Đối với ngành dược, khi ra trường ai cũng mong muốn có riêng cho mình một nhà thuốc để vừa áp dụng được những kiến thức mình học giúp đỡ mọi người, lại vừa kiếm thêm nguồn thu nhập cho bản thân.
Tuy nhiên, quy trình mở nhà thuốc như thế nào, cần chuẩn bị những gì để có thể mở được nhà thuốc là điều mà không hẳn ai cũng biết. Bài viết hôm nay của Sống khoẻ 24h sẽ giúp bạn hiểu rõ và đầy đủ nhất những bước trong quy trình để mở một nhà thuốc.
Tiêu chuẩn GPP là gì?
GPP là viết tắt của cụm từ Good Pharmacy Practices. GPP được dịch ra tiếng việt với ý nghĩa “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc”.
Chúng ta có thể hiểu trong GPP sẽ bao gồm những nguyên tắc cơ bản nhất mà một nhà thuốc phải đảm bảo được như trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để việc cung cấp và tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh được tối ưu hoá, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc gồm có:
- GMP: Thực hành tốt sản xuất thuốc
- GLP: Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
- GSP: Thực hành tốt bảo quản thuốc
- GDP: Thực hành tốt phân phối thuốc
- GPP: Thực hành tốt nhà thuốc
GPP được đánh giá là tiêu chuẩn cao nhất và cũng là tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá việc thực hành tốt với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của mọi người kịp thời, đúng lúc, đảm bảo an toàn, hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Nhà thuốc chuẩn GPP là như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, chuẩn GPP là tiêu chuẩn mà bất kì nhà thuốc nào muốn hoạt động kinh doanh đều phải đạt được. Hơn nữa, một nhà thuốc đạt chuẩn GPP sẽ giúp ích cho cộng đồng rất lớn, đảm bảo sức khoẻ của mọi người. Từ đó giúp cho chất lượng của các dịch vụ ngành Dược ngày càng được nâng cao hơn. Một số nguyên tắc thiết yếu mà mỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần tuân theo như:
- Biết quan tâm, đặt sức khoẻ và lợi ích chung của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, không vì lợi nhuận, doanh thu mà gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Đảm bảo tuân theo đầy đủ và đúng các quy định về việc sắp xếp, bố trí và bảo quản của tất cả các loại thuốc trong nhà thuốc.
- Đối với một số bệnh đơn giản, không cần kê đơn của bác sĩ, nhân viên tư vấn tại nhà thuốc có trách nhiệm cung cấp, tư vấn những thông tin về thuốc và lời khuyên cho người bệnh.
- Thuốc được bán ra phải đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu quả, mang đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng.
- Thuốc và đơn kê cho người bệnh phải phù hợp.
Trong chuỗi 5 nguyên tắc của quy trình đảm bảo chất lượng thuốc gồm có GMP, GLP, GSP, GDP, GPP thì GPP được xem là tiêu chuẩn cuối cùng và mang tính khái quát nhất. Một nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Về nhà thuốc: diện tích tối thiểu 10m2, không gian đạt chuẩn, có đầy đủ những trang thiết bị đảm bảo cho việc tồn trữ thuốc.
- Về thuốc: với thuốc bán lẻ không có bao bì bên ngoài, dược sĩ phải bổ sung thêm các thông tin, hướng dẫn đầy đủ và thuận tiện nhất cho người bệnh ghi nhớ và thực hiện đúng.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về nhân sự:
- Chủ nhà thuốc phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật như có bằng dược sĩ Đại học và có kinh nghiệm trên 2 năm, có Chứng chỉ hành nghề Dược được cấp bởi Bộ Y Tế.
- Nhân viên trong nhà thuốc phải có áo Blouse trắng, có biển tên, chức vụ, sạch sẽ, gọn gàng.
- Dược sĩ trong nhà thuốc phải có kiến thức chuyên môn, có lương tâm với nghề nghiệp.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về hoạt động
- Đảm bảo hoạt động ghi chép, lưu trữ và bảo quản hồ sơ của thuốc ít nhất 1 năm kể từ ngày hết hạn của thuốc.
