Đau đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

Đau đầu là hiện tượng phổ biến mà ai trong số chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này thường xảy ra ở bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào và thường xuất hiện không rõ nguyên nhân. Người bệnh thường không đi khám và lạm dụng thuốc giảm đau khiến bệnh càng diễn biến phức tạp.

Bài viết này, Sống Khỏe 24h cung cấp đến bạn những thông tin cần biết về hiện tượng đau đầu: nguyên nhân, triệu chứng, phòng và điều trị bệnh. Mời bạn đọc theo dõi.

Nguyên nhân gây đau đầu

Đau nhức đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trên lâm sàng. Đau đầu thường được xem là triệu chứng thứ phát hơn là một bệnh. Những cơn đau có thể xảy ra trên bất kỳ vị trí nào trên đầu. Có thể bộc phát hoặc kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hiện tượng đau đầu do các bệnh thần kinh

Bệnh thần kinh được xem là nguyên nhân nguyên phát dẫn đến đau đầu. Các cơn đau thường xuất phát do sự hoạt động quá mức của bộ não hoặc những chấn thương. Một số bệnh thần kinh gây nhức đầu thường gặp như:

  • Chấn thương sọ não: Xuất huyết hộp sọ, xung quanh sọ,…
Đau đầu
Hiện tượng đau đầu do các bệnh thần kinh, điển hình là chấn thương sọ não
  • Bệnh liên quan đến màng não và mạch máu não: Tràn dịch não, áp xe não,…
  • Bệnh đau nửa đầu.
  • Bệnh đau dây thần kinh, rối loạn chức năng hệ thần kinh: Động kinh, căng thẳng, stress, hoảng loạn, sợ hãi,…
  • Rối loạn trầm cảm.

Bị đau đầu do các bệnh nội khoa

Các bệnh nội khoa là một trong các nguyên nhân thứ phát dẫn đến nhức đầu.

  • Bệnh về tim mạch: Dị tật động mạch, tĩnh mạch, viêm động mạch,…
  • Bệnh về tiêu hóa: Say rượu,…
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Thiếu máu.
  • Rối loạn nội tiết.

Bị nhức đầu do bệnh toàn thân

Đau đầu có thể bắt nguồn từ các bệnh toàn thân như:

  • Bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Say nắng, say nóng, bệnh lên cao.
Nguyên nhân gây đau đầu
Say nắng có thể gây đau đầu
  • Nhiễm độc tố.

Một số nguyên nhân khác

  • Biến dạng cột sống cổ.
  • Thoái hóa đốt sống cổ.
  • Viêm động mạch thái dương.
  • Bệnh tăng nhãn áp.
  • Cúm.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh.
  • Mất nước.

Triệu chứng đau nhức đầu

Dựa vào mức độ và thời gian kéo dài, người ta chia làm 3 loại đau đầu: Đau nửa đầu, đau căng đầu và đau đầu theo từng cơn. Các triệu chứng thường gặp như đau âm ỉ, đau dữ dội, đau nhói, đau như kim chích. Nhức đầu có thể kéo dài trong vài ngày, vài giờ hoặc chuyển thành mãn tính.

Các loại đau đầu thường gặp

Đau nửa đầu

Các loại đau đầu
Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường xuất hiện từng cơn đau dữ dội, ở một bên đầu trái hoặc phải. Nguyên nhân đau nửa đầu thường xuất phát từ thần kinh và mạch máu.

Bệnh nhân thường đau dồn dập, mức độ từ vừa đến nặng. Cơn đau thường kéo dài, diễn ra vài giờ vài ngày hoặc lặp đi lặp lại. Đau nửa đầu thường đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt,… Bệnh nhân đau nửa đầu thường nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.

Các cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Theo các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu ở nữ giới chiếm đến 75% trên toàn thế giới. Khi gặp đau nửa đầu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm.

Đau đầu do căng thẳng, stress

Đau đầu do căng thẳng thường gặp nhất trong số các loại đau đầu. Nguyên nhân gây bệnh thường do bệnh nhân thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực, lo âu kéo dài, căng thẳng, stress vì công việc, học tập,… Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và tỷ lệ nữ giới mắc cao hơn so với nam giới.

Triệu chứng nhức đầu do căng thẳng thường là đau âm ỉ, cảm giác đau như thắt chặt, bóp siết vùng đầu. Mức độ đau tăng dần theo thời gian xuất hiện các cơn đau. Bệnh nhân đau nhiều nhất ở vùng trán, thái dương, đỉnh đầu hoặc có thể phối hợp nhiều vị trí. Cơn đau có thể lan xuống cổ hoặc bắt nguồn từ cổ.

