Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân tại sao? Cách phòng và điều trị

Ngứa lông mu vùng kín là vấn đề khá tế nhị và cũng rất hay gặp của chị em phụ nữ khiến chị em khó chịu. Lông mu vùng kín có tác dụng bảo vệ vùng da nhạy cảm giảm ma sát với quần áo, ngăn chặn các tác nhân gây hại. Vậy nguyên nhân bị ngứa lông mu vùng kín do đâu, cách điều trị như thế nào để an toàn nhất sẽ được Sống Khỏe 24h giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị ngứa lông mu vùng kín và cách điều trị

Ngứa lông mu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Ngứa do cạo lông vùng kín

Ngứa do cạo lông vùng kín
Ngứa do cạo lông vùng kín

Lông mu dù có tác dụng bảo vệ vùng kín tuy nhiên lông mu quá rậm rạp lại trở thành phiền toái cho các “cô bé, cậu bé” . Đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ” thì lông mu rậm rạp lại gây mùi hôi khó chịu hoặc những chị em muốn mặc bikinni đi bơi sẽ mất thẩm mỹ. Cạo lông chính là giải pháp nhanh, gọn tuy nhiên thì rất dễ gây ngứa:

  • Do cạo sẽ khiến lông phát triển rất nhanh đâm vào da gây đau ngứa.
  • Cạo không đúng cách, dao cạo chưa được vệ sinh sạch sẽ gây nhiễm trùng.
  • Vùng da nhạy cảm ma sát với quần lót.
  • Vùng kín mất đi lớp áo bảo vệ dễ khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ngứa.

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm gây ngứa khi cạo vùng kín

Sử dụng gel nha đam: Gel nha đam chứa acid folic và các vitamin A,D,E có tính sát khuẩn và dưỡng ẩm cho da, làm dịu vùng da bị tổn thương:

  • Rửa sạch lá nha đam, lọc lấy phần thịt trắng của lá xay nhuyễn
  • Làm sạch và lau khô vùng kín, thoa lớp mỏng gel nha đam lên vùng da bị ngứa
  • Rửa sạch sau 15 phút. Có thể thực hiện hằng ngày cho đến khi hết ngứa.

Dùng kem / thuốc bôi da

Nếu cậu nhỏ có các hiện tượng sưng, tấy đỏ, viêm, nấm bạn có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi da. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và dược sĩ

Rửa bằng nước muối loãng

Nước muối có tính sát khuẩn và làm sạch tốt. Đây là cách làm rất đơn giản mà hiệu quả để giảm ngứa

  • Dùng nước muối sinh lý để lau hoặc rửa vùng kín
  • Thực hiện hằng ngày cho tới khi hết ngứa rồi có thể dùng dung dịch vệ sinh bình thường. Nếu rửa nước muối quá lâu sẽ khiến âm đạo bị mất cân bằng PH gây khô rát.

Dùng nước hoa hồng

  • Rửa sạch và lau khô vùng kín
  • Xịt hoặc lau nhẹ bằng bông nước hoa hồng lên vùng bị ngứa. Nếu vùng kín bị xây xát thì không nên áp dụng cách này.

Nước hoa hồng có rất nhiều vitamin và dưỡng chất, có khả năng làm dịu nhẹ và dưỡng ẩm vùng da. Tránh chọn những loại nước hoa hồng có nhiều hương liệu, hoặc bạn có thể tìm mua các sản phẩm nước hoa hồng dành riêng cho vùng kín tác dụng sẽ tốt hơn đấy!

Xem thêm: Bệnh viêm nang lông (lỗ chân lông) vùng kín: Triệu chứng, Cách điều trị

Ngứa lông mu do dị ứng

Không loại trừ khả năng ngứa lông mu do dị ứng vì bắt gặp phổ biến ở cả nam và nữ. Ngứa do dị ứng một số hóa chất, mỹ phẩm sử dụng như:

Ngứa lông mu do dị ứng
Ngứa lông mu do dị ứng
  • Xà phòng giặt quần áo
  • Bao cao su
  • Dung dịch vệ sinh
  • Dầu gội, sữa tắm, xà bông
  • Băng vệ sinh
  • Gel bôi trơn
  • Kem tẩy lông

Một số mẹo dân gian có thể chữa ngứa vùng kín dị ứng như lá trầu không hoặc chè xanh.