- Không có các hành động quảng cáo sai sự thật nhằm lôi kéo khách
- Tuân thủ đúng các quy định về hoạt động mua, bán thuốc có đơn hoặc không có đơn
- Đảm bảo các hoạt động theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc
- Trong một số trường hợp thuốc bị thu hồi hay khách hàng có những khiếu nại về thuốc thì chủ nhà thuốc phải có các phương pháp giải quyết theo đúng quy định.
Sự khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc
Người phụ trách chuyên môn
Nhà thuốc
- Là Dược sĩ Đại học, được Bộ Y Tế cấp chứng chỉ hành nghề Dược và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí thích hợp.
- Vừa thực hiện công tác chuyên môn lại có thể vừa đảm bảo công tác Dược lâm sàng trong nhà thuốc.
Quầy thuốc
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn tại quầy thuốc cần có bằng đại học, cao đẳng hoặc trung cấp dược.
- Bên cạnh đó, họ phải có ít nhất 18 tháng kinh nghiệm làm việc tại vị trí thích hợp.
Quyền và trách nhiệm
Nhà thuốc
Quyền lợi
- Nhà thuốc được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của luật.
- Nhà thuốc được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước.
- Các thông tin, quảng cáo về thuốc có thể được cập nhật và truyền tải đến người dân theo Quy định của luật pháp.
- Đối với một số vùng núi hay dân tộc thiểu số, hải đảo, những nơi có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể tổ chức các cơ sở bán thuốc lưu động để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc được quyền mua nguyên liệu làm thuốc, pha chế trực tiếp và bán lẻ thuốc
- Có quyền nhập các loại thuốc để bán lẻ, không áp dụng với vaccin
- Với những nhà thuốc đáp ứng được các tiêu chí được đề ra của bảo hiểm, dự án hay chương trình y tế thì sẽ được quyền cấp phát thuốc cho bảo hiểm, dự án hay các chương trình này.
- Cán bộ chuyên môn có quyền thay thế các loại thuốc trong đơn kê cho bệnh nhân bằng thuốc khác có hoạt chất, nồng độ, đường dùng và tác dụng tương tự trong trường hợp nhà thuốc không có thuốc theo như trong đơn và được sự đồng ý đổi thuốc của người mua.
Nghĩa vụ
- Các hoạt động tại nhà thuốc phải đảm bảo tuân theo đúng những quy định hiện hành của pháp luật
- Nhà thuốc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và phải tuân thủ đúng theo các quy định và điều kiện được ghi trên giấy tờ.
- Đối với các thuốc hay nguyên liệu làm thuốc nằm trong quy định tại Điều 62 của Luật thì nhà thuốc phải có nghĩa vụ thu hồi để đảm bảo an toàn.
- Trong trường hợp Nhà thuốc gặp phải các sai sót gây ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện các biện pháp hoà giải và bồi thường phù hợp.
- Trong những thời kì có dịch bệnh bùng phát nguy hiểm hay thiên tai, địch hoạ thì nhà thuốc có nghĩa vụ đảm bảo cung ứng thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo các quyết định của nhà nước.
- Với trường hợp vì một lí do nào đó mà nhà thuốc phải dừng hoạt động trên 6 tháng thì phải thông báo với Sở Y Tế hoặc Bộ Y Tế.
- Lập danh sách các cán bộ có Chứng chỉ hành nghề tại Nhà thuốc và báo cáo tới các cơ quan có thẩm quyền
- Nộp các báo cáo hằng năm hoặc báo cáo khi có yêu cầu.
- Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ, Nhà thuốc cần thực hiện theo đúng quy định của luật.
- Giá bán của thuốc phải được niêm yết bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam
- Các thông tin, tài liệu về thuốc phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ ngày thuốc hay nguyên liệu làm thuốc hết hạn.
- Tuân thủ các điều kiện bảo quản trong quá trình bảo quản thuốc.
- Đối với các thuốc ra lẻ, phải ghi rõ tối thiểu 3 nội dung gồm có tên thuốc, hàm lượng dùng và hạn sử dụng của thuốc. Với các thuốc không kê đơn cần bổ sung thêm liều dùng và cách dùng cho khách hàng.
- Với các thuốc kê đơn, không được phép bán lẻ khi không có đơn thuốc
- Trong trường hợp nhà thuốc thực hiện pha chế thuốc theo đơn thì phải đảm bảo điều kiện pha chế theo quy định của Bộ Y Tế
- Nhà thuốc Không được phép bán các nguyên liệu làm thuốc, ngoại trừ các loại dược liệu.
Quầy thuốc
Quyền lợi
Quầy thuốc được thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của Pháp luật
- Nhà thuốc được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước.
- Các thông tin, quảng cáo về thuốc có thể được cập nhật và truyền tải đến người dân theo Quy định của luật pháp.
- Đối với một số vùng núi hay dân tộc thiểu số, hải đảo, những nơi có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể tổ chức các cơ sở bán thuốc lưu động để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
- Được bán một số loại thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Trách nhiệm
- Các hoạt động tại nhà thuốc phải đảm bảo tuân theo đúng những quy định hiện hành của pháp luật
- Nhà thuốc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và phải tuân thủ đúng theo các quy định và điều kiện được ghi trên giấy tờ.
- Đối với các thuốc hay nguyên liệu làm thuốc nằm trong quy định tại Điều 62 của Luật thì nhà thuốc phải có nghĩa vụ thu hồi để đảm bảo an toàn.
- Trong trường hợp Nhà thuốc gặp phải các sai sót gây ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện các biện pháp hoà giải và bồi thường phù hợp.
- Trong những thời kì có dịch bệnh bùng phát nguy hiểm hay thiên tai, địch hoạ thì nhà thuốc có nghĩa vụ đảm bảo cung ứng thuốc và nguyên liệu làm thuốc theo các quyết định của nhà nước.
- Với trường hợp vì một lí do nào đó mà nhà thuốc phải dừng hoạt động trên 6 tháng thì phải thông báo với Sở Y Tế hoặc Bộ Y Tế.
- Lập danh sách các cán bộ có Chứng chỉ hành nghề tại Nhà thuốc và báo cáo tới các cơ quan có thẩm quyền
- Nộp các báo cáo hằng năm hoặc báo cáo khi có yêu cầu.
- Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ, nhà thuốc cần thực hiện theo đúng quy định của luật.
- Giá bán của thuốc phải được niêm yết bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam
- Các thông tin, tài liệu về thuốc phải được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ ngày thuốc hay nguyên liệu làm thuốc hết hạn.
- Tuân thủ các điều kiện bảo quản trong quá trình bảo quản thuốc.
- Đối với các thuốc ra lẻ, phải ghi rõ tối thiểu 3 nội dung gồm có tên thuốc, hàm lượng dùng và hạn sử dụng của thuốc. Với các thuốc không kê đơn cần bổ sung thêm liều dùng và cách dùng cho khách hàng.
- Với các thuốc kê đơn, không được phép bán lẻ khi không có đơn thuốc
- Trong trường hợp nhà thuốc thực hiện pha chế thuốc theo đơn thì phải đảm bảo điều kiện pha chế theo quy định của Bộ Y Tế
- Nhà thuốc Không được phép bán các nguyên liệu làm thuốc, ngoại trừ các loại dược liệu.
Địa bàn hoạt động
Nhà thuốc
- Nhà thuốc có thể được mở tại bất kỳ đâu đều được từ thành thị, nông thôn cho đến các vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Quầy thuốc
- Khác với nhà thuốc, quầy thuốc chỉ được mở tại một số địa điểm như:
- Tại các thị trấn hoặc xã
- Các thị trấn hoặc xã mới đổi thành phường, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Với trường hợp này, quầy thuốc không được hoạt động quá 3 năm tính từ ngày bắt đầu chuyển đổi.
- Với trường hợp quầy thuốc không ở thị trấn hoặc xã nhưng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trước khi Nghị định có hiệu lực thì được tiếp tục kinh doanh cho đến thời điểm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc hết hiệu lực. Trong trường hợp không có thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì quầy thuốc không được hoạt động quá 03 năm tính từ ngày Nghị định bắt đầu có hiệu lực
Những điều kiện để được cấp phép mở nhà thuốc 2020
Dưới đây là một số điều kiện để được cấp phép mở nhà thuốc mà bạn cần phải chú ý để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và đầy đủ nhất cho nhà thuốc của mình.
Với nhà thuốc
- Được Uỷ ban nhân dân quận (huyện) hoặc Sở kế hoạch và đầu tư cấp Giấy phép hoạt động.
- Có Chứng chỉ hành nghề Dược của Sở Y tế.
- Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược phẩm
Cán bộ Chuyên môn
- Có bằng Dược sĩ Đại học
- Có kinh nghiệm ít nhất 2 năm tại vị trí phù hợp
- Đảm bảo sức khoẻ tốt và có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
- Không rơi vào trường hợp đang bị cấm hành nghề hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật, bị truy tố.
- Có đầy đủ hiểu biết và đảm bảo việc thực hiện Luật về sức khoẻ và các quy chế trong ngành Dược.
- Có nguồn vốn tối thiểu là 250 triệu.
Mở nhà thuốc cần chuẩn bị những gì?
Mặt bằng kinh doanh
- Để mở một nhà thuốc, bạn phải tìm được một mặt bằng phù hợp, có diện tích ít nhất 10m2, chiều dài không dưới 10m và chiều rộng không dưới 4m.
- Đối với mặt bằng đi thuê, bạn phải ký kết hợp đồng thuê nhà được xác nhận bởi xã hoặc phường tại văn phòng công chứng.
- Đối với một số mặt bằng kinh doanh tại thành phố thì bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ như bản photo sổ đỏ và hoá đơn điện nước để có thể xin được Giấy phép kinh doanh.
Chứng chỉ hành nghề hay bằng cấp
Yêu cầu đối với cán bộ chuyên môn tại nhà thuốc là phải tốt nghiệp Đại học Dược và có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm tại vị trí phù hợp theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
Và đồng thời người chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc phải được cấp chứng chỉ hành nghề Dược. Chứng chỉ này sẽ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Dưới đây là những thủ tục mà bạn cần phải thực hiện nếu muốn có chứng chỉ hành nghề:
Chuẩn bị hồ sơ gồm có :
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược (mẫu số 1a /ĐĐN-CC trong Thông tư 10/2013/TT-BYT)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ hành nghề
- Bản công chứng các bằng cấp chuyên môn
- Bản sao Chứng minh thư hoặc bản chụp
- Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở đó cấp (theo mẫu số 3/GXN, Thông tư 10/2013/TT-BYT)
- 02 ảnh chân dung 4x6cm.
Trình tự đăng kí chứng chỉ hành nghề:
- Nộp hồ sơ về Sở Y Tế. Trong vòng 3 ngày nếu có thiếu sót hay vấn đề gì thì hồ sơ sẽ được gửi trả lại để bổ sung và thay đổi.
- Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Y Tế sẽ thẩm định và đưa ra kết quả. Nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải nêu rõ lí do.
- Và một lưu ý là bạn phải nộp phí cấp chứng chỉ hành nghề kèm với hồ sơ. Phí là 500.000 VNĐ.
Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh dược được nêu ở dưới.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Việc đăng kí giấy phép kinh doanh là điều mà bất kì doanh nghiệp nào nói chung và nhà thuốc nói riêng. Các thủ tục đăng kí giấy phép kinh doanh được thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế.
Hồ sơ đăng kí Giấy phép kinh doanh gồm có:
- Chứng chỉ hành nghề Dược
- Bản sao có công chứng chứng minh thư hoặc căn cước công dân của người chịu trách nhiệm tại nhà thuốc
- Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh
Đối với hồ sơ đăng kí giấy phép kinh doanh, bạn cần mang hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ đến Uỷ ban nhân dân quận hoặc huyện nơi bạn mở nhà thuốc. Lúc này, cơ quan chịu trách nhiệm sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và quyết định cấp Giấy đăng kí kinh doanh cho nhà thuốc của bạn trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và chỉ tính những ngày cơ quan làm việc
Chi phí cho mỗi lần đăng kí kinh doanh là 100.000 VNĐ.
Bảng hiệu nhà thuốc
Theo quy định bảng hiệu của 1 nhà thuốc phải cung cấp tối thiểu 7 trong 9 tiêu chí dưới đây:
- Tên nhà thuốc
- Địa chỉ nhà thuốc
- Tên người phụ trách chuyên môn
- Số điện thoại của người quản lí
- Phạm vi hành nghề: Nhà thuốc tư nhân
- Phạm vi kinh doanh: Bán lẻ các loại thuốc thành phẩm
- Số Giấy phép kinh doanh
- Thời gian mở cửa.
Vì vậy hãy chú ý trong việc thiết kế bảng hiệu cho nhà thuốc nhé. Bởi bảng hiệu được coi như bộ mặt của một nhà thuốc đấy.
Xin mã số thuế
Sau khi nhà thuốc đã được cấp Giấy phép kinh doanh, mang Giấy phép này đến bộ phận Thuế để được cấp mã số thuế.
Sau khi được cấp mã số thuế, việc tiếp theo bạn cần làm là mang đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định đến Sở Y Tế để hoàn thiện hồ sơ thành lập nhà thuốc.
Sau khi qua được bước thẩm định, bạn sẽ được Sở Y Tế cấp Giấy đủ điều kiện kinh doanh Dược cùng với giấy đạt chuẩn GPP. Lúc này, bạn có thể bắt đầu công việc kinh doanh của nhà thuốc.
Hồ sơ thẩm định đạt chuẩn GPP
Trong hồ sơ nộp để thẩm định việc đạt chuẩn GPP của 1 nhà thuốc phải gồm đầy đủ những giấy tờ sau:
- Bằng cấp của người chịu trách nhiệm chuyên môn
- Chứng chỉ hành nghề Dược
- Giấy phép kinh doanh của Nhà thuốc
- Bộ hồ sơ mẫu xin thẩm định GPP.S.O.P (có thể download file trên mạng) để chấm điểm
- Bản đăng kí bán thuốc hạn chế
- Một số giấy tờ cần thiết như Bản kê khai nhân sự, Hợp đồng lao động của nhân viên hay Bản kê khai vật tư trong nhà thuốc,….
- Và trong hồ sơ cũng cần có chi phí cho việc thẩm định là 1 triệu VNĐ.
Những lưu ý trong quá trình thẩm định
Trong quá trình thẩm định bạn cần đảm bảo tuân theo một số lưu ý dưới đây:
- Nộp đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu
- Chú ý theo dõi những thông tin để biết khi cần phải bổ sung thêm một số giấy tờ hay thông tin khác.
Chuẩn bị sổ sách ghi chép
Sổ sách ghi chép về việc xuất nhập cũng như thông tin của các loại thuốc và đơn thuốc của người bệnh là điều mà bất kì nhà thuốc nào cũng cần phải có để đảm bảo tính an toàn, chính xác, các thuốc cung cấp cho người bệnh được đảm bảo chất lượng, không quá hạn sử dụng.
Hơn nữa việc ghi chép sổ sách cũng giúp cho việc quản lí các hoạt động tại nhà thuốc được hiệu quả hơn.
