Đau thần kinh tọa là bệnh gây nên cho con người rất nhiều phiền phức. Nó gây suy giảm nghiêm trọng đối với chức năng vận động của bạn nếu không được điều trị nhanh chóng, hiệu quả và đúng cách.
Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và triệu chứng? Cách điều trị đau thần kinh tọa như thế nào? Tất cả các câu hỏi trên sẽ đươc Sống Khỏe 24h giải đáp ngay trong bài việt dưới đây.
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh tọa) là bệnh đau ở vùng thắt lưng, mông, chạy xuống chân. Đau dọc theo dây thần kinh tọa nối từ tủy sống xuống tận chân (ở phía sau). Bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn điều trị sớm, điều trị hoàn toàn.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn tới xuất hiện triệu chứng đau và có thể là đau dữ dội. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh, thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra còn đo một số bệnh khác như thoái hóa đốt sống, hay do viêm khớp,…
Đau dây thần kinh tọa do những rối loạn của cơ thể gây ra: do có thai gây chèn ép, ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa; do trật đốt sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa,…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng thường hay gặp phải chính là hội chứng Piriformis (cơn đau hình lê). Do dây thần kinh tọa nằm dưới cơ hình lê (một cơ nằm ở mông) rất dễ bị tác động gây tổn thương.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa xuất hiện với các triệu chứng cụ thể sau:
- Đau dọc theo dây thần kinh tọa bắt đầu từ vừng thắt lưng kéo dài xuống hết tận ngón chân.
- Đau với tính chất xuất hiện các cơn đau đột ngột, hay đau liên tục. Đau lan tỏa từ vùng cột sống thắt lưng tới mặt ngoài của đùi → mặt trước cẳng chân → mắt cá chân → các ngón chân. Đau sẽ mạnh hơn khi bạn vận động mạnh, vận động quá sức, thậm chí chỉ cần ho hay hắt hơi.
- Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: có cảm giác tê nóng hay kiến bò ở vùng đau. Có thể, bạn sẽ gặp các biểu hiện giật thay vì các cơn đau. Hay đau chỉ xuất hiện ở một phần còn phần còn lại của chân bạn sẽ bị tê.
Biến chứng của đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa vốn không nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị hoàn toàn, triệt để. Nhưng, nếu bệnh triển biến nặng mà không được xử lý kịp thời sẽ để lại các biến chứng khó lường.
Bại liệt là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất do đau dây thần kinh tọa gây ra. Bệnh nhân khi đã xuất hiện biến chứng bại liệt thì khả năng có thể phục hồi được là rất thấp, thậm chí là không phục hồi được. Mọi hoạt động của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ của những người xung quanh.
Hội chứng đuôi ngựa là một biến chứng khác của bệnh đau thần kinh tọa. Rễ thần kinh bị tổn thương là nguyên nhân gây nên hội chứng này. Các triệu chứng thường thấy của hội chứng đuôi ngựa gồm: ngứa, khó chịu, tê, đau mỏi,… tại vùng thắt lưng, mông và xuống tận vùng bàn chân.
Ngoài ra còn có một số biến chứng khác như rối loạn nội tiết hay rối loạn cương dương.
Xem thêm: Rối loạn cương dương: Có chữa được không? Nên ăn gì và uống thuốc gì?
Một số câu hỏi thường gặp
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?
Đây là căn bệnh có thể được điều trị hoàn toàn, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn các chức năng vận động của mình. Bệnh tuy đem đến cho người bệnh rất nhiều phiền phức nhưng nếu được trị liệu đúng cách và hiệu quả, kết hợp chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý thì sẽ cải thiện rất nhanh.
Các cơn đau thần kinh tọa cấp tính thường sẽ xuất hiện lại 1 vài lần trong năm. Tuy nhiên, nó sẽ được loại bỏ sau khi điều trị hoặc cũng có thể tự khỏi trong một vài tuần.
Đau thần kinh tọa có quan hệ được không?
Vốn dĩ đau dây thần kinh tọa không ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quan hệ. Vì đau thần kinh tọa không ảnh hưởng tới chức năng sinh dục của bệnh nhân.