Khi gặp triệu chứng này, bệnh nhân cần thư giãn và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài.

Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên khi họ có hút thuốc. Nguyên nhân gây bệnh do thần kinh và mạch máu.

Các loại đau đầu
Đau đầu từng cụm có thể xảy ra với nam giới trung niên khi họ có hút thuốc

Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ khoảng từ 1 – 3h, khi ngủ dậy cảm giác nặng đầu. Cơn đau thường tập trung thành từng cụm. Bệnh nhân đau nhất là vùng sau mắt, có thể lan sang thái dương. Triệu chứng đi kèm là chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, ngạt mũi,…

Mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 4h có thể liên tục nhiều ngày và kéo dài nhiều tháng nhiều năm.

Đau đầu mãn tính

Nhức đầu kéo dài trên 15 ngày trong vòng 1 tháng thì gọi là đau đầu mãn tính. Bệnh thường do các nguyên nhân như trầm cảm, căng thẳng thần kinh kéo dài,…

Bệnh thường kèm theo các triệu chứng khác như căng thẳng, lo âu, hồi hộp, mất ngủ,…

Tình trạng đau nhức đầu mạn tính có thể gây ra các cơn đau khác nhau và kéo dài nhiều ngày.

Xem thêm: [ĐÁNH GIÁ] 10+ Thuốc ngủ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Đau đầu do lạm dụng thuốc giảm đau

Các loại đau đầu
Lạm dụng thuốc giảm đau có thể là nguyên nhân gây đau đầu

Khi bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau một cách lạm dụng, bệnh nhân thường có các triệu chứng nhức đầu. Cơn đau thường bắt nguồn từ buổi sáng và kéo dài cho đến hết ngày. Thuốc giảm đau chỉ tạm thời đẩy lùi triệu chứng bệnh cho bệnh nhân chứ không điều trị dứt điểm. Bởi vậy, lạm dụng thuốc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhức đầu do lạm dụng thuốc có thể đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nghẹt mũi, khó ngủ,… Các cơn đau có thể diễn biến khác nhau mỗi ngày.

Tác hại của đau đầu

Đau đầu là triệu chứng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do không nắm được chính xác nguyên nhân gây đau nên điều trị không dứt điểm, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, đau đầu kéo dài trên 3 tháng có thể gây tổn thương đến não bộ. Bình thường, não bộ sản xuất ra các gốc tự do giữ ở mức độ kiểm soát. Tuy nhiên, khi nhức đầu kéo dài, đặc biệt là stress, gốc tự do sản sinh nhiều hơn gây mất kiểm soát, tác động lên quá trình chuyển hóa làm tổn thương các tế bào thần kinh.

Tùy từng trường hợp cụ thể, đau đầu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng lo âu, hay quên, suy giảm trí nhớ, mất tập trung,… Nặng hơn, đau đầu làm tổn thương tế bào thần kinh, dẫn đến rối loạn thần kinh, mạch máu, tổn hại cấu trúc não có thể dẫn đến mất trí nhớ, đột quỵ não,…

Khi gặp các triệu chứng nhức đầu kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau khi các cơn đau nhức không rõ nguyên nhân tái phát.

Cách phòng ngừa và điều trị đau đầu

Đau đầu có thể chỉ là triệu chứng nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần sự can thiệp của y khoa. Tìm ra nguyên nhân và điều trị là mục đích quan trọng nhất trong điều trị đau nhức đầu. Điều trị được nguyên nhân gây bệnh đồng nghĩa với việc cơn đau được xóa bỏ.

Bệnh nhân có thể điều trị triệu chứng đau đầu bằng thuốc khi đã biết rõ nguyên nhân và điều trị nguyên nhân không khả quan. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên cần tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

Bệnh nhân bị đau đầu do căng thẳng, stress nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc bấm huyệt để giảm các cơn đau.

Cách phòng ngừa và điều trị đau đầu
Bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng đau đầu

Nếu gặp các cơn đau cấp tính diễn ra trong vài giờ kèm theo sốt, nôn. có thể liệt nửa người, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Xem thêm: Cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản mà cực hiệu quả

Để tránh gặp các triệu chứng nhức đầu, bạn nên hạn chế gây ra căng thẳng cho bộ não. Đồng thời, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khỏe cũng như phòng tránh được những tác hại của bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. What is causing this headache?
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/73936
  2. Headaches – Types, Causes, Symptoms, Diagnosis, Treatment
    https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *