ vì chúng củng cố được sự vững chắc của thành mao mạch, tĩnh mạch tránh bị giãn hay kém bền mỗi khi đi đại tiện, đồng thời, có tác dụng giảm áp lực, tránh làm sưng phồng các búi trĩ, ngăn ngừa tái phát trở lại căn bệnh trĩ. Vì thế, hãy an tâm sử dụng diếp cá vì nó vô cùng lành tính, không hề có bất cứ tác dụng phụ nào như những thuốc Tây Y để lại.
Tuy nhiên, nó phát huy hiệu quả nhất khi ở giai đoạn đầu của bệnh và người bệnh phải hết sức kiên trì dùng phương pháp này. Những loại cây cỏ chữa trị không thể ngày một ngày hai mà cải thiện tình trạng bệnh lý ngay được.
Các bước để tạo ra phương thức chữa bệnh trĩ nhờ diếp cá:
Đầu tiên, đem rửa sạch nắm rau diếp cá với một lần nước. Sau đó, để ngâm rau giấp với một thìa muối trong 15 phút. Đủ thời gian ngâm, vớt ra rửa lại 2 lần với nước sạch và để ráo nước.
Tiếp đó, ăn trực tiếp rau diếp cá. Nên thu hái những lá non cho dễ ăn hơn và mùi tanh cũng ít hơn.
Những đối tượng không thể ăn trực tiếp diếp cá thì đừng vội lo lắng vì còn có phương pháp hữu ích khác nữa.
Tham khảo những thông tin chi tiết hơn hướng dẫn của bác sĩ về cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại bài viết: Cách chữa bệnh trị nội, ngoại bằng rau diếp cá tại nhà [Bác sĩ hướng dẫn]
Uống nước xay rau diếp cá chữa trị bệnh trĩ
Cách xay rau diếp cá: Bỏ nắm diếp cá đã qua sơ chế vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn thành nước uống. Lưu ý khi xay cần cho thêm một lượng nước lọc.
Sau khi xay xong, đem ra lưới lọc để lấy nước và gạn bỏ bã rau. Tuyệt đối, không đổ bỏ bã này vì nó cũng có công dụng hữu hiệu không kém.
Nước thu được để dễ uống hơn thì cho thêm ít đường và tùy khẩu vị mỗi người có thể dùng ngay hoặc cho vào tủ lạnh để uống lạnh.
Về phần bã, chia ra gói lại trong bọc nhỏ hoặc khăn sạch rồi đem lấy đắp vào vùng búi trĩ sau mỗi lần đi đại tiện sẽ có hiệu quả tốt cho chữa trĩ. Tuy nhiên, không nên dùng bã này khi để lâu quá hai ngày.
Cách xông trĩ bằng rau diếp cá
Bên cạnh việc xay làm nước ép uống thường xuyên có thể thay nước lọc hàng ngày, thì bệnh nhân còn sử dụng rau giấp để xông hậu môn: Đun nước lá diếp cá sôi từ 5-7 phút rồi đổ ra chậu, ngồi xổm để xông hậu môn. Xông từ lúc nước còn nóng đến khi nguội hẳn rồi đem nước này ra rửa lại hậu môn.
Khi dùng phương pháp diếp cá này nên kết hợp chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế dầu mỡ và các chất kích thích.
Lưu ý nên mua hay sử dụng rau diếp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh để đem lại hiệu quả hơn. Dù sao đây chỉ là mẹo chữa trị dân gian, nếu duy trì phương pháp chữa bệnh trĩ bằng xông hơi này lâu mà chưa trị dứt điểm thì phải lập tức đi gặp bác sĩ để thăm khám đưa ra biện pháp chữa trị hợp lý.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá webtretho
Một số bình luận về việc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá trên webtretho:
Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu
Phụ nữ có thai nằm trong diện đối tượng dễ mắc trĩ nhất. Vừa là đối tượng dễ mắc, vừa là đối tượng nhạy cảm do vậy, không thể cứ nhằm vào thuốc Tây Y để sử dụng mà gây tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt cho cả sản phụ và thai nhi.
Do vậy, biện pháp đặc biệt, khuyến khích dành riêng cho nhóm này là có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học.
Chế độ ăn khoa học
Ăn nhiều chất xơ, hạn chế đụng đến thực phẩm dầu mỡ, đồ nóng chiên xào và ưu tiên sử dụng phương pháp dân gian. Cụ thể như: những cách đắp lá sẽ không làm ảnh hưởng đến em bé.
Hoặc dùng ngay đu đủ: Đu đủ xanh hầm chung với xương lợn sẽ giúp trị bệnh trĩ cho sản phụ hiệu quả nhưng áp dụng cho sản phụ sau sinh. Nếu đang mang thai mà muốn dùng cách này thì nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Ngoài ra, đu đủ hầm với chân giò giúp cho sản phụ thêm nhiều sữa.
Bà bầu cũng có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trĩ đã được nêu ở các phần trên.
Các chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá rau diếp cá
Nếu kiên trì thực hiện cách này, rau diếp cá sẽ giúp bà bầu giảm tác động vào các búi trĩ.
Tóm tắt một số bước dùng rau diếp cá:
Rửa sạch một nắm rau diếp cá rồi đem đi nấu sôi. Tiếp đó chắt nước sôi ra chậu và ngồi xổm để xông hậu môn. Sau khi nước đã nguội thì dùng nước này để rửa hậu môn. Phần lá giấp cá đã dùng nấu sôi có thể đem vò nát để đắp hậu môn.
Ngoài cách dùng rau diếp cá để xông trĩ, bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước lá diếp cá xay để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ.
Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh, phụ nữ vẫn có thể bị mắc bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày thì rất khó để cho bệnh trĩ tự khỏi.
Phụ nữ sau sinh có thể tham khảo các cách chữa bệnh trĩ đã được liệt kê ở trên. Nếu như thấy tình trạng không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra cách giải quyết thích hợp nhất.
Bà bầu khi bị trĩ thì nên tham khảo những thông tin chi tiết ở bài viết này: [GIẢI ĐÁP] Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân bệnh và cách điều trị hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ nặng
Trên đây đề cập đến phương pháp chữa bệnh trĩ ở giai đoạn đầu hay mới xuất hiện bệnh. Còn những trường hợp bệnh trĩ nặng hơn, theo thang bệnh là ở cấp độ 4, biểu hiện búi trĩ to, phát triển lớn không thể làm teo nhỏ bằng biện pháp đã nêu. Thì ở ngưỡng này bắt buộc phải đến bệnh viện để thực hiện việc cắt búi trĩ. Hiện nay, có những phương pháp cắt như:
- Sử dụng laser.
- Phương pháp pph
- Phương pháp longo
- Phương pháp hcpt
Đến bệnh viện để nghe tư vấn từ bác sĩ điều trị, từ đó có thể nắm rõ bệnh tình cũng như có phương pháp chữa trị phù hợp.
Các loại thuốc chữa trị bệnh trĩ hiệu quả, tốt nhất hiện nay
Bệnh trĩ không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nó gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh trong những hoạt động hàng ngày. Do đó, cả Đông Y và Tây Y đều đưa ra những loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Thuốc chữa bệnh trĩ Tottri
Thực phẩm chức năng Tottri – tốt cho người bệnh trĩ đã trở thành thương hiệu trong lĩnh vực điều trị căn bệnh này. Với nguyên liệu làm nên Tottri hoàn toàn xuất xứ từ tự nhiên, nên vô cùng an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ. Có ưu điểm nổi bật như: giúp mềm phân, không đau rát khi đi đại tiện, cầm máu tốt và không tái phát lại bệnh.
Tottri hiện được bán phổ biến khắp nơi trên cả nước, với giá cả dao động từ 130.000 – 140.000 đồng/hộp. Có sự chênh lệch giữa các đại lý phân phối thuốc khác nhau nhưng không lớn nên đừng lo ngại về giá cả sản phẩm.
Thuốc tây chữa bệnh trĩ Bonivein
Bonivein là loại thuốc chữa trĩ có khả năng trị dứt điểm, được chú ý đến bởi những thảo dược chính hãng, nguồn gốc từ thiên nhiên: hạt dẻ ngựa, hạt nho,…đặc biệt là Rutin – một thành phần không kém phần quan trọng, có tác dụng làm bền thành mạch, giảm sưng và phù nề.
Những đối tượng qua sử dụng Bonivein cho hay: “Nếu như tôi không có cơ hội biết đến Bonivein thì khéo cả đời phải đồng hành cùng căn bệnh trĩ khổ sở này rồi” hay những người dùng khác: “ Thật may mắn khi được biết đến Bonivein, tôi đã sớm chia tay được với bệnh trĩ tác quái này”
Bonivein thực sự là sản phẩm đáng dùng. Hiện nay, Bonivein được lưu hành trên khắp cơ sở phân phối thuốc lớn, nhỏ. Bạn có thể dễ dàng mua được với giá ổn định:
- Lọ 30 viên có giá 250.000 đồng.
- Lọ 60 viên có giá 400.000 đồng.
Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại – Thuốc bôi trĩ Cotripo gel
Kết hợp hoàn hảo từ những thảo dược: cao lá sung, cao lá lốt, cao cúc tần, tinh chất nghệ,… Cotripo gel đã có được 5 công dụng nổi bật: chống viêm, chống nhiễm khuẩn, khắc phục tình trạng chảy máu, nóng rát, làm se nhỏ búi trĩ.
Một sản phẩm dùng để bôi vùng trĩ đã nhận được sự chào đón tích cực từ phía người dùng. Một anh chàng là nhân viên văn phòng, đồng hành với trĩ nhiều năm cho biết: “ Tôi sử dụng chăm chỉ thuốc bôi Cotripo gel trong vòng 3-4 ngày, thì thấy cảm giác đau rát không còn nữa, đi đại tiện cũng không ra máu. Duy trì trong thời gian dài đã khỏi hẳn. Thật là sản phẩm thần kỳ”.
Cotripo gel được bán từ quầy thuốc nhỏ, lẻ tới những đại lý lớn. Giá cho tuýp này là 290.000 đồng.
Xem thêm: Cách sử dụng thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà Safinar
Không hề thua kém những mặt hàng chữa trị bệnh trĩ khác, Safinar với thành phần được tổng hợp từ: hoa hòe, địa du, đương quy đã có hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ và hậu quả của trĩ: chảy máu, đau rát, làm thanh nhiệt cơ thể, thải những chất độc và cặn bã, giúp hệ tiêu hóa ổn định.
Safinar được phân phối ở những cơ sở bán thuốc uy tín, chính hãng với giá 160.000 đồng/hộp.
Thuốc điều trị bệnh trĩ An Trĩ Vương
An Trĩ Vương đúc kết từ những cách chữa trong dân gian nên chứa hai nguyên liệu lớn là rau diếp cá và đương quy sau đó đem vận dụng và cải tiến.
Qua đây, có thể khẳng định rằng An Trĩ Vương không hề mang lại tác dụng không mong muốn mà vẫn có những công dụng đặc hiệu nhằm trị bệnh trĩ. Cụ thể là chống lại được các loại trĩ phức tạp: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, giảm đau rát, xuất huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhạy bén.
An Trĩ Vương được bán với giá khá vừa vặn túi tiền: 185.000 đồng/hộp chứa 30 viên.
An trĩ Vương hay Tottri hay Safinar tốt hơn?
Như những gì đã khẳng định, cả ba sản phẩm trên đều là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, được sự tín nhiệm từ người dùng. Do đó, rất khó để đánh giá cái nào hơn. Người bệnh có thể nghiên cứu thành phần để thấy hợp với cơ địa từ đó, có thể hoàn toàn an tâm sử dụng mà không phải so đo sản phẩm nào chất lượng hơn.
Xem thêm: [TỔNG HỢP] Top 15 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [Bác Sĩ Khuyên Dùng]
Địa chỉ chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?
Ngoài việc áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà, bạn cũng nên đi khám chữa bệnh trĩ ở các địa chỉ uy tín để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.
Chữa bệnh trĩ ở bệnh viện y học cổ truyền
Không thể tự nhiên mà có nhiều bệnh nhân tìm hiểu, quyết định khám chữa bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền. Các phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao, bệnh trĩ nhẹ hẳn đi, không còn đau như trước.
Các sản phẩm như kem bôi trĩ, bột ngâm trĩ được bào chế tại đây cũng rất hiệu quả với mọi người.
Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi TpHCM, Hà Nội?
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn nhất của cả nước ta.
Ở đây, có sự hội tụ của rất nhiều cơ sở hạ tầng, bệnh viện, phòng khám với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao, các nhân viên y tế nhiệt tình, tận tâm với người bệnh.
Chi phí chữa bệnh trĩ
Tùy mức độ nặng nhẹ cùng phương pháp chữa bệnh trĩ mà bạn lựa chọn mà mức chi phí bỏ ra để chữa bệnh trĩ cũng khác nhau.
Ngoài ra, việc chọn nơi để chữa trị bệnh trĩ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí của quá trình điều trị. Các phòng khám, cơ sở uy tín đem lại hiệu quả cao cho điều trị thường sẽ có mức chi phí cao hơn.
Nhưng bạn cũng đừng dựa vào tiêu chí này để đánh giá một địa chỉ chữa bệnh trĩ là có tốt hay không bởi vì thực trạng hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều những phòng khám chui lủi, không có giấy phép hoạt động mà đưa ra mức giá chữa trị bệnh cũng rất cao.