Quy trình trong việc mở nhà thuốc
Chuẩn bị
Như đã trình bày ở trên, trước khi mở một hiệu thuốc bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ kinh nghiệm của bản thân, địa điểm kinh doanh, các loại giấy tờ pháp lí, các loại thuốc và trang thiết bị, tủ kệ cho quá trình bảo quản và kinh doanh thuốc, các quy chuẩn về kinh doanh dược phẩm theo quy định của luật,… để việc mở nhà thuốc không đơn thuần chỉ là một hình thức kinh doanh mà còn mang lại lợi ích sức khoẻ cho cộng đồng.
Đạt chuẩn GPP
Một nhà thuốc muốn đưa vào hoạt động thì cần phải đạt các tiêu chuẩn đã đề ra, trong đó có tiêu chuẩn GPP. Vì vậy, chuẩn GPP là một tiêu chuẩn rất quan trọng, đảm bảo các yếu tố cần thiết để người bệnh có thể yên tâm hơn khi tìm đến các cơ sở y tế này.
Tìm nguồn thuốc
Khi muốn mở một nhà thuốc thì nguồn thuốc là điều là điều mà các chủ nhà thuốc phải cân nhắc rất nhiều, làm sao để vừa phù hợp với nguồn vốn lại vừa có một lượng thuốc vừa đủ, có các loại thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu người bệnh để việc kinh doanh thêm hiệu quả, tránh bị mất khách.
Dưới đây là các loại thuốc tối thiểu mà một nhà thuốc cần có:
Phân theo tác dụng
Thuốc kháng sinh
Đối với kháng sinh, bạn nên chú ý đến các nhóm sau:
- Beta Lactam : Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin, Cefuroxim, Cephalexin, Cefixim, Cepodoxim hay Cefdinir
- Tetracyclin : Tetracyclin, Doxycyclin
- Macrolid: Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Spiramycin, Roxithromycin
- Lincomycin, Clindamycin
- Quinolone : Levofloxacin, Ciprofloxacin,
- Kháng sinh Chloramphenicol
- Một số kháng sinh kỵ khí như : Metronidazol, Tinidazol
Thuốc kháng viêm
- Nhóm NSAIDs: Aspirin, Ibuprofen,Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Etoricoxib, Celecoxib
Thuốc giảm đau hạ sốt
- Paracetamol hàm lượng 500 – 650mg
Thuốc kháng virus
- Aciclovir hàm lượng 200mg-400mg-800mg
Thuốc Ho và Long đờm
- Acetylcystein, Dextromethorphan, Ambroxol, Bromhexin, Terpin – Codein,…
Thuốc trị bệnh dạ dày
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Rabeprazol,…
- Thuốc kháng H2 như Ranitidine, Cimetidine, Famotidine.
- Nhóm antacid: Yumangel, Maalox, Phosphalugel, Antacil, Gaviscon.
Nhóm thuốc kích thích tiêu hoá
Men vi sinh : Enterogermina, Lactomin, Probio.
Men tiêu hóa : Air-X, Motilium-M, Neopeptine hay PepFiz.
Thuốc trị tiêu chảy
- Hidrasec, Berberin, Smecta, loperamid
Thuốc trị táo bón
- Bisacodyl, Duphalac, Sorbitol
Thuốc trị cảm mạo, cảm cúm thông thường
- Tiffy, Decolgen, Alaxan
Thuốc giảm co thắt cơ
- Alverin, Spasmaverine, Nospa, Buscopan.
Thuốc điều trị huyết áp
- Amlodipin, Captopril, Nifedipin, Nitromint, Losartan, Coversyl, Concor, Bisoprolol, Vastarel MR,…
Thuốc trị mỡ máu
- Atorvastatin và Rosuvastatin
Thuốc điều trị đái tháo đường
- Metformin (Glucophage)
- Sulfonylurea (Diamiron)
Nhóm hormon thay thế
- Thuốc tránh thai: Regulon, Marvelon, Mercilon, Newchoi, Rigevidon, Diane 35, Newlevo (không dùng cho phụ nữ đang cho con bú)
Thuốc điều trị tình trạng rong kinh ở nữ giới
- Orgametril hay Primolut-N
Nhóm thuốc kháng nấm
- Nystatin, Griseofulvin, Itraconazol, Fluconazo
Một số vitamin và khoáng chất thiết yếu
Các loại vitamin:
- Các loại vitamin nhóm B: B1, B6, 3B, noubiron
- Vitamin C 100mg hoặc hàm lượng 500mg.
- Vitamin E : Ecap Nhật bản 400 và Enat 400.
Một số nguyên tố vi lượng
- Zn: Farzincol
- Fe: Obimin, Ferrovit
- Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere
Các thuốc bổ tổng hợp
- Pharmaton hay Homtamin
Các sản phẩm giúp tăng tuần hoàn máu não, giảm triệu chứng chóng mặt
- Hoạt huyết dưỡng não, Ginkgo Biloba, Meken
- Piracetam, Betaserc, Cinarizin, Flunarizine, Tanakan
Một số thuốc trị sỏi thận
- Rowatinex hay Kim tiền thảo
Thuốc dùng cho một số bệnh trên gan
- Boganic, Tonka, Bar
Thuốc giun
- Fugacar, Benda, Zentel, Mebendazol
Một số nhóm sản phẩm thường dùng khác
- Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, V-rohto, nước mắt nhân tạo, Refresh, nước mắt nhân tạo, Tobradex – tobrex, Dexacol, Neodex, Ciprofloxacin 0,3%, thuốc tra mắt Tetracyclin.
- Thuốc mỡ bôi miệng: Mouthpaste, Daktarin
- Một số sản phẩm thoa ngoài da: Kedermfa, Dipolac-G, Silkron, Tomax, Gentrisone, Dibetalic, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ
- Thuốc hen phế quản: Ventolin
- Thuốc đặt: Polygynax, Neo Tergynan, Canesten
- Các vật tư y tế: Bông, băng, gạc, oxy già, Povidine, cồn 70 -90, băng cá nhân, băng thun, Bao cao su, Que thử thai, Đo thân nhiệt, Bình sữa,…
- Một số loại dầu: Dầu gió Trường Sơn, Dầu nóng Trường Sơn, Dầu khuynh diệp, Dầu Phật Linh, Cao xoa bạch hổ,..
- Các sản phẩm dán/ bôi ngoài da giúp giảm đau: Voltaren, Salonpas, Dán con cọp, Ecosip
- Siro trị ho: Thuốc ho Bảo Thanh, Bổ phế Nam Hà, Astex, Prospan, Pectol, Bisolvon, Atussin
- Các sản phẩm tẩy rửa phụ khoa: Dạ hương, Phytogyno, Lactacyd, Gynofar
- Một số thực phẩm chức năng thường dùng khác như Bio-acimin, Giải Độc gan tuệ Linh, Tràng Phục linh, Viên Vai gáy, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, Bảo Xuân, Angela, Rocket, Otiv, Jex, Trà Tâm Lan.
- Bên cạnh đó, tuỳ vào từng nhà thuốc và từng địa phương mà nhà thuốc có thể bổ sung thêm một số sản phẩm dược mỹ phẩm khác.
Tùy vào từng địa điểm, thời gian hoạt động và các yếu tố tác động từ bên ngoài mà bạn có thể lựa chọn và bổ sung thêm các loại thuốc cho phù hợp với yêu cầu.
Đi vào hoạt động
Sau khi đã hoàn tất đầy đủ các thủ tục và nhập đầy đủ các thuốc thiết yếu, trang thiết bị như đã kể trên, đáp ứng được nhu cầu của đa số mọi người thì Nhà thuốc của bạn có thể bắt đầu đi vào hoạt động. Sau đó tuỳ vào hoạt động kinh doanh mà bạn có thể dần thay đổi và bổ sung thêm các loại thuốc, trang thiết bị khác hoặc có thể mở rộng quy mô nhà thuốc.
