Cân nặng thai nhi theo tuần là chỉ số vô cùng quan trọng, phản ánh sự phát triển toàn diện về thể lực và trí não của con. Từ đó, mẹ bầu có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hơp lí để cả mẹ và bé có thể trạng phát triển tốt nhất.
Bởi vậy, Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần là thông tin mà các ông bố, bà mẹ cần lưu tâm, cập nhập thường xuyên để có thể theo dõi tình trạng thai nhi tốt hay không. Trong bài viết dưới đây, Sống Khỏe 24h sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin về bảng cân nặng chuẩn, cách tính cân năng thai nhi theo tuần tuổi, yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi? Mời bạn đọc cùng dõi theo.
Cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Theo dõi cân nặng thai nhi bằng siêu âm định kì
Các công nghệ siêu âm hiện nay không chỉ giúp nhìn thấy hình ảnh của con mà còn xác định được các chỉ số của thai nhi như nhịp tim có đều, ổn định và phù hợp không, cân nặng và kích thước của thai nhi như thế nào, mang lại niềm vui cho rất nhiều cặp vợ chồng và giúp họ có chế độ chăm sóc mẹ và bé phù hợp.
Thế nhưng, liệu có cách này giúp các cặp vợ chồng tính được cân nặng, theo dõi sự phát triển từng tuần của thai nhi mà không nhất thiết phải đi tới các phòng khám siêu âm? Theo kết quả khảo sát cho thấy các cặp vợ chồng trung bình siêu âm khoảng 9 – 10 lần trong giai đoạn mang thai. Đôi khi, nhiều cặp vợ chồng “cuồng” con và lo lắng cho con đến mức đi siêu âm tới 15 hay thậm chí lạm dụng siêu âm đến 35 lần dù cho thai nhi mới chỉ được 19 tuần tuổi.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết siêu âm nhiều là điều không cần thiết và chỉ nên khám thai và siêu âm định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ vì nếu thai nhi khá non nớt, nếu phải tiếp xúc sóng siêu âm với cường độ lớn hay tiếp xúc liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
Thông thường, khi mẹ và thai đều khoẻ mạnh, không có bệnh lý gì thì các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên khám thai và siêu âm vào 3 thời điểm sau:
Tuần thai thứ 12 -14: Giai đoạn này giúp xác định vị trí của thai, liệu thai có nằm ngoài tử cung hay không, tuổi thai, dự kiến ngày chào đời và xác định số lượng thai. Bên cạnh đó, giai đoạn này thích hợp nhất để đo độ mờ da gáy, xác định được những bất thường của nhiễm sắc thể hay thai nhi.
Tuần thai thứ 22 – 24: Giúp phát hiện những bất thường ở trẻ, xem trẻ có khiếm khuyết gì như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng các cơ quan,… không để có phương pháp xử trí và chuẩn bị thích hợp khi trẻ chào đời.
Tuần thai thứ 32 – 34: Chỉ khi đến giai đoạn cuối này, bạn mới có thể xác định được những bất thường ở các cơ quan quan trọng của trẻ như não, tim và mạch máu,… Giai đoạn này cũng giúp chẩn đoán tình trạng nước ối, dây rốn và cân nặng của thai, điều này có thể giúp xác định nên sinh mổ hay sinh thường.
Theo dõi cân nặng của thai nhi giúp bác sĩ theo dõi được quá trình phát triển của trẻ có bình thường hay không. Đồng thời kịp đưa ra giải pháp chăm sóc thai phụ trước sinh phù hợp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cả mẹ và em bé. Bởi thai nhi bé quá hay lớn quá đều rất có thể sẽ mắc phải những biến chứng nguy hiểm ngay từ trong bụng mẹ như suy dinh dưỡng, còi xương hay béo phì,…
Công thức tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi
Bên cạnh việc siêu âm định kì, các cặp vợ chồng có thể theo dõi sự phát triển của bé trong giai đoạn đầu đời này bằng một số phương pháp khác khác như tính cân nặng của trẻ dựa vào chu vi vòng bụng của mẹ bầu theo công thức:
Cân nặng bé (g) = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100]/4
Các mẹ bầu chỉ cần đo chiều cao tử cung và chu vi vòng bụng của mình là đã có thể dễ dàng tự tính ra cân nặng của con rồi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tương đối do các số đo thường có sai số nhất định và phụ thuộc vào độ gầy hay béo của mẹ bầu.
Để đảm bảo độ chính xác, các cặp đôi cũng có thể lập bảng theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần thông qua việc siêu âm.
Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi chuẩn quốc tế
Các ông bố, bà mẹ luôn lo lắng liệu rằng con mình có khoẻ mạnh, được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kì. Dù biết được các chỉ số sức khoẻ của em bé nhưng phải so sánh với những tiêu chuẩn gì để biết được em bé có đang khoẻ mạnh và phát triển tốt hay không? Điều này còn khiến cho nhiều người băn khoăn.
Các bậc phụ huynh thường tìm đến các trang tín uy tín để tìm kiếm Bảng cân nặng thai nhi theo tuần webtretho, medlatec, Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi tại Bệnh viện Từ Dũ, Bảng cân nặng chuẩn 2020,….
Dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO – Tổ chức Y tế thế giới. Bảng này sẽ giúp bạn đánh giá sự phát triển của em bé có tốt và cân nặng thai nhi đã phù hợp so với chuẩn quốc tế hay chưa.
Các con số ở bảng trên chỉ là con số ước lượng chung, không phải tất cả thai nhi đều phải có cân nặng tương ứng mới là đạt chuẩn, khoẻ mạnh bình thường. Tuỳ vào vị trí địa lý, chế độ chăm sóc, cơ thể người mẹ hay thai nhi,… mà kích thước và cân nặng của các bé sẽ có sự sai khác một chút so với các số liệu chuẩn, nhưng thực ra em bé vẫn khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Tuy nhiên, dựa vào các số liệu trên, trong trường hợp em bé có cân nặng và kích thước quá cao hay quá thấp so với tiêu chuẩn thì các mẹ cần chú ý, nên tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám, có biện pháp xử trí kịp thời, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Do vậy, bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo WHO vẫn được xem là cơ sở tương đối mà các mẹ có thể tham khảo để theo dõi tình trạng của thai nhi trong bụng.
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Cũng như bất kì một chỉ số hay vấn đề sức khoẻ cơ thể của mồi người. Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Gen di truyền: những bố mẹ nhỏ người thì cân nặng của thai nhi cũng thường không cao và ngược lại. Tuy nhiên, yếu tố này thường có thể được cải thiện trong quá trình chăm sóc thai phụ.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu:
Đối với những mẹ bầu có chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sinh dinh dưỡng hợp lý thì trẻ thường phát triển khá tốt, cân nặng đúng chuẩn hơn so với những đứa trẻ khác. Bởi khi còn nằm trong bụng, những chất mà trẻ có được thực ra chỉ được lấy từ các yếu tố dinh dưỡng từ chính người mẹ, chúng được vận chuyển qua nhau thai.
Các mẹ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và lành mạnh, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì. Nếu dinh dưỡng quá dư thừa có thể khiến cho cả mẹ và bé đều rơi vào tình trạng thừa cân. Ngược lại, quá ít lại gây hạn chế sự phát triển của bé, bé không có đủ dưỡng chất cũng như năng lượng để duy trì hoạt động cơ thể và hoàn thiện toàn vẹn các cơ quan.
- Tình trạng nghén của mẹ bầu: Trong những tháng đầu thai kì, mẹ thường có hiện tượng nghén, sợ những đồ ăn có mùi, nên lúc này người mẹ cũng trở nên kén ăn hơn, dễ dẫn đến tình trạng không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Sinh hoạt, chế độ nghỉ ngơi của mẹ: Các nghiên cứu chỉ ra chế độ sinh hoạt của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến độ linh hoạt, trí thông minh của trẻ mà cũng ảnh hưởng cả đến cân nặng của bé.
- Tâm lý của mẹ trong thời kì mang thai: Mẹ bị trầm cảm, căng thẳng hay stress quá nhiều trong giai đoạn có bầu cũng dễ khiến trẻ bị nhẹ cân,…
- Mức độ tăng cân của mẹ trong quá trình mang thai cũng là một trong những yếu tố kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của bé, trong đó có cân nặng.
- Mẹ mang thai đôi hay nhiều thai trong một lần thường sẽ khiến cho thể trọng của thai nhi nhỏ hơn so với trường hợp mẹ chỉ có 1 thai.
- Giới tính của thai nhi cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cân nặng của các thai nhi khác nhau dù ở cùng tuần tuổi, các bà bầu được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như nhau. Thông thường cân nặng của bé trai sẽ cao hơn so với bé gái.
- Khoảng thời gian mang bầu của mẹ: những em bé được sinh đủ ngày, đủ tháng thường có sức khoẻ tốt, ổn định và cân nặng cũng đạt chuẩn hơn so với các bé sinh non.
- Trường hợp mẹ mắc phải một số bệnh lí như tiểu đường hay béo phì, dễ khiến cân nặng của thai nhi cũng tăng cao hơn so với chuẩn quy định.
- Mẹ bầu có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích như cà phê,.. cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cân nặng của em bé.
Mức tăng cân phù hợp khi mang thai cho bà mẹ bình thường
Sự xuất hiện của em bé cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân. Và để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé, mẹ bầu không chỉ cần chú ý vấn đề tâm lý, sức khoẻ mà còn cần có cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Và sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi cũng thường tương ứng với mức độ tăng cân của người mẹ. Cũng có một số tiêu chí giúp đánh giá mức cân nặng mà mẹ bầu cần tăng theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các con số này cũng còn tuỳ thuộc rất nhiều vào việc trước khi mang bầu người mẹ có cân nặng bao nhiêu. Thông thường, mức độ tăng cân của các mẹ bầu trong thai kì sẽ khác nhau hoàn toàn, không ai giống ai.
Theo nhận định của Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số BMI (Body mass index) – chỉ số khối lượng cơ thể của mẹ bầu trước khi mang thai.
Chỉ số khồi lượng cơ thể BMI được tính theo công thức sau:
Chỉ số BMI = cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Với cân nặng tính theo đơn vị kg, chiều cao tính theo đơn vị m.
Trường hợp chỉ số khối lượng cơ thể ở mức bình thường (khoảng 18.5 – 24.9):
- Người mẹ nên tăng 10 -12 kg trong cả thai kì, trong đó:
- 3 tháng đầu thai kì, mẹ bầu nên tăng khoảng 1.5 kg – 2.0 kg/tháng.
- 3 tháng giữa và 3 tháng cuối nên duy trì mức tăng cân hợp lý, trung bình 0,25 kg mỗi tuần, tương đương tăng 1kg/tháng
Trường hợp chỉ số khối lượng cơ thể ở mức thấp (chỉ số BMI < 18.5):
- Mức độ tăng cân của mẹ nên cao hơn so với bình thường, tốt nhất là khoảng 12.7 – 18.3 kg trong cả thai kì với mức độ tăng cân duy trì khoảng 0.5 kg mỗi tuần, tương đương 2.0 kg/tháng.
Trường hợp chỉ số khối lượng cơ thể ở mức cao do mẹ có tình trạng thừa cân hay béo phì trước khi mang thai (chỉ số BMI từ 25 trở lên):
- Mức tăng cân nên giảm xuống so với bình thường, người mẹ chỉ nên tăng khoảng 7 – 11.3 kg trong cả thai kì.
- Duy trì tăng khoảng 0.3 kg mỗi tuần, tương đương 1.2 kg/tháng.
Trường hợp mẹ mang thai đôi thì cân nặng của mẹ nên tăng khoảng 16 – 20.5 kg để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển cho cả hai em bé.
Chú ý đến cân nặng của người mẹ cũng là một trong những điều cần thiết mà chúng ta cần làm. Bởi tình trạng tăng cân quá ít hay quá nhiều trong thời kì mang thai của mẹ bầu cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mức độ tăng cân của mẹ không hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như sinh non, kích thước của thai quá lớn so với cơ thể người mẹ nên gây khó sinh, ức chế sự phát triển thể chất bình thường của thai nhi,…
Các vấn đề phát triển bất thường cân nặng thai nhi so với tuổi thai
Thai nhi bị thừa cân
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
- Kích thước thai nhi quá lớn gây chèn ép vùng bụng, khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi mỗi khi muốn vận động hay đi lại, nhất là trong những tháng gần cuối thai kỳ.
