Bị ngứa vùng kín khi mang thai là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong các giai đoạn của thai kỳ. Điều này đã khiến bà bầu lo lắng về sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi. Vậy mang thai bị ngứa vùng kín có phải là một hiện tượng bất thường và nó có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của Sống Khoẻ 24h để có cách xử trí hiệu quả trong trường hợp bà bầu bị ngứa vùng kín nhé.
Nguyên nhân bị ngứa vùng kín khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai. Tùy vào từng nguyên nhân mà các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của hiện tượng này cũng khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng bị ngứa vùng kín khi mang thai:
Vùng kín bị viêm nang lông, nổi mụn viêm ngứa
Khi lỗ chân lông bị viêm tắc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: mồ hôi, bụi bẩn hay vi khuẩn,… hiện tượng viêm nang lông sẽ xảy ra. Lớp lông vùng kín thực hiện chức năng bảo vệ bộ phận nhạy cảm này khỏi nhiều tác động và hạn chế tối thiểu sự tổn thương. Tuy nhiên, khi hoạt động của vùng kín bị rối loạn, âm đạo bị viêm nhiễm và tiết nhiều khí hư, các nang lông dần bị bít tắc, khiến bà bầu cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vùng kín.
Tuy nhiên, các mẹ bầu nên lưu ý tuyệt đối không cắt lớp lông vùng kín vì lượng máu dồn về phía tử cung nhiều hơn khi mang thai nên bạn sẽ cảm thấy đau rát nếu cạo lông ở vùng kín. Ngoài ra, khi lớp lông mới mọc lên thì hiện tượng này càng trở nên nặng nề hơn do lông không thoát ra được lớp biểu bì da nên mọc vào phía trong vùng kín và cảm giác ngứa ngáy sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Có bầu bị ngứa vùng kín xuất phát từ nguyên nhân viêm nang lông là một hiện tượng phổ biến và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, bà bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, hạn chế tối thiểu khả năng bị viêm nang lông và mọc mụn ngứa vùng kín.
Viêm nhiễm do sử dụng các sản phẩm
Trong suốt giai đoạn mang thai, người phụ nữ luôn nhạy cảm với nhiều thứ do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi đáng kể. Đặc biệt, vùng kín lại là một bộ phận nhạy cảm hơn cả. Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da vùng kín như dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, xà bông hay đơn giản chỉ là giấy vệ sinh thì vùng kín cũng rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng dẫn đến viêm ngứa. Nếu xuất hiện dấu hiệu ngứa vùng kín đột ngột thì mẹ bầu có thể nghĩ đến nguyên nhân dị ứng với các sản phẩm chăm sóc cô bé.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý đến cả các loại sản phẩm đã dùng thường xuyên trước khi mang thai vì cơ thể thay đổi rất lớn khi bắt đầu mang thai nên không được ngoại trừ nó. Nếu hiện tượng này xảy ra, bà bầu nên ngừng sử dụng các loại sản phẩm này và thay thế bằng các loại sản phẩm khác có tính dịu nhẹ và an toàn hơn.
Xem thêm: Thủy đậu mọc ở vùng kín (bộ phân sinh dục) có tác hại không? Cách xử trí
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai do bà bầu bị giãn tĩnh mạch do trọng lượng của thai nhi ngày một lớn đè nặng lên. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân và ít hoạt động thể lực trong khi mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Khi bị bệnh trĩ, bà bầu thường cảm thấy ngứa ngáy xung quanh vùng hậu môn. Ngoài hiện tượng ngứa ngáy vùng kín thì bệnh trĩ còn đi kèm với nhiều hiện tượng khác như chảy máu hậu môn hay đi ngoài ra máu, mẹ bầu nên để ý những thay đổi của cơ thể và đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Đường tiết niệu bị viêm nhiễm
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín. Sở dĩ như vậy là do tử cung nằm ngay trên bàng quang, trong quá trình mang thai, thai nhi dần phát triển khiến tử cung chứa thai to và nặng hơn, tạo một áp lực lớn đè lên bàng quang. Khi hiện tượng này xảy ra, hoạt động của bàng quang bị ảnh hưởng và rối loạn khiến nước tiểu không được điều tiết bình thường dẫn đến nhiều triệu chứng tiết niệu bất thường như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu không kiểm soát,… Những triệu chứng này đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra nhiều triệu chứng cho mẹ và thai nhi như sau:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc đau có thể lan ra xung quanh bụng;
- Âm đạo ngứa ngáy và sưng đỏ, nóng rát;
- Đôi khi có thể thấy máu trong nước tiểu;
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tiện không tự chủ,…
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi lo của chị em phụ nữ, nhất là những mẹ bầu đang trong thời kỳ thai sản. Theo một nghiên cứu mới đây, có đến 70% bà bầu bị bệnh phụ khoa khi mang thai. Do trong quá trình mang thai, Hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi đáng kể dẫn đến môi trường pH trong âm đạo bị rối loạn kèm theo nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó nấm và vi khuẩn được coi là những yếu tố hàng đầu: lậu cầu khuẩn, nấm Candida, Virus Herpes, Trichomonas Vaginalis,… Những loại vi khuẩn này sống được trong môi trường âm đạo có tính acid (khi pH của âm đạo bị thay đổi).