Nhưng đau thần kinh tọa khiến cơ thể bệnh nhân có cảm giác đau đớn, mỏi, khó chịu từ vùng thắt lưng lan dọc xuống tới ngón chân. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình quan hệ của bệnh nhân, gây ra các cảm giác không thoải mái, quan hệ không chất lượng.
Mặt khác, nếu trong quá trình quan hệ, cơ thể của bạn bị quá sức đặc biệt phần hông, hay nằm sai tư thế,… Bạn vô tình khiến cơn đau dây thần kinh tọa tiến triển xấu đi, đau dữ dội hơn, có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như tê, yếu cơ,…
Khi cơ thể không được khỏe mạnh, luôn khó chịu (vùng cơ thể dưới) sẽ khiến cho bệnh nhân giảm hứng thú khi quan hệ. Nếu có thực hiện thì cũng không kéo dài và không thỏa mãn được như mong muốn, có thể gây ra tình trạng “sợ quan hệ”.
Đau thần kinh tọa nên kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng phần nào ảnh hưởng tới quá trình điều trị đau thần kinh tọa. Bệnh nhân đau dây thần kinh tọa nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho cơ xương, chống viêm hiệu quả như: dứa (thơm), hành tây, nho. Các thực phẩm giàu vitamin như: giàu vitamin A (cà rốt, cà chua, cá, ớt chuông,…); Giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi,…); Giàu vitamin D hay K (súp lơ xanh, cải bó xôi,…)
Bệnh nhân không nên ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích, hạn chế ăn thịt đỏ vì có thể khiến cơn đau trở nên xấu đi, hải sản hay các đồ ăn chế biến sẵn. Những loại thực phẩm này một số có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy vậy nó không phù hợp với bệnh nhân đang đau thần kinh tọa.
Bài tập bệnh nhân đau thần kinh tọa
Bài tập cải thiện sự linh hoạt vùng thắt lưng
- Nằm trên thảm, đầu được kê gối thấp. Co 2 đầu gối lên sao cho 2 bàn chân thẳng, khoảng cách của chân với nhau thoải mái với chiều rộng của hông. Nhẹ nhàng thả lỏng toàn thân và gập nhẹ cằm về phía ngực
- Hạ 2 chân xuống, co 1 đầu gối lên về phía ngực, tay ôm chặt đầu gối. Tiếp theo kéo nhẹ đầu gối về phía ngực đến tối đa, giữ từ 20 – 30 giây cùng thở sâu, và đổi chân khi thực hiện 3 lần.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
- Đứng thẳng và kê 1 chân lên bậc cố định (đủ cao), chân và ngón chân đều đc duỗi thẳng.
- Tiếp đó, ngả người về trước, giữ lưng được thẳng và để từ 20 – 30 giây cùng thở sâu và đổi chân sau 3 lần.
Bài tập kéo giãn cơ tháp
- Nằm thoải mái trên thảm, đầu có kê bằng gối thấp. Co chân trái và để mắt cá chân trái lên phần đùi gần đầu gối chân phải.
- Dùng 2 tay giữ chặt đùi phải rồi nhẹ nhàng kéo người về phía trước, giữ hông thẳng và kéo mông phải căng. Giữ như vậy khoảng 25 phút, cùng thở sâu và đổi chân sau 3 lần.
Đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Đau dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu vùng cơ thể dưới, vì thế dẫn đến tình trạng lười đi bộ, vận động. Bạn nên đi bộ một cách phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Việc hạn chế đi bộ vì lười và sợ đi bộ sẽ ảnh hưởng xấu tới cơn đau thần kinh tọa lại vô tình khiến xương khớp của bạn bị trì trệ, kém linh hoạt.
Để đi bộ giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, cải thiện sức khỏe bạn cần thực hiện như sau:
- Đầu tiên khởi động để làm nóng cơ thể, để các cơ, xương dẻo dai và bắt đầu cho các vận động tiếp theo. Sau khi khởi động xong bạn có thể đi bộ một cách bình thường. Lưu ý: bạn nên đi những đôi giày thể thao thoải mái, khi khởi động thì chú ý hơn tới các động tác xoay hông.
- Thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 20 phút, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc tăng hay giảm thời gian. Trong thời gian đi bộ bạn có thể nghỉ ngơi, giải lao để không bị quá sức.Nếu trong khi đi bộ cảm thấy cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện mạnh thì bạn nên dừng lại.
