Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng và chủ yếu của bé trong những tháng đầu mới sinh. Thời kỳ bú sữa mẹ được khuyến cáo là 6 tháng đầu sau sinh tuy nhiên thì trên thực tế các mẹ cho bé bú sữa lâu hơn thời gian này. Tuy nhiên vấn đề đau đầu mà nhiều mẹ gặp phải là tình trạng mất sữa đột ngột. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để gọi sữa mẹ trở về hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Sống Khỏe 24h để có câu trả lời.
Mất sữa đột ngột là như thế nào?
Mất sữa đột ngột là tình trạng các tuyến sữa ở người mẹ ngừng hoạt động, không tiết ra sữa như bình thường cho bé bú. Thời gian mất sữa ngắn hay dài còn tùy vào tình trạng cũng như các giải pháp chữa mất sữa mẹ áp dụng. Mất sữa có thể xảy ra đột ngột, hoặc từ từ tức là ra ít một rồi mất hẳn. Mẹ có thể gặp hiện tượng này bất kì vào khoảng thời gian nào sau sinh.
Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa
Việc hiểu, xác định được nguyên nhân khiến mình bị mất sữa sẽ giúp các mẹ bầu tìm ra được giải pháp an toàn để có được sữa trở lại. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mẹ bầu thường mắc phải.
- Do vi khuẩn xâm nhập khiến núm vú mẹ bị nhiễm khuẩn và gây bít tắc ống dẫn sữa. Ngoài ra khi bé bú không hết sữa, khiến nó bị vón cục và cũng gây tắc.
- Do thiếu 2 hormone Prolactin và Oxytocin: đây là 2 hormone quyết định đến khả năng tiết sữa của mẹ. Trong đó thì prolactin giúp sản xuất sữa, oxytocin giúp giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. 2 hormon này sẽ được tạo ra nhiều dưới tác động bú mút của bé. Vì vậy khi 2 hormone này hoạt động không hiệu quả hoặc bé bú ít sẽ gây nên hiện tượng mất sữa.
- Do căng thẳng, stress, trầm cảm: sau quá trình sinh nở vất vả, tâm lý mẹ bầu thường có những biểu hiện tiêu cực; cùng với việc bé thường xuyên quấy khóc về đêm khiến các mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.
- Do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ: chế độ ăn của mẹ không đủ dưỡng chất, ít món, ăn không ngon, kiêng nhiều thứ khiến cơ thể không sản xuất được sữa mà có thì sữa cũng không chất lượng.
- Do cơ thể mẹ quá yếu sau sinh, kiệt sức, mệt mỏi trong thời gian đầu chăm con; không có kinh nghiệm trong việc cho con bú cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa.
- Do 1 số bệnh lý mà mẹ gặp phải hoặc do sinh mổ, do tác dụng phụ của thuốc khiến cho mẹ bị mất sữa.
Xem thêm: Những điều cần biết khi sinh mổ, thực đơn cho bà đẻ mổ
Dấu hiệu nhận biết mất sữa
Đối với những mẹ bầu bị mất sữa thường gặp các dấu hiệu điển hình sau:
- Mẹ thiếu sữa hoặc hoàn toàn không có sữa, bầu vú nhỏ, mềm nhẽo; không có cảm giác căng tức ngực như mẹ bầu nhiều sữa bình thường khác; cơ thể mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, chán ăn, khó tiêu hoặc có cảm giác khó thở.
- Đối với mất sữa do bị tắc, sữa không thông khiến đầu vú bị căng và đau tức, ngực sườn đầy chướng; mẹ cảm thấy không muốn ăn; thậm chí có thể phát sốt, tinh thần mệt mỏi, khó chịu; lưỡi đóng bã vàng mỏng.
Ngoài ra mẹ cần lưu ý 1 số dấu hiệu giả khiến nhiều người nghĩ mình bị mất sữa nhưng thật ra không phải: đó là bé có vẻ đói giữa các bữa ăn, bé đòi bú nhiều hơn thường lệ, bầu vú mẹ ít căng hơn và không rỉ sữa, bé không tăng cân,…
Mẹ 7 tháng bị mất sữa có lấy lại được không?
Mất sữa là hiện tượng phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải sau sinh 1 vài tháng, đặc biệt tháng thứ 6 sau sinh. Nó thường gặp nhiều ở những mẹ bầu lần đầu mang thai, có ít kinh nghiệm vì đối với những chị em mang thai lần thứ 2 trở đi sẽ chủ động tránh các nguy cơ gây mất sữa và phòng tránh nó tốt hơn.
Mẹ bầu bị mất sữa có thể yên tâm và không cần lo lắng quá nhiều vì mất sữa hoàn toàn có thể lấy lại được. Chỉ bằng 1 vài biện pháp kích sữa đơn giản mà chúng tôi đã liệt kê trong bài viết các mẹ có thể gọi sữa về. Việc mẹ bầu bị mất sữa cũng sẽ không làm ảnh hưởng gì đến lượng sữa trong lần sinh sau của mẹ.
Mẹ bầu nên thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ cũng như nắm bắt kịp thời các dấu hiệu của mất sữa. Bản thân mất sữa không phải quá to tát và chúng ta có thể dễ dàng giải quyết nó nhưng mẹ bầu cũng không được quá chủ quan. Dù hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp mẹ bầu không phát hiện mình bị mất sữa và không tìm được cách chữa đúng.
Cách chữa mất sữa đơn giản mà hiệu quả
Khi mẹ bị mất sữa đột ngột trong quá trình cho con bú có thể gây hại đến sức khỏe của bé, cân nặng của bé có thể bị giảm sút khi mà bé không chịu uống sữa công thức thay sữa mẹ. Chính vì vậy khi gặp phải tình trạng này hay ngay khi bắt đầu có dấu hiệu các mẹ nên thực hiện các biện pháp dưới đây để “gọi” sữa mẹ quay trở lại:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ không chỉ là 1 cách hiệu quả lấy lại sữa mẹ đã mất mà còn giúp sữa có nhiều dưỡng chất cho con. Nên có chế độ ăn đa dạng, thay đổi theo từng bữa hoặc từng ngày để cung cấp đủ tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất,…
Bữa ăn càng nhiều dưỡng chất sẽ giúp lượng sữa tiết ra được nhiều và có chất lượng. Một số món mà bà bầu mất sữa nên ăn là: cháo cá chép, chân giò hầm đu đủ, canh thịt rau ngót,… và 1 số loại nước như đinh lăng, mè đen,chè vằng,…
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm rất có lợi cho bà bầu cho con bú.
Ngoài việc cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng không nên kiêng quá nhiều thứ không cần thiết thì mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế các món ăn có thể gây mất sữa hoặc ít sữa mà chúng tôi kể đến ở trên.
Xem thêm: Làm sao để có nhiều sữa? Mẹ nên ăn và uống gì để cho con bú?
Cách kích sữa cho mẹ mất sữa bằng massage ngực
Đây là 1 cách có thể giúp mẹ gọi sữa về 1 cách nhanh nhất mà mọi người thường áp dụng. Thực hiện bằng cách dùng 1 tay nâng ngực và ấn nhẹ xung quanh bầu ngực, lấy tay còn lại xoa nhẹ theo vòng tròn nhiều lần từ vị trí xung quanh rồi hướng về núm vú.
Cho bé bú nhiều hơn và đúng cách
Tuyến vú hoạt động và tiết sữa theo nhu cầu có bé nên là hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn. Khi bé bú thường xuyên cơ thể mẹ hình thành được phản xạ tiết sữa, tuyến vú sẽ làm việc hiệu quả và ổn định hơn.
Cách kích sữa bằng máy hút sữa
Một cách các mẹ có thể sử dụng đó là dùng máy hút sữa để kích sữa. Bạn nên làm điều này trong thời gian bé không bú hoặc bé bú ít, việc này cũng giống như động tác bú sữa của bé sẽ giúp tuyến sữa hoạt động thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể dùng máy hút sữa khi bé bú không hết sữa trong 1 lần bú và cất vào túi để dự trữ. Điều này sẽ tránh phải tình trạng sữa bị đầy gây ứ đọng và tắc tia sữa.
Mẹo dân gian chữa mất sữa
Ngoài các cách chữa mất sữa hiệu quả mà chúng tôi nhắc đến ở trên bạn có thể tham khảo 1 số mẹo dân gian chữa mất sữa. Đó chính là chườm đắp ngực bằng 1 số loại lá thảo dược. Cách này được khá nhiều mẹ bầu sử dụng và đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Lá bồ công anh: lấy lá bồ công anh rửa sạch sau đó nghiền nát với củ cải đường và trộn với ít rượu trắng. Bọc lại hỗn hợp vào 1 chiếc khăn sạch chườm lên ngực khoảng 1 – 2 tiếng.
- Lá mít: theo dân gian thì với 9 lá mít với bé gái, 7 lá với bé trai rửa sạch hơ nóng sau đó áp vào bầu ngực sau đó nhẹ nhàng chà xát. Thực hiện ngày 2 – 3 lần cho đến khi nào có sữa trở lại.
- Lá đinh lăng và rau diếp cá: với 50g rau diếp cá và 100g lá đinh lăng rửa sạch để khô rồi giã nát và đắp lên ngực sau 15 – 20 phút lau đi. Cách này rất có hiệu quả khi mẹ bị căng tức bầu ngực.
- Lá bắp cải tươi: tách lấy từng lá bắp cải, có thể cắt bớt phần lá mềm đem phần cứng đi hơ nóng rồi đắp nên ngực. Cần để 1 lớp khăn trước khi đặt lá bắp cải lên.
- Đu đủ non: lấy 1 quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch cho chảy hết nhựa rồi thái lát mỏng. Sau đó đem chúng nướng lên à cho vào 1 tấm vải mỏng đắp lên ngực đến khi nguội thì thôi.
Các câu hỏi thường gặp
Thực phẩm nào gây mất sữa sau sinh?
Để phòng tránh tình trạng mất sữa đột ngột khi đang cho con bú các mẹ nên lưu ý ghi nhớ những thực phẩm có thể gây nên tình trạng này.
- Các rau gia vị: lá lốt, mùi tây, tỏi, ớt, bạc hà đây là những loại rau được thêm vào món ăn chính giúp tăng độ ngon và mùi thơm của món ăn tuy nhiên nó có thể khiến mẹ bầu mất sữa.
- Dưa muối hoặc cà muối xổi: những loại thực phẩm này khi chưa được muối chín tức là thời gian lên men chưa đủ làm hàm lượng Nitrit còn cao. Khi nó kết hợp với amin bậc 2 có trong tôm sẽ tạo Nitrosamin làm tăng nguy cơ ung thư. Trong cà muối xổi còn chứa solanin có thể gây độc.
- Rau có tính hàn: mướp đắng, bắp cải, lá dâu tằm: khi thường xuyên ăn các loại rau này khiến mẹ bị tổn thương tỳ vị, ảnh hưởng sự vận hành chất dinh dưỡng và máu từ đó khả năng tiết sữa giảm xuống.
- Măng cũng là 1 loại thực phẩm gây ít sữa, ngoài ra trong măng còn có HCN có thể gây hại cho bé.
Tuy chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nói rằng các loại thực phẩm trên gây mất sữa hoặc tiết ít sữa ở mẹ. Tuy nhiên thì theo kinh nghiệm dân gian và thực tế cho thấy nhiều mẹ ăn phải các loại thực phẩm trên thì đều bị mất sữa hoặc ít sữa. Ngoài ra thì các loại thức uống có chất kích thích cũng khiến mẹ mất sữa.
Xem thêm: [MỚI NHẤT] Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa, con nhanh tăng cân?
Mang bầu có làm mẹ bị mất sữa?
Ở đây thường gặp ở những bà mẹ sinh con lần sau gần với lần sinh con trước khi bé trước vẫn còn đang bú sữa mẹ, mà như ông bà ta thường nói là “đẻ dày’’. Trên thực tế các mẹ có thể bị mất sữa khi đang cho con bú nhưng hiện tượng này hiếm khi xảy ra.
Với những trường hợp mẹ mang thai bình thường thì tuyến vú sẽ bắt đầu tiết sữa từ quý thứ 2 của thai kỳ. Với mẹ mang thai trong thời kỳ cho con bú tuyến sữa vẫn hoạt động và sản xuất sữa nhưng sữa có thể bớt thơm hoặc có mùi khác lạ khiến bé cảm thấy không ngon miệng và dễ bỏ bú mẹ.