Bà bầu ngứa vùng kín do bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường có những biểu hiện triệu chứng như sau:
- Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, tấy đỏ, nóng rát;
- Khí hư ra nhiều hơn bình thường, có màu và mùi hôi khó chịu;
- Đau rát vùng kín khi quan hệ hoặc khi đi tiểu;
- Thỉnh thoảng có cảm giác đau bụng dưới hoặc đau lan ra khắp vùng bụng.
Nếu các bệnh viêm nhiễm phụ khoa xuất hiện do bị lây nhiễm từ nam giới sau khi quan hệ thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi rất nhiều. Trong trường hợp sinh thường, thai nhi chui qua cửa âm đạo có thể bị nhiễm nấm và virus gây ra bệnh viêm da hoặc viêm phổi do nấm, đặc biệt với thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc sinh non. Để giảm thiểu những nguy cơ này, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Thay đổi nội tiết tố
Hormone Estrogen trong cơ thể nữ giới trong thời kỳ mang thai được tiết ra mạnh và chất Glycogen cũng được tổng hợp nhiều hơn. Đây cũng là điều kiện để vùng kín trở nên ẩm ướt và là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng ngứa vùng kín trong thời kỳ mang thai.
Âm đạo có pH thay đổi
Âm đạo nữ giới bình thường có độ pH từ 3,8- 4,5 (hơi acid). Tuy nhiên, chỉ số pH này sẽ thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của phụ nữ. Khi pH tăng lên, môi trường âm đạo trở nên kiềm hơn và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài ra, âm đạo có tính kiềm cũng là nguyên nhân của đa số các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
Bà bầu bị ngứa vùng kín có tác hại gì?
Mang bầu bị ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp của đa số chị em phụ nữ. Hiện tượng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này kéo dài trong một khoảng thời gian hoặc xử lý không đúng cách thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, cụ thể là:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm;
- Vùng kín ngứa ngáy kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất tự tin trước mọi người;
- Thai nhi bị suy dinh dưỡng hoặc bị các bệnh dị tật bẩm sinh;
- Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non;
- Thai nhi khi đẻ thường sẽ có khả năng mắc các bệnh do nấm hoặc virus gây nên từ âm đạo người mẹ như viêm phổi do nhiễm nấm Candida, viêm da dị ứng,…
Xem thêm: Vùng kín bé gái có mùi hôi: Sai lầm khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ
Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu
Việc ngứa vùng kín khi mang thai chỉ là một hiện tượng tạm thời và sẽ hết khi con chào đời và không có gì lo ngại. Vậy bà bầu bị ngứa vùng kín thì phải làm sao? Để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì mẹ bầu có thể áp dụng các cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu an toàn và hiệu quả tại nhà.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Muối
Muối được biết đến có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn và làm sạch. Muối thì không gây tác dụng phụ an toàn cho bà bầu khi sử dụng với cách làm như sau:
Pha dung dịch muối giống nước muối sinh lý 0,9%
Cho muối vào chậu nước tắm sạch để pha loãng, áp dụng theo công thức 9g muối thêm 1 lít nước. Hòa tan muối trong chậu nước
Rửa sạch vùng kín bằng nước trước đó rồi rửa lại bằng nước muối xung quanh vùng kín để khoảng 5 phút để nước muối diệt khuẩn tốt nhất và phát huy công dụng hiệu quả.