Cách điều trị đau thần kinh tọa
Có nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa, tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà được áp dụng các biện pháp phù hợp.
Điều trị nội khoa
Áp dụng điều trị nội khoa đối với bệnh nhân ở mức độ nhẹ và vừa. Chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lí, khoa học. Khi nằm sử dụng giường cứng, tránh các hoạt động mạnh, đặc biệt các hoạt động mạnh và đột ngột. Bệnh nhân không nên mang vác nặng, vận động quá sức, đứng hoặc ngồi quá lâu.
Điều trị bằng thuốc
Thực hiện việc sử dụng thuốc theo đơn của cán bộ y tế, tuân theo chỉ dẫn và lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc vitamin nhóm B, tiêm corticosteroid, thậm chí cần dùng tới thuốc giảm đau morphin nếu bệnh nhân ở thể nặng.
Điều trị vật lý trị liệu
Sau khi kiểm soát được bệnh, loại bỏ cơn đau cấp tính, cần áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng cơ quan, giảm thiểu khả năng xuất hiện chấn thương trong tương lai.
Phương pháp này được thực hiện gồm một chương trình gồm một số bài tập giúp bạn phục hồi chức năng vận động, phục hồi tư thế, tăng cơ bắp, cải thiện độ linh hoạt của xương. Một số bài tập như:
- Massage trị liệu.
- Thể dục trị liệu: áp dụng tập luyện các bài thể dục có lợi cho cột sống như các bài tập giúp kéo giãn cột sống, bài tập cơ lưng,…
- Mang theo đeo lưng để hỗ trợ cột sống thắt lưng không bị quá sức.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định ngoại khoa khi điều trị nội khoa không thành công, hoặc các trường hợp bệnh nhân ở thể nặng, trường hợp có chèn ép nặng gây ra các hậu quả nguy hiểm, teo cơ.
Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Có thể sử dụng phương pháp: nội soi, làm vững cột sống,vi phẫu, mổ hở, …
Thường chỉ định ngoại khoa đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa gồm 2 phương pháp phẫu thuật:
- Phẫu thuật lấy nhân đệm: Là biện pháp cắt bỏ đi một phần đĩa đệm thoát vị nguyên nhân chèn ép lên dây thần kinh.
- Phẫu thuật cắt cung sau đốt: Biện pháp được chỉ định với bệnh nhân đau thần kinh tọa nguyên nhân bởi hẹp ống sống. Tuy nhiên, phương pháp này ảnh hưởng tới chất lượng cột sống và bệnh đau dây thần kinh tọa có nguy cơ tái phát trở lại nhiều.
Đối với bệnh nhân có nguyên nhân gây bệnh là do trượt đốt sống thì áp dụng biện pháp làm cứng đốt sống hay nẹp, vít cột sống để cố định
Điều trị hỗ trợ
Để hỗ trợ làm thuyên giảm cơn đau có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh tại vị trí đau cho bệnh nhân.
- Chườm lạnh bằng túi nước lạnh hay túi đá được bọc khăn, chườm nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 đến 25 phút
- Chườm nóng bằng túi chườm nóng
Điều trị bằng phương pháp khác
Ngoài ra, điều trị đau dây thần kinh tọa còn có thể áp dụng các biện pháp đông y như châm cứu. Hay điều trị bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương.
Tuy nhiên, bạn cần đi thăm khám để nắm rõ tình trạng bệnh của mình để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác này.
Cách chữa đau dây thần kinh tọa khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm vì mỗi tác động sẽ có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Khi điều trị đau dây thần kinh tọa cho mẹ bầu, cần rất cân nhắc về phương pháp điều trị để tránh ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.
Các phương pháp giúp kiểm soát đau thần kinh tọa ở mẹ bầu được ưu tiên sử dụng gồm:
- Chườm nóng ở vùng đau nhằm kiểm soát và giúp giảm đau cho mẹ bầu. Việc này sẽ không gây ra các tác dụng bất lợi cho thai nhi.