Trong quá trình hoạt động, nhà thuốc cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần có số sách hay hệ thống điện tử để ghi chép, lưu trữ các thông tin cần thiết như dữ liệu về người bệnh (tên người kê đơn, đơn thuốc,…), các thuốc được nhập vào và bán ra (nhớ ghi rõ hạn dùng của mỗi lô. mỗi loại thuốc để cân đối trong quá trình kinh doanh), những vấn đề mà người bệnh cần lưu ý với các thuốc được kê trong đơn, các chế phẩm thuốc đặc biệt như thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần hay thuốc tiền chất.
- Những hoá đơn mua bán thuốc hợp lệ cũng cần được lưu lại trong dữ liệu cảu nhà thuốc.
- Tìm kiếm các nhà cung ứng thuốc có uy tín, đảm bảo mua được thuốc chất lượng, an toàn lại có chi phí hợp lý nhất, tăng lợi nhuận kinh doanh,đảm bảo sức khoẻ cho khách hàng.
- Đối với những thuốc kiểm soát đặc biệt cần kiểm tra và đối chiếu số lượng thuốc
- Yêu cầu tối thiểu với nhân viên nhà thuốc là phải biết được quy chế trong việc kê đơn thuốc và biết tìm kiếm danh mục các thuốc không kê đơn.
- Khi khách hàng đến mua thuốc bạn phải khai thác được cá thông tin về bệnh nhân và triệu chứng bệnh, các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để dùng đúng thuốc, đúng bệnh, tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn, tương tác trong quá trình sử dụng thuốc
- Kiểm tra đơn thuốc trước khi cung cấp thuốc cho khách hàng. Nếu cảm thấy nghi ngờ về tính an toàn hay hiệu quả của đơn thuốc bạn có thể thông báo với bệnh nhân để trao đổi lại với bác sĩ và trong trường hợp này bạn có thể từ chối bán thuốc.
- Người bán thuốc cần cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết một cách đầy đủ nhất để bệnh nhân có thể ghi nhớ và có quyền lựa chọn thuốc điều trị phù hợp cho bản thân.
- Trước khi đưa thuốc cho bệnh nhân cần kiểm tra lại đơn thuốc, tên thuốc, số lượng thuốc, hàm lượng và đường dùng của thuốc một lần nữa để tránh tình trạng cấp phát nhầm thuốc.
- Đảm bảo thuốc chất lượng, còn hạn sử dụng ít nhất cho đến khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị
Một số câu hỏi xung quanh việc mở nhà thuốc
Mở nhà thuốc chuẩn GPP cần cần bao nhiêu vốn?
Khi nhắc đến mở bất kì một cửa hàng buôn bán nào đó, bất cứ người chủ nào cũng cần chuẩn bị một nguồn tiền vốn để duy trì sự phát triển của cửa hàng, và nhà thuốc cũng không ngoại lệ.
Tuỳ vào loại mặt hàng kinh doanh thì mức vốn đầu tư ban đầu sẽ khác nhau. Đối với nhà thuốc, nguồn tiền vốn cũng phụ thuộc khá nhiều vào vị trí mặt bằng, mức độ của nhà thuốc,…
Tuy nhiên, chúng ta có thể ước tính chi phí tối thiểu cần chuẩn bị cho một nhà thuốc nhỏ xinh đáp ứng tiêu chuẩn GPP sẽ rơi vào khoảng 250 triệu. Và sau thời gian kinh doanh, bạn có thể tăng vốn dần dần để nhập thêm nhiều loại thuốc mới, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, phát triển việc kinh doanh của nhà thuốc.
Mở nhà thuốc có lãi (lời) không?
Mở một nhà thuốc, tính kinh tế cũng là một trong những điểm chúng ta cần suy xét đến. Bởi không có ai kinh doanh gì mà lại không mong muốn có lãi. Tuy nhiên, mức độ lãi của nhà thuốc sẽ phụ thuộc vào quy mô, lượng khách ra vào mỗi ngày và nhiều yếu tố khác.
Tài liệu tham khảo
- Luật dược 2016: https://dav.gov.vn/info-document-221.html
- Thông tư quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc: https://dav.gov.vn/info-document-10.html