Tiếp đó lau khô bằng khăn mềm và mặc quần áo sạch sẽ vào.
Vệ sinh mỗi ngày bằng nước muối để chấm dứt tình trạng ngứa ngáy vùng kín tạo cảm giác thoải mái trong thời gian mang bầu.
Chú ý: quần lót phải sạch sẽ và không gây kích ứng da cho bà bầu. Và cách pha của mỗi bà bầu là khác nhau thì chúng ta lên đi mua nước muối sinh lý ở cửa hàng thuốc để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho người sử dụng.
Nha đam
Nha đam được biết đến với công dụng là làm sạch da và dùng để ăn .nha đam có tính sát khuẩn cao và sử dụng bôi lên cơ thể thì đưa đến cảm giác dễ chịu và tươi mát đặc biệt là không bị rát và xót như khi sử dụng bằng nước muối sinh lý.
Cách thực hiện:
Rửa sạch nha đam và đem lột bỏ hết vỏ ngoài của nha đam để lại phần gel trong suốt để sử dụng.
Phần gel đó có tính kháng khuẩn cao và dưỡng ẩm cho da tốt đặc biệt hiệu quả cao khi sử dụng cho vùng da nhạy cảm như vùng kín.
sử dụng phần gel đó bôi trực tiếp xung quanh vùng kín và để đó khoảng 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Sử dụng cách này 2-3 lần trên một tuần để thấy hiệu quả thần kỳ của nha đam.
Trà xanh
Sử dụng trà xanh để xông trực tiếp giảm ngứa ngáy khó chịu vùng kín của bà bầu. Trà xanh từ lâu đã được biết đến có tính kháng khuẩn cao. Nó cũng làm suy yếu tác dụng của nấm candida- loài nấm gây ngứa chủ yếu trên vùng kín của mẹ bầu.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị lá trà xanh sạch đảm bảo sạch sẽ, rửa sạch bằng nước để ráo nước và đun sôi.
Đun sôi kỹ nước trà xanh và dùng ngay để xông trực tiếp vào vùng kín. sau khi nước trà xanh ấm và nguội thì chị em dừng lại và đi rửa sạch vùng kín bằng nước sạch.
Sử dụng cách này 2-3 lần / tuần để giảm cảm giác đau rát khó chịu.
Sữa chua
Chữa ngứa vùng kín bằng sữa chua ban đầu nghe thật lạ và vô lý. Bởi sữa chua được biết giúp hệ tiêu hóa tốt hơn và làm đẹp nhưng sữa chua có một tác dụng là kháng khuẩn tốt. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp khôi phục sự cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo. Đồng thời nó có khả năng tiêu diệt nấm Candida ( loại nấm gây ngứa chính trong âm đạo phụ nữ).
Cách thực hiện
Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm.
Lấy bông thấm vào sữa chua không đường và bôi nhẹ nhàng lên vùng kín.
Sau 10 phút rửa sạch bằng nước và lau khô
Thực hiện 3 lần/ 1 tuần.
Sử dụng thuốc để bôi
Thuốc bôi Nizoral
Đây là loại thuốc dùng để bôi ngoài da. Trong thuốc cho chứa ketoconazole một chất kháng nấm, và dùng trong việc điều trị nhiễm nấm vùng da và vùng kín cực kì hiệu quả.
Rửa sạch tay khi bôi vào vùng kín. Bôi một lớp mỏng dàn đều vào vùng kín.
Sử dụng kem Nizoral theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Bôi thuốc điều trị trong vòng 2- 4 tuần. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Để chắc chắn bản thân mẹ bầu có sử dụng được không thì phải hỏi bác sĩ khi sử dụng hoặc sau khi sử dụng có vấn đề gì xảy ra thì dừng ngay và đến thăm khám bác sĩ.
Thuốc bôi Neomycin
Đây là loại thuốc chỉ định dùng trong các bệnh viêm da dị ứng hoặc viêm da do nhiễm trùng. Ngoài ra nó còn có tác dụng là thuốc bôi vùng kín do viêm da tiếp xúc.
Có thể bôi thuốc lên vùng kín một hoặc nhiều lần mỗi ngày, bôi với một lượng vừa đủ, dàn đều. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và bôi đến khi hết ngứa ngáy thì dừng lại. Chú ý sử dụng cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín trong 3 tháng đầu.
Đặc biệt là ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào trên cơ thể mẹ.
Dù sử dụng cách nào đi nữa thì mẹ bầu cũng phải hết sức chú ý an toàn khi sử dụng. mẹ bầu sẽ càng nhạy cảm hơn khi tác động đến vùng kín. Vì thế hãy tìm hiểu thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trên cơ thể, tránh những điều không mong muốn.
Sử dụng lá trầu không trị ngứa vùng kín cho mẹ bầu
Sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua tác dụng tuyệt vời của lá trầu không đem lại. Trong lá trầu không có chứa chất như tanin, các vitamin.Chính những chất đó có tác dụng sát trùng , sát khuẩn , tiêu viêm cực kì hiệu quả. Thêm vào đó nó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh giảm ngứa , rát, làm nhanh lành vết thương do viêm nhiễm gây ra
Lá trầu không là loại lá có nhiều trong tự nhiên và cách thực hiện cũng đơn giản.
Cách thực hiện như sau:
Lấy một nắm lá trầu không khoảng 500g rồi rửa thật sạch và để ráo.
Nấu lá trầu không với khoảng 2l nước và đun sôi khoảng 10 phút.
Tư thế vệ sinh vùng kín cho bà bầu là ngồi xổm trước chậu nước lá trầu không vừa đun để hơi xông trực tiếp và vùng kín. Chú ý giữ khoảng cách vừa đủ để không bị hơi nóng của nước làm bỏng
Sau khi hơi nước nguội dần thì lấy nước đó rửa sạch vùng kín và lau khô trước khi mặc quần vào.
Thực hiện 2-3 lần/ ngày tăng tác dụng điều trị ngứa ngáy vùng kín của bà bầu. Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối cũng có thể áp dụng biện pháp này.
Xem thêm: Bị ngứa ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Cách giảm ngứa nhanh nhất
Có bầu bị ngứa vùng kín – những lưu ý cần tránh
Các mẹ bầu cần chú ý là nếu vùng kín mà không được điều trị kịp thời và tận gốc thì sẽ gây hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. Vì vậy để ngăn ngừa phòng chống thì bạn việc sinh hoạt cũng phải cần chú ý đến các điểm sau:
Tránh việc vệ sinh vùng kín không đúng cách , rửa sâu vào âm đạo và sử dụng xà phòng hóa chất,… khiến cho âm đạo bị viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Giữ vùng kín luôn khô thoáng , sạch sẽ, lau khô rửa sạch sau khi đi vệ sinh.
Chọn quần lót thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, chú ý không được gãi và cọ sát khi ngứa để tránh gây viêm nhiễm.
Nếu bà bầu đang sử dụng các sản phẩm các sản phẩm gây ra tình trạng ngứa ngáy trong thai kỳ thì hãy loại bỏ hết các sản phẩm đó và tìm hiểu những sản phẩm an toàn tự nhiên phù hợp với bà bầu.
Đối với các mẹ bầu bị ngứa vùng kín trong 3 tháng cuối thì bị rạn bụng chân tay rất nhiều lên hay sử dụng những sản phẩm bôi ngoài da để giảm thiểu tình trạng rạn. Thuốc đó cũng có khả năng gây ngứa vùng kín hạn chế sử dụng mà thay vào đó hãy bổ sung thêm nước để ngăn cản sự khô da.
Nếu tình trạng ngứa ngáy hoặc nổi mụn ngứa ở vùng kín khi mang thai không được cải thiện thì bà bầu nên đến gặp bác sĩ để tư vấn thuốc điều trị và tìm ra nguyên nhân chính gây lên tình trạng ngứa ngáy khó chịu đó.
Chú ý khi sử dụng các loại thuốc kháng nấm khi sử dụng cho các bà bầu bởi sử dụng thuốc đó gây nguy cơ sảy thai cao và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Trên đây là toàn bộ những nguyên nhân cách chữa trị và lưu ý khi bị ngứa ngáy vùng kín đối với bà bầu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bà bầu vượt qua hiểu biết thêm về việc ngứa ngáy vùng kín và cách chữa trị hiệu quả nhất.
Vùng kín em bị nổi mụn, có sao không bác sĩ
Có thể bạn đang bị mắc phải các bệnh có liên quan như nhiễm khuẩn,… khiến cho vùng kín xuất hiện các nổi mụn viêm.
Vùng kín em bị nổi mụn li ti, có sao không bác sĩ