Với việc được rất nhiều bác sĩ, dược sĩ khuyên dùng, Sitar là một trong những thành công lớn của Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco – Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Sống Khỏe 24h tìm hiểu chi tiết về thuốc Sitar nhé.
Sitar là gì?
Trong nền âm nhạc Ấn Độ, Sitar còn là tên của một cây đàn phổ biến của người dân ở khu vực phía Bắc. Đàn Sitar đóng một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu văn hóa Ấn Độ với du khách Quốc tế mỗi khi đến đây.
Sitar có thanh đàn dài với hai mươi phím đàn kim loại và khoảng 6-7 dây chính. Dưới các phím đàn kim loại là mười ba dây giúp điều chỉnh các nốt của Raga. Cơ chế hoạt động của đàn giống như đàn Guitar ở nước ta.
Trùng tên với đàn Sitar là sản phẩm thuốc Sitar được sản xuất bởi Công ty cổ phần Công nghệ cao Traphaco-Việt Nam. Trong y học cổ truyền, Khí trong cơ thể con người chúng ta được coi là một trong ba báu vật thiêng liêng: Tinh-Khí-Thần.
Theo đó, Khí là năng lượng sinh học, có tác dụng kích thích các bộ phận trong cơ thể hoạt động. Nếu như Khí có vấn đề gì thì mọi hoạt động của con người trở nên khó khăn. Khí của tạng tỳ thường có xu hướng đi lên, trong trường hợp đi xuống thì cơ thể sẽ gặp các vấn đề như sau:
- Đầy hơi, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, có thể tiêu chảy cấp tính.
- Trĩ nội, trĩ ngoại, sa dạ dày, sa tử cung,…
Hoàn Sitar là bài thuốc y học cổ truyền được tinh chế từ 10 vị thuốc có tác dụng Bổ Tỳ, Thăng Dương Khí, do đó có thể khắc phục được các triệu chứng kể trên.
Với kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco đã cho ra mắt thuốc Sitar được điều chế từ 100% nguyên liệu thiên nhiên với công thức từ Y học cổ truyền, nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuốc cũng như đến được tay nhiều bệnh nhân hơn.
Thuốc được bào chế dạng viên hoàn cứng, với các chức năng chính như hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh trĩ, sa dạ dày, sa tử cung và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa tiêu hóa…
Thành phần
Trong 1 gói 5g của hộp thuốc Sitar có chứa:
- Đảng sâm-Radix Codonopsis pilosulae với hàm lượng 0.4g.
- Hoàng kỳ-Radix Astragali membranacei với hàm lượng 1.4g.
- Đương quy-Radix Angelicae sinensis với hàm lượng 0.4g.
- Bạch truật-Rhizoma Atractylodis macrocephalae với hàm lượng 0.4g.
- Thăng ma-Rhizoma Cimicifugae với hàm lượng 0.4g.
- Sài hồ-Radix Bupleuri với hàm lượng 0.4g.
- Trần bì-Pericarpium Citri reticulatae perenne với hàm lượng 0.4g.
- Cam thảo-Radix Glycyrrhizae với hàm lượng 0.7g.
- Sinh khương: Rhizoma Zingiberis với hàm lượng 0.14g.
- Đại táo-Fructus Ziziphi jujubae với hàm lượng 0.28g.
- Một số thành phần tá dược khác như: Đường trắng, parafin rắn, than hoạt, mật ong, acid benzoic, bột Talc, nipagin, nipasol và tinh bột sắn.
Công dụng của thuốc Sitar
Với thành phần tự nhiên của mình, thuốc trĩ Sitar có rất nhiều những công dụng khác nhau:
- Đẳng sâm có công dụng kích thích co bóp ruột, bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại, từ đó ngăn ngừa viêm và loét trong các cơ quan của hệ tiêu hóa.
- Đương quy có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Thăng ma có công dụng hạ thân nhiệt, giảm triệu chứng các cơn đau, giải trừ độc tố trong cơ thể, hạ huyết áp và ức chế hoạt động của vi khuẩn, nấm mốc trên da.
- Trần bì có công dụng kích thích cơ quan tiêu hóa giải phóng khí độc ra khỏi cơ thể, làm giãn cơ trơn của ruột và dạ dày. Từ đó ruột và dạ dày họa động hiệu quả và năng suất hơn.
- Sinh khương có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột, như một lá chắn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Hoàng kỳ có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển quá trong cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Từ đó tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Bạch truật có công dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây viêm, loét. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch tế bào, chống viêm và lợi niệu.
- Sài hồ có công dụng an thần, giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng, ức chế hoạt động của vi khuẩn và virus.
- Cam thảo có công dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giải nhiệt và hạ nồng độ mỡ trong máu.
- Đại táo có công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Với tất cả các công dụng kể trên, thuốc Sitar là một giải pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân gặp các vấn đề như:
- Trĩ nội, trĩ ngoại.
- Bị sa dạ dày hay sa tử cung.
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, bụng đầy hơi khó tiêu hay ỉa chảy lâu ngày không khỏi.
Xem thêm: [REVIEW] Thuốc bôi trĩ Titanoreine 20g của Pháp có tốt không? Giá bán
Cách dùng thuốc Sitar
Bạn nên sử dụng thuốc Sitar cùng với một cốc nước ấm đã được chuẩn bị sẵn.
Lưu ý là cần uống một lượng nước vừa đủ để đảm bảo thuốc đã đi hoàn toàn vào trong cơ thể.
Thời gian sử dụng thuốc khá linh động, có thể là trước khi ăn hoặc sau khi ăn.
Liều lượng:
- Ngày uống từ 2-3 lần và mỗi lần 1 gói. Chỉ sử dụng thuốc trong vòng 24h tính từ thời điểm mở gói thuốc.
- Thời điểm uống nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hay bác sĩ điều trị.
Chống chỉ định
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc nếu là một trong các đối tượng sau:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người tăng huyết áp.
Tác dụng không mong muốn
Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa có bất kỳ báo cáo nào của người bệnh về tác dụng không mong muốn do thuốc Sitar gây nên.
Trong quá trình uống thuốc, nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu lạ nào thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn, điều trị kịp thời.
Thận trọng
Khi sử dụng thuốc hoàn cứng Sitar, phải đặc biệt lưu ý đối với những loại đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai hay đang trong giai đoạn cho con bú.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Không nên dùng thuốc Sitar đối với các trường hợp bệnh nhân sau:
- Bị nhiệt lỵ mới phát
- Đổ mồ hôi trộm
- Bị suyễn cấp tính
- Bị nôn ra máu
- Bị chảy máu cam
- Có hiện tượng khí đi ngược lên
Xem thêm: [REVIEW] Thuốc Hemoclin Gel có nên dùng? Hướng dẫn cách bôi thuốc hiệu quả
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Sitar ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ không quá 30 độ C. Tránh cho thuốc Sitar tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lạ nào về màu sắc hay hương vị của thuốc thì phải ngừng sử dụng thuốc ngay.
Hạn sử dụng thuốc
Thuốc Sitar có thời hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Trong quá trình sử dụng, dù chưa đến ngày hết hạn của nhưng thuốc đã có dấu hiệu lạ thì cần phải sử dụng hộp thuốc đó ngay. Bởi nếu tiếp tục, điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe bệnh nhân.
Lưu ý quan trọng là bạn cần đọc kỹ tờ thông tin về thuốc trước khi sử dụng. Nếu cần thêm thông tin khác, xin hỏi ý kiến của các chuyên gia hay bác sĩ.
Thuốc Sitar giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, thuốc Sitar có giá bán khoảng từ 75.000 – 85.000 đồng cho 1 hộp 10 gói. Bạn cần chọn nơi uy tín để mua sản phẩm. Nếu vô tình phát hiện cơ sở bán thuốc Star có giá cao hơn hay thấp hơn nhiều so với mức giá trên.
Hãy báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để lợi ích của bạn và những người tiêu dùng được bảo đảm.
Xem thêm:
Mua thuốc Sitar ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Nhu cầu của khách hàng là rất lớn nên hiện nay có rất nhiều hiệu thuốc phân phối thuốc Sitar. Do vậy, bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm này.
Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm thuốc đạt yêu cầu về chất lượng thì có rất nhiều hàng giả, hàng nhái. Điều này có thể gây hại rất lớn cho sức khỏe bạn và gia đình. Hãy mua tại những cơ sở uy tín nhất. Tại đó, chất lượng sản phẩm được đảm bảo với giá cả hợp lý, phải chăng.
Bạn cũng có thể gọi đến hotline chúng tôi để được tư vấn kĩ hơn về thuốc Sitar.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm khác của Traphaco có công dụng chữa trĩ như Tottri qua bài viết:
Thuốc Tottri viên nang chữa bệnh trĩ có tốt không? Cách sử dụng, Giá bán
Thuốc sitar chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Nhưng vài năm Tôi lại tái phát. Do cơ địa. Thán nhiệt nóng. Mua thuốc uống vài ngày lại ổn.
Cảm ơn anh đã phản hồi.
tôi bị cao huyết áp, đang uống thuốc hạ huyết áp telminsatan 40mg hàng ngày, huyết ap buổi tối khoảng 135/80. Hiện bị trĩ nên nóng rát hậu môn. Đi khám BS đông y có cho Sitar ngày 2 gói, nhưng khi đọc thông tin sitar lại chống chỉ định với bệnh cao huyết áp; vậy tôi uống sitar có được không? Xin cảm ơn
Không dùng được anh nhé.