- Massage vùng thắt lưng: Massage là một trong những liệu pháp điều trị đau thần kinh tọa an toàn và hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt an toàn cho mẹ bầu, đồng thời giúp mẹ được thư giãn, thoải mái
- Tập Yoga với những tư thế phù hợp cho vùng cột sống thắt lưng và cho mẹ bầu. Yoga là phương pháp tập luyện giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Đây là một cách giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu rất nhiều.
- Thay đổi thói quen sống là một cách hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị đau thần kinh tọa ở phụ nữ có thai. Ví dụ như thay đổi thói quen ngồi, đứng không chuẩn, không đúng cách. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới đau thần kinh tọa…
- Điều trị bằng thuốc: Phụ nữ có thai là đối tượng rất nhạy cảm, vì thế việc cân nhắc sử dụng thuốc cho mẹ bầu là rất quan trọng. Thuốc giảm đau, thuốc điều trị đau thần kinh tọa cho phụ nữ có thai phải được bác sĩ điều trị trực tiếp khám và kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để thỏa mãn nhu cầu giảm đau của bạn nếu không có sự tư vấn của cán bộ y tế.
Massage trị đau thần kinh tọa
Chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Chuẩn bị
Nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, nguyên vẹn.
Cách thực hiện
- Đem lá đã chuẩn bị rửa sạch với nước, để ráo nước.
- Sắc 200g lá lốt sau khi đã sơ chế sạch sẽ lấy nước uống, một ngày khoảng 3 lần và uống liên tục khoảng 2 tuần. Hoặc có thể dùng lá lốt kết hợp cùng gừng nấu nước ngâm chân.
- Thực hiện đều đặn liên tục trong vòng 2-3 tuần, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì?
Thuốc tây y
Thuốc tây y được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào từng bệnh nhân, phụ thuộc độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý,… Các thuốc tây y thường được kê cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa:
- NSAIDs thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Một số thuốc thường dùng như Paracetamol, Diclofenac,… Nhóm thuốc Ibuprofen, Aspirin,… là các thuốc được dùng thay cho paracetamol khi thuốc này không có hiệu quả trên bệnh nhân. Tuy nhiên các thuốc này có nhiều tác dụng phụ, vì thế không được dùng nhiều.
- Thuốc giãn cơ: Một số thuốc thường dùng như Myonal, Decontractyl,… có tác dụng giãn cơ từ đấy làm giảm các cơn đau khi căng cứng. Thuốc gây ra một số tác dụng không mong muốn tới bệnh nhân gồm: hạ huyết áp, đau đầu, buồn nôn, nôn,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: kết hợp Gabapentin với opioid có hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau cho bệnh nhân
- Thuốc kích thích tăng dẫn truyền và phục hồi thần kinh ví dụ như Mecobalamin
- Các vitamin nhóm B: Các loại vitamin như B1, B6, B12 giúp phục hồi chức năng cơ bắp, rất có ích cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Xem thêm: Thuốc tiêm Diprospan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng, liều dùng
Thuốc đông y
Thuốc đông y an toàn với môi trường, với sức khỏe hơn thuốc tây do được bào chế từ các loại dược liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên, khi dùng thuốc đông y bạn vẫn nên đi khám để nắm được tình trạng bệnh hiện tại của bản thân.
- Sâm ngọc linh: Một loại dược liệu có nguồn gốc từ Tây Nguyên, chứa hàm lượng hoạt chất phong phú và được mệnh danh như một loại kháng sinh tự nhiên. Sâm ngọc linh có tác dụng rất tốt cho xương khớp. Dùng sâm ngọc linh ngâm mật ong (tối thiểu ngâm sau 1 tháng) là một bài thuốc hiệu quả điều trị bệnh
- Rau má: Một loại rau gần gũi với người dân Việt Nam đặc biệt dân miền núi. Đây cũng chính là 1 vị dược liệu giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, và giảm đau hiệu quả. Dùng rau má xay lấy nước cốt uống góp phần vào quá trình điều trị bệnh của bạn.
Chúc các bạn luôn tràn đầy sức khỏe, loại bỏ nhanh chóng những cơn đau do đau thần kinh tọa. Nếu cần hỗ trợ thêm hay cần giải đáp các thắc mắc khác hãy liên hệ tới hotline để được nhận thêm tư vấn.