Chè xanh có chất EGCG có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

  • Rửa sạch lá chè, đun sôi với một ít nước và vài hạt muối tinh
  • Để nước nguội và rửa sạch vùng kín rồi lau khô, có thể rửa 3-4 lần/ tuần

Để chứa ngứa do dị ứng ở vùng kín thì lá trầu không là lựa chọn hiệu quả. Lá trầu không vị cay nóng có tác dụng khu phong tán hàn, trung hành khí, chống ngứa. Các hoạt chất trong lá trầu như diataza, tanin… có khả năng diệt khuẩn, chứa nấm ngứa.

  • Rửa sạch 4 – 5 lá trầu không tươi
  • Đun với nước rồi để nguội. Sau đó rửa vùng kín khoảng 3-4 lần/ tuần để mang lại kết quả tốt nhất.

Nếu không may bị dị ứng hóa chất thì bạn cần dừng các loại hóa mỹ phẩm kể trên, thay vào đấy sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, lành tính, tuyệt đối không dùng xà phòng tắm thay cho dung dịch vệ sinh và kết hợp rửa vùng kín bằng lá chè xanh hoặc trầu không. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm thì bạn cần đi gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn những loại thuốc bôi dị ứng.

Ngứa lông vùng kín do rận mu

Rận mu là kí sinh trùng hút máu ở vùng kín, chúng bám chặt vào các nang lông và gây cảm giác ngứa ngáy nhất về đêm. Ngứa do rận lâu ngày có thể gây thiếu sắt, thiếu máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh như HIV, giang mai, sùi mào gà…

Ngứa lông vùng kín do rận mu
Ngứa lông vùng kín do rận mu

Bệnh rận mu có thể bị lây qua đường tình dục và tiếp xúc chung quần áo, chăn gối….

Chữa rận mu cần phải tìm đến thuốc và các cơ sở y tế vì rận không thể tự mất bằng những mẹo chữa thông thường. Làm như nào để có thể hết sạch được rận mu? Bạn cần phải thực hiện những việc như sau:

  • Cùng “bạn tình” đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh. Có thể sử dụng thuốc bôi trị rận như DEP, Permethrin, piperonyl butoxide…. theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tỉa lông vùng kín gọn gàng hơn để loại trứng rận và tiện cho việc bôi thuốc.
  • Thay hoặc luộc sôi các đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăn màn, ga giường, thay mới đồ lót ít nhất 3 tháng / lần.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh có PH phù hợp.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, dùng bao cao su.

Viêm nang lông ngứa vùng kín

Viêm nang lông vùng kín xảy ra ở cả nam và nữ, nguyên nhân chính là do tụ cầu khuẩn, nấm…

Ban đầu có thể do mồ hôi, bít tắc, mặc quần áo bó sát khiến nang lông bị mọc ngược làm khối nang bị tắc do đó có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nước bẩn, mồ hôi khi hoạt động nhiều, “đèn đỏ” sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Một số triệu chứng có thể là viêm nang lông như:

Viêm nang lông ngứa vùng kín
Viêm nang lông ngứa vùng kín
  • Sưng đau vùng kín
  • Xuất hiện các cục mụn nước phồng rộp
  • Ngứa và rát da
  • Các cụm mụn đỏ đầu trắng mọc xung quanh nang lông

Viêm nang lông cần được phát hiện và điều trị sớm. Một số biện pháp điều trị như:

  • Thuốc chống nấm, giảm viêm hoặc kháng sinh uống. Tất cả các thuốc đều phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Chích mủ, phương pháp này là một dạng tiểu phẫu có hiệu quả khá cao và giảm nguy cơ bị sẹo.
  • Dùng laser để sạch vùng da nhiễm trùng và viêm nang lông, tuy nhiên dễ khiến da bị đổi màu
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, đặc biệt cần chú ý vệ sinh kỹ hơn vào những ngày “ đèn đỏ “.
  • Không sử dụng chung khăn tắm, quần áo với người khác. Giặt và thay mới khăn tắm, đồ lót thường xuyên.
  • Không dùng dao cạo lông mà có thể thay bằng các biện pháp triệt lông của da liễu.

