Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến trong những năm gần đây. Đây là một trong số những bệnh lý về cột sống thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên. Bài viết dưới đây của Sống Khoẻ 24h sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm, về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm có chức năng làm giảm áp lực cho cột sống và tăng độ mềm dẻo cho cột sống khi bạn thực hiện các hoạt động như đi bộ, uốn người, nâng đồ nặng,… Mỗi đĩa đệm có nhân nhầy bên trong và được bao bọc bởi một lớp vỏ.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu, có thể xuyên ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh gây đau nhức, tê bì hoặc có thể tiết ra các chất gây kích thích dây thần kinh gây đau. Tình trạng này thường xảy ra khi gặp chấn thương hoặc do đĩa đệm đã bị thoái hóa.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên cột sống. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp là:
- Tê bì, ngứa vùng có dây thần kinh bị chèn ép.
- Tình trạng đau lan tỏa từ cột sống đến các chi.
- Dây thần kinh tổn thương làm yếu cơ, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Xem thêm: Thoái hoá khớp: Nguyên nhân, các phương pháp điều trị, nên ăn gì?
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi bạn gặp chấn thương liên quan đến cột sống hoặc đĩa đệm bị bào mòn, phải hoạt động quá mức trong một thời gian dài do những nguyên nhân sau:
Độ tuổi càng cao, thành phần nước trong đĩa đệm mất dần, đĩa đệm trở nên xơ hoá, khô cứng dễ bị tổn thương, rách, làm nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài. Đây là nguyên nhân mà phần lớn bệnh nhân gặp phải. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi từ 30 – 55 tuổi.
Do lao động, làm việc, hoạt động sai tư thế, nhất là trong trường hợp bạn khom lưng, xoay người nâng vật nặng làm đĩa đệm bị tổn thương.
Do chấn thương, tai nạn vùng lưng làm cột sống tổn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu người trong gia đình bạn mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn.
Yếu tố công việc: Thường xuyên làm công việc nặng nhọc, dùng lực nhiều để kéo, đẩy, xoay người, làm cột sống giãn ra làm nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Yếu tố thể trạng: Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống thắt lưng, nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sau phẫu thuật cao hơn gấp 12 lần.
Thuốc lá: Thành phần nicotin trong thuốc lá làm tăng tốc độ thoái hóa đĩa đệm và ngăn ngừa quá trình sửa chữa. Những người hút nhiều thuốc lá thường có đĩa đệm dễ thoái hóa, dễ rách, và dễ tái phát thoát vị đĩa đệm mặc dù đã mổ thoát vị đĩa đệm.
Giới tính: Theo một số nghiên cứu cho thấy, nam giới dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao hơn nữ giới.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Trong một số trường hợp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp biểu hiện thành triệu chứng khi các dây thần kinh bị chèn ép tại các vị trí khác nhau dẫn đến các triệu chứng điển hình như sau:
Đau nhức tay, chân: Bệnh nhân thường gặp các cơn đau đột ngột vùng cổ, lưng, vai gáy sau đó lan rộng đến tay và chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, nhất là khi đi lại hoặc vận động.
Tê bì tại chỗ vùng thoát vị đĩa đệm sau đó lan đến tay chân: Do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh gây tê bì tại chỗ, sau đó có thể phát triển đến vùng mông, đùi và gót chân. Bệnh nhân cảm thấy như có kiến bò trong người.
Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện triệu chứng yếu cơ và có thể dẫn đến bại liệt. Triệu chứng xuất hiện sau một thời gian dài mắc bệnh. Bệnh nhân đi lại, vận động khó khăn, dần dần mất khả năng vận động, bại liệt vì teo cơ, liệt chi.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phần lớn dẫn đến đau thần kinh tọa. Chất nhầy thoát ra từ đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh liên quan đến dây thần kinh tọa. Sự chèn ép dây thần kinh tọa thường chỉ gây ra các triệu chứng trên một bên của cơ thể. Các triệu chứng thường xuất hiện là đau rát, ngứa, tê bì từ thắt lưng rồi đến mông sau đó lan xuống đến gót chân.
Đối với đau thần kinh tọa, các cơn đau ở chân thường nặng hơn đau thắt lưng. Cơn đau thường nhói, như điện giật khi bạn đứng lên đi lại, nhất là duỗi thẳng chân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi các đĩa đệm cổ bị thoái hóa dẫn đến chèn ép dây thần kinh cổ. Triệu chứng điển hình là tê cứng, đau âm ỉ hoặc nhói lên vùng cổ và bả vai. Cơn đau có thể lan đến cánh tay và các ngón tay.
Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Trên lâm sàng, thoát vị đĩa đệm được bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra thực thể. Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ cơ, trương lực cơ, khả năng chuyển động, sự căng cứng vùng lưng, mức độ phản ứng của bệnh nhân khi chạm vào vùng tổn thương. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng thăm khám lâm sàng kết hợp với tiền sử của bệnh nhân để kết luận bệnh.
Để xác định chính xác vùng tổn thương và tránh nhầm lẫn với các bệnh khác có triệu chứng tương tự, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm như sau:
Chụp X-quang: Xác định chính xác vùng tổn thương và loại trừ được sự nhầm lẫn với các bệnh khác.
Chụp CT và MRI: Xác định vị trí đĩa đệm và dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Chụp đĩa đệm và chụp tủy cản quang: Bằng cách tiêm chất cản quang nhân nhầy hoặc vào tủy sống của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh.
Xem thêm: [VẠCH TRẦN] Xương khớp MH có đang lừa đảo người dùng? Sản phẩm này có tốt như quảng cáo nói
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Không điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Dây thần kinh bị chèn ép kéo dài có thể gây bại liệt hoặc liệt nửa người.
Một số trường hợp, nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm làm đứt xung thần kinh dẫn đến nhóm thần kinh chùm đuôi ngựa ở lưng dưới và chân gây hội chứng đuôi ngựa (đại tiện, tiểu tiện không tự chủ).
Thoát vị đĩa đệm làm chân tay đau nhức, tê bì, khó khăn trong việc đi lại, làm giảm khả năng vận động, khiến cơ trở nên yếu, teo cơ, teo các chi.
Một trong những biến chứng khác của thoát vị đĩa đệm là “mất cảm giác yên ngựa”. Khi gặp hội chứng này, bạn sẽ mất cảm giác vùng đùi trong, mặt sau chân và quanh trực tràng.
Các biến chứng có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau làm bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Tùy vào mức độ ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến cơ thể bệnh nhân và tình trạng trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nhân nhầy mà bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.
Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh vẫn có thể tái phát mặc dù đã phẫu thuật đĩa đệm.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tương đối đa dạng. Thường là các phương pháp điều trị triệu chứng trong một thời gian ngắn kết hợp với vật lý trị liệu. Trường hợp nặng hơn điều trị bằng cách mổ hoặc phẫu thuật đĩa đệm.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam
Bạn hoàn toàn có thể dùng các cây thuốc xung quanh ta để chữa thoát vị đĩa đệm. Cụ Tuệ Tĩnh có câu ” Nam dược trị nam nhân”. Cây cỏ nào đất Việt cũng có thể làm thuốc trị bệnh được. Dưới đây là một vài cây thuốc dễ tìm kiếm lại gần gũi với đời sống dùng để chữa thoát vị đĩa đệm:
- Cây Đinh lăng
Vốn là loài cây ngày trước nhà nào cũng có, thì bây giờ Đinh lăng đã hiếm gặp hơn. Nhưng tác dụng chữa các bệnh về xương khớp của nó vẫn được người người truyền tai nhau. Trong Đinh lăng có các hoạt chất giúp giảm viêm, giảm đau của các triệu chứng đau trong đó có cả thoát vị đĩa đệm.
Bạn có thể lấy lá rã nhỏ sau khi đã rửa sạch đắp lên vị trí bị thoát vị. Hoặc có thể uống nước đã nấu của thân và rễ Đinh lăng thay nước uống hàng ngày.
Với thuốc nam thì bạn hãy kiên trì dùng hàng ngày để cảm nhận hiệu quả.
- Cây Ngải cứu
Ngải cứu là loại cây đã được các nhà khoa học y học vào cuộc và ứng dụng chữa trị rất nhiều trong với các bệnh xương khớp. Tinh dầu ngải có trong lá có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức cho bệnh nhân.
Bạn có thể dùng lấy lá kết hợp với một chút muối để đắp hoặc uống nước cốt lá ngải với một chút mật ong. Kiên trì dùng 15 ngày.
- Cây Lá lốt
Lá lốt là một vị thuốc có nhiều tác dụng. Người đau nhức cương khớp chi vẫn dùng nước nấu của lá lốt để ngâm bởi tính chống viêm, chữa phong thấp, giảm tê bì, đau nhức,.. của nó.
Để chữa thoát vị đĩa đệm bạn lấy nước cốt của lá lốt kết hợp với sữa bò dùng để uống. Bài thuốc này còn khiến xương chắc khoẻ và dẻo dai.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường là các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm nhằm làm giảm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các nhóm thuốc thường dùng là:
Thuốc không kê đơn: Ibuprofen và Naproxen làm giảm các cơn đau nhẹ đến vừa.
Thuốc điều trị đau dây thần kinh: Gabapentin, Pregabalin, Amitriptyline.
Thuốc giảm đau chứa chất gây nghiện như Codein kết hợp Paracetamol và Oxycodone có tác dụng giảm đau khi sử dụng các thuốc giảm đau khác không hiệu quả.
Tiêm Cortisol: Tiêm trực tiếp vào vùng đĩa đệm tổn thương có tác dụng giảm đau chống viêm.
Tiêm Steroid, thuốc chống viêm vào khoang ngoài màng cứng có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng viêm rễ thần kinh cột sống.
Thuốc giãn cơ: Giảm co cơ bắp.
Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm
Đây là phương pháp vật lý trị liệu cho người thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được dùng kết hợp với sử dụng thuốc và các phương pháp khác để giảm đau cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa tái phát.
Các bài tập có tác dụng kéo nắn xương khớp, kéo giãn làm tăng độ đàn hồi cho cột sống như Yoga rất có hiệu quả cho những người thoát vị đĩa đệm.
Mổ thoát vị đĩa đệm
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm ngày càng nghiêm trọng mà sử dụng các phương pháp khác không hiệu quả, bệnh nhân có thể phải mổ đĩa đệm.
Kỹ thuật được sử dụng là mổ nội soi. Bằng cách loại bỏ 1 phần đĩa đệm nhô ra ngoài, tạo một lỗ nhỏ trên và dưới cột sống. Kỹ thuật này tránh được việc loại bỏ 1 đốt sống hoặc di chuyển các dây thần kinh cột sống và tủy sống.
Phẫu thuật đĩa đệm
Phẫu thuật đĩa đệm là phương pháp cuối cùng được sử dụng nếu các phương pháp bảo tồn không hiệu quả. Sau phẫu thuật, đĩa đệm được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo. Có 2 cách thay thế đĩa đệm là thay thế hoàn toàn hoặc thay thế nhân đĩa đệm.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có 1% tái phát sau phẫu thuật trong năm đầu tiên và 4% trong 10 năm sau tại đúng vị trí đã phẫu thuật.
Phương pháp làm giảm đau trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau.
Massage: Giúp làm giảm đau trong một thời gian ngắn.
Châm cứu: Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người. Phương pháp có hiệu quả làm giảm đau cổ và lưng.
Lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn nên tránh vận động mạnh, cẩn trọng khi tham gia các hoạt động thể thao, lao động nặng,… Thường xuyên tái khám để theo dõi quá trình điều trị, tăng cường tập thể dục nhẹ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Xem thêm: [REVIEW] Xương Khớp Mộc Thanh có tốt không? Đánh giá từ chuyên gia
Các phương pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sống thường ngày của bệnh nhân. Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, bạn nên:
Tập thể dục thường xuyên, tăng cường các bài tập kéo giãn cột sống tăng cường độ đàn hồi cho cột sống.
Tư thế học tập và làm việc đúng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, giảm nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì sẽ làm tăng gánh nặng cho cột sống.
Giảm hút và bỏ hẳn thuốc lá để ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm đồng thời tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm do thuốc lá gây ra.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Chế độ ăn uống hợp lý cho người thoát vị đĩa đệm
- Thức ăn giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, tôm, cua,… giúp bệnh nhân đỡ đau mỏi, làm giảm các phản ứng viêm.
- Nước hầm xương ống chứa hàm lượng lớn canxi, glucosamin sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe, giảm sưng viêm khớp, tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải, bắp cải, cải xoăn,… giàu vitamin A, C, K và khoáng chất giúp phòng ngừa loãng xương.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?
- Thức ăn giàu chất béo no như dầu mỡ, đồ chiên rán,… làm tăng nguy cơ béo phì cho bệnh nhân, tăng áp lực cho cột sống gây hại cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Thức ăn giàu đạm như thịt bò, thịt lợn,… khi cơ thể hấp thu cần một lượng lớn canxi để trung hòa, nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi, canxi được huy động từ xương ra làm tăng nguy cơ loãng xương, dễ gãy xương.
- Thức ăn chứa các chất kích thích như rượu bia làm tăng kích thích các dây thần kinh nên sẽ làm bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đi.
- Thực phẩm chứa purin như trứng, nội tạng, thịt da cầm,… làm tăng phản ứng viêm, làm tăng triệu chứng ở người thoát vị đĩa đệm.
Lưu ý rằng, khi bạn có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của thoát vị đĩa đệm, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám chữa, tránh để bệnh nặng càng thêm nặng và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đến số hotline của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và và giải đáp mọi thắc thắc của bạn.
tôi còn khá trẻ mà đã vị thoát vị đĩa đệm. tôi có thể tự tập Yoga ở nhà không?
Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Khi tập yoga, cần có người hướng dẫn cụ thể các động tác.