- Trong các tháng cuối, thai nhi to cũng làm cho mẹ bầu dễ bị mất ngủ, khó tìm được tư thế ngủ hợp lý.
- Giai đoạn chuyển dạ của người phụ nữ sẽ khó khăn và kéo dài hơn nếu như kích thước thai nhi quá lớn. Điều này dễ gây ra băng huyết, tổn thương đường sinh dục ở mẹ bầu, thậm chí có thể nguy hiểm tới cả mẹ và bé nếu không được xử trí nhanh và kịp thời. Thông thường, các trường hợp này sẽ được chỉ định đẻ mổ để giảm nguy cơ.
- Đôi khi, thai to quá mức có thể dẫn đến vỡ tử cung.
Xem thêm: Cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản mà cực hiệu quả
Với thai nhi
Khi cân nặng quá cao so với độ tuổi, em bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch hay hô hấp,…
Thai nhi nhẹ cân
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
Hãy chú ý vì trẻ nhẹ cân chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang gặp vấn đề suy nhược cơ thể, sức khoẻ yếu hoặc chế độ ăn uống chưa phù hợp, thiếu dưỡng chất hay thậm chí mẹ bầu có thể mắc phải một số bệnh lí nào đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Với thai nhi
- Trẻ nhẹ cân thường có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, đa hồng cầu,…. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
- Trẻ không đủ cân thường có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, ốm vặt,…
- Các em bé nhẹ cân còn có thể bị chậm phát triển trí tuệ, giảm chỉ số IQ.
Mẹ bầu cần phải làm gì khi thai bị tăng hoặc giảm cân quá mức so với tiêu chuẩn?
Như bạn cũng biết, cân nặng của trẻ không hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống không chỉ của mẹ bầu mà còn tác động rất lớn đến em bé khi được sinh ra. Vì vậy, những biện pháp để đảm bảo cân nặng của thai nhi về ngưỡng bình thường là điều vô cùng cần thiết.
Trường hợp thai nhi bị thừa cân
- Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: mẹ bầu lúc này không cần thực hiện chế độ ăn kiêng mà chỉ nên bổ sung những thực phẩm có chứa hàm lượng calo ở mức thấp, bổ sung thêm các loại rau quả lành tính như dâu, táo, cải bó xôi hay bông cải xanh,… để vẫn có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại không gây tăng cân.
- Hạn chế các đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn có hàm lượng đường, tinh bột ở mức cao.
- Để giúp cho hệ thống tiêu hoá của mẹ hoạt động tốt hơn, một giải pháp nữa cho mẹ bầu là nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Sinh hoạt và có chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, hợp lý để tiêu hao năng lượng dư thừa, giúp mẹ và bé cùng khoẻ mạnh.
- Chú ý và kiểm soát cân nặng của mình trong thai kì cũng sẽ giúp cho mẹ bầu hạn chế được tình trạng phát triển quá mức của thai nhi.
Trường hợp thai nhi nhẹ cân
- Đối với trường hợp này, bổ sung dưỡng chất là điều cực kì cần thiết với cả mẹ và bé. Mẹ bầu cần chú ý thêm vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất và cũng có thể chia làm nhiều bữa để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ của thai nhi. Tuy nhiên, cũng cần phải kiểm soát vì bổ sung quá mức lại có thể khiến cho trẻ bị nặng cân hơn so với tiêu chuẩn.
- Tăng cường các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, cá hồi, sữa, chuối, bông cải xanh, bơ… sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ, giúp trẻ được khoẻ mạnh và cứng cáp hơn.
- Chế độ nghỉ ngơi của người mẹ cũng có ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Mẹ cần dành cho mình thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các yếu tố căng thẳng, stress, tâm trạng không vui,… để cơ thể có thể phục hồi, từ đó cũng giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn.
- Mẹ bầu có thể tập một số bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện sức khoẻ, hạn chế thức khuya quá 11 giờ đêm.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra cân nặng của thai nhi để có hướng xử trí phù hợp.
- Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, mẹ bầu cũng cần hạn chế tối đa những tác động ảnh hưởng xấu tới phát triển ở thai nhi như thuốc lá, cà phê, các chất có cồn như rượu, bia,…
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích bảo vệ sức khoẻ cũng như đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cả mẹ và bé trong suốt thai kì.