Viêm nang lông không phải quá nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh các bệnh về phụ khoa.

Ngứa lông mu do bệnh chàm

Bệnh chàm là một dạng viêm da cơ địa xuất nhiều ở tay, mặt, lưng… Một số trường hợp chàm xuất hiện ở vùng kín sẽ làm da khô, nẻ, ngứa, phát ban,viêm nhiễm, nổi mụn mủ… Thống kê cho thấy bệnh chàm sinh dục xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới và lan ở bìu. Nguyên nhân gây ra chàm có thể kể đến như:

Ngứa lông mu do bệnh chàm
Ngứa lông mu do bệnh chàm
  • Cơ địa mẫn cảm, di truyền
  • Căng thẳng
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách
  • Sử dụng các loại xà phòng chứa các chất gây hại như Camphor, Benzyl acohol, cloroform…
  • Mặc quần áo quá chật khiến “cậu nhỏ” dễ bí bách, ma sát nhiều
  • Khí hậu nóng bức làm vùng kín dễ nhạy cảm và ra mồ hôi

Bệnh chàm sinh dục rất nguy hiểm, chúng làm cho vùng kín bị lở loét đau ngứa dữ dội, da bị sần tróc lớp sừng bên ngoài, nó không chỉ khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong cuộc sống mà còn khiến tâm lý bị căng thẳng, sợ chuyện chăn gối. Nhiều trường hợp bị bội nhiễm do chàm khiến cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng nặng.

Bệnh chàm cần sớm phát hiện và chữa trị bằng các thuốc trị chàm tại chỗ như Pimecrolimus hoặc các nhóm thuốc steroid: Sylana, Fucicort, Elomest…

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2: Astemizol, Cetirizin, Loratidin…
  • Thuốc kháng sinh: Cetirizin, Chlorpheniramine
  • Thuốc tiêm trong trường hợp nặng hơn: Dupixent…

Các thuốc trên tuyệt đối không tự ý sử dụng mà cần phải có chỉ dẫn từ bác sĩ tránh nguy hiểm phát sinh.

Một số cách vệ sinh vùng kín khi bị chàm:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không 3-4 lần/ tuần
  • Sử dụng nước có độ ấm vừa phải, không dùng xà phòng tẩy rửa mạnh
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh
  • Không gãi để tránh mụn mủ bị vỡ nước
  • Mặc quần thoáng để tránh bí, uống đủ nước, bổ sung vitamin cho cơ thể.

Xem thêm: Vùng kín bị thâm: Nguyên nhân, Ảnh hưởng đến cuộc sống, Cách chữa trị

Nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida là nhiễm trùng nấm men tên Candida, có thể gây tổn thương ở miệng và bộ phận sinh dục

Ngứa vùng kín do nhiễm nấm Candida
Ngứa vùng kín do nhiễm nấm Candida

Một số dấu hiện của nấm Candida:

  • Vùng ấm đạo ngứa, đau rát
  • Khi hư ra nhiều vón thành cục trắng
  • Đi tiểu khó
  • Âm đạo bị đỏ, phù nề, đau khi quan hệ.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo:

  • Vệ sinh không sạch sẽ
  • Đồ lót ẩm ướt
  • Hệ miễn dịch cơ thể kém
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Lây nhiễm nấm khi quan hệ tình dục
  • Bệnh nhân HIV/AIDS

Nấm âm đạo Candida không thể tự khỏi hoàn toàn mà phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số loại thuốc kháng nấm như:

  • Clotriamazole 100mg: Viên đặt âm đạo 1 viên / đêm trong 7 ngày
  • Fluconazole 150mg: Liều uống 2 viên / ngày trong 3 – 5 ngày
  • Rửa vùng kín bằng dung dịch betadin

Một số biện pháp phòng tránh như:

  • Không dùng các loại xà phòng, nước hoa âm đạo
  • Tránh mặc đồ bó sát hay ẩm ướt
  • Tránh vận động nhiều, vệ sinh âm đạo sạch sẽ
  • Kiểm tra phụ khoa thường xuyên

Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam khiến cho chị em phụ nữ dễ bị nhiễm nấm âm đạo Candida, khi bị nhiễm nấm bệnh nhân không tự ý mua thuốc mà cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, điều trị cho cả vợ lẫn chồng.

Ngứa lông mu do nhiễm trùng roi

Trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh tình dục phổ biến hiện nay nhưng không có triệu chứng cụ thể. Nhiễm trùng roi có một số triệu chứng như:

Ngứa lông mu do nhiễm trùng roi
Ngứa lông mu do nhiễm trùng roi
  • Đi tiểu khó, tiểu nhiều lần
  • Đau nhức và ngứa ở vùng âm đạo
  • Xuất hiện khí hư màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi tanh
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Ở nam giới có thể xuất tinh hoặc dịch niệu đạo.

Nhiễm trùng roi âm đạo có thể kéo dài cả nửa năm – 1 năm gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục, thậm chí còn tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ, viêm buồng trứng.

Điều trị trùng roi hiện nay có sử dụng cả Tây Y và Đông Y

  • Thuốc Tây Y:

Dùng các loại viên đặt như Metrodiazole, Tinidazole, ornidazlole, …..

Các loại thuốc chống nấm như Fluconazol, amphotericin B….

  • Thuốc Đông Y:

Bài 1

Chuẩn bị:

Bột thổ phục linh: 30gr

Xa tiền tử: 30 gr

Gạo tẻ: 60gr

Đường trắng lượng vừa đủ

Cách thực hiện: Cho xa tiền tử đun sôi với nước, dùng gạo tẻ nấu cháo cùng với nước xa tiền tử, thổ phụ linh và đường trắng. Dùng 1 ngày 1 thang, duy trì trong 1 tuần.

Bài 2

Chuẩn bị : Hoa mào gà: 400- 500gr

Ngó sen

Đường trắng: 500gr

Cách thực hiện: Ngó sen ép lấy nước khoảng 500ml, hoa mào gà chia làm 3 phần rồi đun sôi với nước. Sau đó đun hoa mào gà cùng với nước ép ngó sen và đường trắng đến khi cô đặc. Sau đó sấy khô, mỗi lần dùng 10g pha với nước nóng uống dần.

Các cách phòng ngừa trùng roi âm đạo như:

  • Không quan hệ tình dục với nhiều người
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có PH từ 4 – 6
  • Chọn đồ thoáng mát rộng rãi
  • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục bằng dung dịch vệ sinh
  • Đi khám phụ khoa 1 – 2 lần / năm

Bị ngứa lông vùng kín do vẩy nến

Vẩy nến là căn bệnh da liễu phổ biến xuất hiện ở khắp các vị trí trên cơ thể: da, móng, lưng, khuỷu tay, vùng kín,…

Bị ngứa lông vùng kín do vẩy nến
Bị ngứa lông vùng kín do vẩy nến

Ở vùng kín phố biến nhất là vảy nến đảo ngược, gây các tổn thương nhưng không có vảy, khiến da bị khô, ngứa và đỏ. Gãi vùng da này khiến cho tình trạng ngứa càng trở nên nặng nề hơn, có thể gây nhiễm trùng.

Đối với nam giới, vảy nến ở dương vật gây ra nhiều tổn thương màu đỏ và đau rát.

Vẩy nến gây khó khăn khi vận động, cản trở trong quan hệ tình dục, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vẩy nến sinh dục có thể dẫn đến các bệnh viêm cổ tử cung, viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến thai nhi.

Để điều trị vảy nến bệnh nhân có thể được bác sĩ kê cho các thuốc bôi, hoặc thuốc dạng uống và tiêm.

Thuốc bôi là các loại thuốc chống viêm nhóm Corticosteroid, Renitol giúp dưỡng, làm mềm da và lớp sừng bị bong ra.

Với tình trạng bệnh nặng hơn có thể sử dụng thuốc uống và tiêm, trong đó thuốc tiêm Methotrexate là thuốc được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên gây khá nhiều tác dụng phụ liên quan tới xương và thận.

Chữa trị bằng tia sáng UVB

Bác sĩ sử dụng tia sáng UVB có bước sóng ngắn điều trị vẩy nến, tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng khi có bác sĩ chuyên khoa chỉ định vì có thể có nguy cơ lão hóa và ung thư da.

Một số lưu ý cho bệnh nhân vẩy nến:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Có thể sử dụng gel bôi trơi khi quan hệ tình dục giảm  ma sát
  • Uống nhiều nước
  • Bổ sung rau xanh và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D…

Bị ngứa do hăm da

Nguyên nhân gây hăm da là do nấm và nhiễm tạp khuẩn. Mặc quần bó sát thường xuyên, vận động đổ mồ hôi nhiều khiến vùng kín dẫ bị hăm ngứa. Một số triệu chứng có thể kể đến như:

  • Vùng bẹn bị đỏ tấy
  • Ngứa bẹn nhưng không đau, da tróc vẩy
  • Có mùi hôi khó chịu

Nếu bị hăm da nhẹ thì một số biện pháp sau đây có thể cải thiện đáng kể tình trạng hăm:

  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hằng ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh có PH 4-6 để làm sạch.
  • Mặc đồ rộng rãi thoáng mát
  • Dùng thuốc mỡ ZinC Oxide để thoa hằng ngày giảm cảm giác ngứa rát ở vùng da nhạy cảm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh ma sát, giảm nứt nẻ

Với tình trạng nhiễm nấm: – Một số loại thuốc chống nấm có thể được kê đơn như: imidazole, nystatin… sử dụng từ 7- 10 ngày

Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn như: Bacitracin, acid fusidic, corticoid điều trị tại chỗ.

Xem thêm: Nguyên nhân đau xương mu vùng kín ở nam giới và nữ giới? Cách điều trị

Ngứa do mắc bệnh tình dục

Quan hệ tình dục bừa bãi gây ra bệnh tình dục, điển hình là Herpes sinh dục và sùi mào gà. Đây là bệnh lây qua đường tình dục do virus Herpes Simplex gây ra.

Người mắc bệnh tình dục có một số triệu chứng như:

  • Ngứa, bỏng rát vùng kín
  • Viêm vùng da, niêm mạc, nổi mụn nước.
  • Mụn nước vỡ ra khiến vùng da bị ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu.

Với những bệnh này thì cần phải đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt, có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser kết hợp với sử dụng thuốc nội khoa.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng ngày càng nặng như viêm, đau nhức hoặc sốt, các triệu chứng ngứa không thể tự giảm bằng các cách làm tại gia thì bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia để có cách điều trị hiệu quả
Tham khảo ý kiến của chuyên gia để có cách điều trị hiệu quả

Nếu ngứa lông mu là triệu chứng nhưng nó có thể liên quan đến các bệnh lý. Bệnh lý sẽ không khỏi nếu tự chữa nên bệnh nhân không được chủ quan với sức khỏe của mình, nên đến cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình khám chữa bệnh cụ thể.

Cách phòng tránh trường hợp bị ngứa lông mu vùng kín

  • Không sử dụng xà phòng thay cho dung dịch vệ sinh
  • Vệ sinh với dung dịch vệ sinh 1 – 2 lần / ngày với PH thích hợp.
  • Lau khô vùng kín khi đi tiểu tiện, đại tiện.
  • Sử dụng nước tắm sạch
  • Sử dụng quần chip chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi. Nên thay mới quần chip 3 tháng / lần.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên, không sử dụng quá 5 tiếng. Không lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày.
  • Nếu dùng dao cạo phải thay dao thường xuyên và bôi kem dưỡng ẩm trước khi cạo
  • Đi khám phụ khoa 6 tháng / lần.
  • Không nên gãi khi bị ngứa sẽ khiến tình trạng trở nên tệ hơn.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su.

Ngứa phụ khoa là tình trạng khá phổ biến và có thể dẫn đến các bệnh về phụ khoa, gây cản trở trong sinh hoạt. Hi vọng bài viết trên hữu ích với các bạn, cung cấp thêm kiến thức để các bạn biết cách phòng tránh các bệnh vùng kín.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *