[Bật mí] Lá Lốt trị bệnh trĩ có hiệu quả như lời đồn hay không?

Từ ngày xa xưa, chúng ta đã biết lá lốt không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc đối với nhiều bữa ăn của gia đình và được trông rất phổ biến hiện nay trên dải đất hình chữ S này. Lá lốt còn được coi là một loại thuốc có nhiều công dụng để điều trị bệnh ngày nay, tiêu biểu như bệnh trĩ. Bài viết dưới đây, Sống khỏe 24h sẽ giới thiệu cho các bạn đọc về lá lốt trị bệnh trĩ như thế nào?

Lá lốt có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Lá lốt có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?
Lá lốt có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, lá lốt không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn có tác dụng giảm đau cực kỳ tốt.

Theo như lời chia sẻ của thầy thuốc Nguyễn Công Đức cho hay:” Trong các sách  y thư cổ truyền thì lá lốt là một vị thuốc có vị nồng, hơi cay, có tác  dụng chủ yếu là ôn trung ( hay còn gọi là làm ấm bụng), xua đuổi khí lạnh, đưa các khí trong cơ thể đi xuống dưới và có tác dụng giảm đau. Lá lốt thường được các lương y hay người dân sử dụng để chữa khi trời trở lạnh có thể gây đau nhức xương khớp,tay chân ra mồ hôi nhiều, ở miệng có mụn nhọt lâu ngày, đau bụng lạnh, viêm da cơ địa, nổi mề đay…”

Còn cụ thể đối với bệnh trĩ thì lá lốt có tác dụng sát khuẩn, giảm tình trạng viêm và kháng khuẩn, giảm đau khi bị sa búi trĩ. Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt còn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như: ngứa ngáy, phù nề, nóng rát vùng hậu môn và nó còn hỗ trợ giúp co búi trĩ và cải thiện tình trạng viêm nhiễm quanh vùng hậu môn nếu có nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó lá lốt còn giúp cầm máu trong một khoảng thời gian ngắn và hỗ trợ làm sạch kẽ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện.

Không chỉ được biết đến qua các bài thuốc lưu truyền trong dân gian mà tác dụng điều trị bệnh trĩ của lá lốt hiện nay đã được chứng minh trên các thực nghiệm khoa học. Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên môn về thuốc đông y thì các chuyên gia đã nhận thấy trong lá lốt có một dược chất tên là piperine, nó có tác dụng kháng khuẩn, cải thiện tình trạng viêm, giúp phục hồi các vết thương hở tại niêm mạc trực tràng và còn giúp  tăng độ bền thành mạch.

Ngoài việc trong lá lốt có piperine thì nó còn có hoạt chất nữa tên khoa học là flavonoid có tác dụng giúp hỗ trợ làm nhỏ kích thước búi trĩ, cải thiện hiện tượng ứ máu tại  tĩnh mạch trực tràng và giúp hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ.

Xem thêm: Vừng đen chữa bệnh trĩ – phương pháp dân gian không phải ai cũng biết

Hướng dẫn các cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Dưới đây là những các cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt mà bạn có thể thực hiện ở nhà và chúng có tác dụng vô cùng hiệu quả. Các bạn cùng tham khảo các cách sau đây:

Ăn lá lốt trực tiếp hỗ trợ điều trị trĩ

Ăn lá lốt trực tiếp hỗ trợ điều trị trĩ
Ăn lá lốt trực tiếp hỗ trợ điều trị trĩ

Về bản chất, lá lốt vẫn được hầu hết mọi người coi như là một loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày và có công dụng như một loại rau thơm. Mọi người có thể ăn lá lốt trong các bữa cơm bình thường hàng ngày để có thể  tận dụng các dược chất từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ ngay bên trong cơ thể.

Bạn có thể ăn kèm lá lốt với các loại thịt cá khác hay có thể nấu với ốc thành món ốc đậu lá lốt hoặc bạn cũng có thể ăn lá lốt cùng với các loại rau sống khác hoặc chế biến thành đa dạng các món ăn khau tùy khẩu vị từng nhà như:

  • Thịt bò cuốn lá lốt xong rồi rán lên có tác dụng giúp bổ sung thêm các vi chất như sắt giúp hạn chế và phòng ngừa tình trạng thiếu máu trong các trường hợp đi đại tiện ra máu trong khi bị bệnh trĩ.
  • Hến xào với lá lốt thơm lừng.
  • Nấu lá lốt với mít non thành canh lá lốt mít non
  • Đem cà tím xào với lá lốt
  • Chả lá lốt mà hầu hết ai cũng biết.
  • Canh ốc đậu lá lốt đã nói ở trên,…

Uống nước sắc lá lốt điều trị bệnh trĩ

Uống nước sắc lá lốt điều trị bệnh trĩ
Uống nước sắc lá lốt điều trị bệnh trĩ

Đây cũng được coi là một cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt cực kỳ dễ thực hiện. Chúng ta có thể lá lốt tươi hoặc khô rồi đem đi sắc lấy nước uống tương tự như uống trà. Cách này thì có công dụng là ngoài giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan của lá lốt thì nó còn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tăng vị giác và ăn ngon miệng hơn, ngăn ngừa tình trạng bị táo bón, hạn chế các trường hợp sưng viêm ở búi trĩ,.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 8 – 12g lá lốt khô hoặc khô. Trong trường hợp bạn dùng lá tươi thì cần phải tăng số lượng gấp đôi để có thể đảm bảo được tác dụng điều trị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt bằng nước cho sạch hết các cặn bẩn, sau đó để ráo nước
  • Đem tất cả lá lốt đã ráo nước cho vào ấm, đun sôi với 500ml nước sạch
  • Để chế độ lửa liu riu cho đến khi thấy nước trong ấm cạn còn khoảng 300ml
  • Lọc bã ra rồi lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng sau khi ăn khoảng 30 phút.

Bên cạnh những cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở trên thì cũng có một cách giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ một cách hiệu quả và thực hiện cũng rất đơn giản ở nhà là rửa hậu môn bằng lá lốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị : một nắm lá lốt tươi đã được rửa sạch bằng nước, loại bỏ hết cặn bẩn. Sau đó để ráo nước.

Cách tiến hành:

  • Lấy nắm lá lốt đó mang đi đun sôi với khoảng 1 lít nước trong khoảng tầm 15-20 phút.
  • Sau đó để nước lá lốt nguội khoảng tầm 40-50 độ C.
  • Lấy nước đó rửa sạch hậu môn.
  • Ngày 1-2 lần và thực hiện trong khoảng 1 tháng.

Xông hơi nước lá lốt cải thiện bệnh trĩ

Xông hơi nước lá lốt cải thiện bệnh trĩ
Xông hơi nước lá lốt cải thiện bệnh trĩ

Đây là phương pháp có thể áp dụng cho những đối tượng không có nhiều thời gian rảnh nhưng vẫn muốn cải thiện tình trạng bệnh trĩ của mình. Bạn có thể xông hơi và ngâm rửa hậu môn của mình bằng nước sắc từ lá lốt. Các thành phần như piperine và flavonoid, sắt và tinh dầu có trong thảo dược có các dụng hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và nó còn giúp cầm máu trong trường hợp xuất huyết ở hậu môn sau khi đi đại tiện.

Ngoài những tác dụng cụ thể đã nêu trên thì thực hiện mẹo này thường xuyên còn có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, virus và một số loại ký sinh trùng, giun sán ký sinh ở ống hậu môn.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt còn tươi, đem đi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Sau đó đun sôi lá lốt với khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi sôi thì bạn đun thêm khoảng 5 – 10 phút nữa rồi mới tắt bếp.
  • Trước khi xông hơi, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn – trực tràng với nước lạnh sạch.
  • Sau đó xông hơi nước lá lốt đun sôi đó trong khoảng 10 – 15 phút, nếu thấy nóng quá bạn có thể pha thêm nước mát để nguội bớt. Sau khi xông hơi xong bạn hãy dùng nước đó để ngâm rửa.
  • Với mẹo này, bạn có thể thực hiện thường xuyên 1 – 2 lần/ ngày. Nhưng phải lưu ý là chỉ thực hiện sau khi đi tiêu. Nếu kiên trì chữa trị bằng phương pháp này trong thời gian dài có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do trĩ gây ra và phòng ngừa các bệnh kèm theo khi bị viêm nhiễm quanh hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển

Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển
Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển

Như mọi người cũng đã biết, muối biển có tác dụng sát trùng, giảm viêm nhiễm và kháng khuẩn nhẹ. Vậy nên khi kết hợp lá lốt với muối biển không chỉ giúp giảm tình trạng ngứa mà còn giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng đỏ và gây phù nề ở hậu môn nếu bị trĩ.

Ngoài ra, phương pháp điều trị  bệnh trĩ bằng lá lốt và muối biển còn có tác dụng làm mềm ống hậu môn, giúp cho quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn và làm giảm tình trạng ma sát giữa phân và búi trĩ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đi ngoài. Bên cạnh đó, các khoáng chất có chứa trong muối biển còn giúp làm lành và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm tại các vết xước ở niêm mạc trực tràng – hậu môn do bị ngứa cào ra hoặc bị nứt kẽ hậu môn gây nên.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm rửa 1 nắm khoảng 10-20 lá lốt tươi với nước muối trong khoảng 15-20 phút, sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Cho lá lốt vào nồi và đun sôi với 2 lít nước.
  • Sau đó đổ nước đã đun sôi ra chậu, thêm chậu đó khoảng  ½ – 1 thìa muối tinh.
  • Dùng nước ngâm này để rửa hậu môn ngày từ 1-2 lần (với phương pháp này bạn có thể áp dụng với các trường hợp trước và sau khi khi đi đại tiện)
  • Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, phương pháp chữa bệnh này còn có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy và sưng nề do nứt kẽ hậu môn và tình trạng viêm quanh hậu môn và búi trĩ sa khỏi hậu môn gây nên.

Kết hợp lá lốt và nghệ trị bệnh trĩ

Kết hợp lá lốt và nghệ trị bệnh trĩ
Kết hợp lá lốt và nghệ trị bệnh trĩ

Nghệ cũng được biết đến như  là một nguyên liệu quen thuộc được dùng trong nấu ăn hoặc được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc có nguồn gốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin là một chất có tác dụng kháng viêm mạnh và giúp giảm tình trạng sưng đỏ do trĩ, bảo vệ thành mạch hậu môn và giúp hồi phục các tổn thương ở niêm mạc hậu môn do trĩ gây nên.

Nhờ những tác dụng thực tiễn trên nên khi kết hợp nghệ với lá lốt làm thuốc để xông hậu môn có tác dụng chữa bệnh trĩ. Dưới đây là chi tiết tất cả các bước thực hiện phương pháp:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100g lá lốt tươi tương đương khoảng 10-15 lá lốt.
  • 2 củ nghệ vàng.

Cách thực hiện:

  • Đem nghệ và lá lốt đi rửa sạch, để ráo sau đó thái nhỏ cả 2 nguyên liệu ra.
  • Tiếp theo, đun 2 lít nước, khi thấy nước sôi rồi mới cho nghệ cùng với lá lốt vào.
  • Sau đó đun tiếp trên bếp khoảng 5 phút để cho các hoạt chất có trong dược liệu tan hết vào nước
  • Để cho quá trình xông hơi thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị sẵn một cái chậu nhỏ hoặc có bô sạch thì càng tốt. Sau đó đổ nước đã đun sôi ra chậu hoặc bô đã chuẩn bị rồi ngồi lên phía trên sao cho nước xông lên có thể tiếp xúc trực tiếp với hậu môn..
  • Chú ý để tránh gặp phải tình trạng bỏng trong quá trình xông hơi thì bạn điều chỉnh khoảng cách phù hợp hoặc đợi nước nguội bớt rồi mới đặt hậu môn cho an toàn.

Kết hợp ngải cứu và lá lốt trị bệnh trĩ

Kết hợp ngải cứu và lá lốt trị bệnh trĩ
Kết hợp ngải cứu và lá lốt trị bệnh trĩ

Ngải cứu được rất nhiều người biết đến như là một trong những cây thuốc nam có rất nhiều công dụng trong việc phòng và chữa bệnh , bên cạnh đó nó còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Theo những nghiên cứu từ y học hiện đại thì các chuyên gia đã nhận thấy, nước sắc từ ngải cứu có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng ( Staphylococcus aureus), phế cầu gây bệnh (Streptococcus pneumoniae), trực khuẩn thương hàn( Salmonella typhi), chủng vi khuẩn Shigella sonnei,…

Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngải cứu còn rất hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của virus cúm, adenovirus, quai bị, virus herpes, rhinovirus.

Trong tất cả những công dụng trên thì tác dụng quan trọng nhất của ngải cứu trong việc điều trị bệnh trĩ là cầm máu. Theo các nghiên cứu thực nghiệm trên lâm sàng đã cho thấy, ngải cứu có tác dụng làm giảm tính thấm mao mạch và tăng tính bền cho thành mạch. Vì vậy khi sử dụng kết hợp lá lốt với  ngải cứu có thể hỗ trợ làm co búi trĩ, giúp cầm máu sau khi đi đại tiện và cải thiện một số triệu chứng cơ bản của bệnh trĩ như ngứa ngáy, viêm sưng  đỏ, phù nề, đau rát vùng hậu môn,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu và 1 nắm lá lốt khoảng 7-10 lá
  • Đem 2 nguyên liệu trên đi ngâm rửa với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để diệt sạch vi khuẩn và giúp các nguyên liệu sạch đảm bảo an toàn, sau đó để ráo
  • Sau đó cho 2 lít nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi mới cho nguyên liệu vào
  • Sau khi cho nguyên liệu vào vẫn đun sôi thêm khoảng 10 – 15 phút rồi mới tắt bếp
  • Đổ nước sôi sắc ra chậu, hòa thêm nước mát để nguội bớt  và vớt bỏ bã đi.
  • Sau đó dùng nước này để ngâm và rửa vùng hậu môn ngày 2 lần.

Xem thêm: Top 10+ cách trị bệnh trĩ bằng nha đam tại nhà hiệu quả cao

Dùng lá trầu không và lá lốt trị bệnh trĩ

Dùng lá trầu không và lá lốt trị bệnh trĩ
Dùng lá trầu không và lá lốt trị bệnh trĩ

Lá trầu không đi liền với các cụ, các ông bà ngày xưa để nhai với quả cau tạo thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Không chỉ được dùng để ăn với cau mà nó còn là một phương thuốc thích hợp để điều trị bệnh trĩ khi kết hợp với lá lốt , đặc biệt hiệu quả trong điều trị trĩ ngoại dẫn đến vùng hậu môn thường xuyên ngứa ngáy, sưng đỏ và nóng rát.

Trong lá trầu không có chứa hoạt chất Eugenol là một chất có khả năng làm dịu mát, sát trùng, gây tê nhẹ và hiệu quả giảm đau tại chỗ.Không những thế, tinh dầu được chiết từ lá trầu còn có tác dụng như một chất kháng sinh mạnh đối ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, song cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.

Nếu bạn kiên trì thực hiện phương pháp chữa bệnh trĩ từ lá trầu không và lá lốt đều đặn mỗi ngày thì trong một thời gian ngắn bạn đã thấy có hiệu quả như giảm tình trạng đau xót ở niêm mạc hậu môn, cải thiện các dấu hiệu sưng phù nề, nóng đỏ và ngăn ngừa các hiện tượng viêm nhiễm, áp xe.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị:1 nắm lá lốt tươi khoảng 7-10 lá và 5 – 7 lá trầu không tươi.
  • Đem nguyên liệu trên đi ngâm rửa với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút để làm sạch các nguyên liệu, sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Đổ khoảng 1 lít rưỡi nước và nồi rồi bật bếp đun sôi, khi thấy nước đã sôi thì cho nguyên liệu vào
  • Sau khi cho các nguyên liệu vào thì tiếp tục đun thêm khoảng 10 – 20 phút rồi mới tắt bếp
  • Đổ nước đã đun ra chậu, hòa thêm nước mát để nguội bớt và vớt bỏ bã
  • Sau đó dùng chính nước này để ngâm rửa vùng hậu môn
  • Chú ý: Cả lá lốt và lá trầu không đều chứa các tinh dầu cay nóng. Vì vậy khi sử dụng mẹo này có thể gây kích ứng niêm mạc và mẫn cảm đối với những người có cơ địa nhạy cảm.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả được đến đâu?

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả được đến đâu?
Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả được đến đâu?

Lá lốt là một nguyên liệu khá dễ tìm, dễ mua, hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có trồng trong vườn vì nó rất dễ trồng và sinh sản nhanh nên chỉ cần một khóm cây lá lốt là bạn đã có thể có một góc vườn toàn lá lốt rồi.

Những cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đều dễ thực hiện, an toàn và chi phí rất rẻ vậy nên nó được nhiều người áp dụng để có thể tự mình thực hiện để khắc phục và làm giảm tiến triển của bệnh trĩ ngay tại nhà mà không còn đến sự can thiệp của tây y hay mổ xẻ để cắt búi trĩ. Các mẹo dân gian này nhằm mục đích giảm hiện tượng viêm ngứa, giảm đau và làm teo búi trĩ.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và mức độ tuân thủ điều trị của mỗi người là khác nhau nên hiệu quả mang lại cũng rất khác nhau. Để giải thích cho điều này thì không có gì khó hiểu bởi tình trạng bệnh, mức độ bệnh, loại bệnh và cơ địa của mỗi đối tượng là không giống nhau nên  hiệu quả mang lại cũng rất khác nhau. Hơn hết kết quả điều trị chung còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khách quan của người bệnh như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt, chế độ rèn luyện cơ thể, nguyên nhân gây trĩ, môi trường làm việc, sinh sống,…

Thông thường, sử dụng lá lốt để chữa bệnh trĩ sẽ hiệu quả hơn với những người bị trĩ nhẹ ( cấp độ 1,2 ). Với những trường hợp bị trĩ nặng ở cấp độ 3, 4, thì lúc đó búi trĩ đã sưng to và sa hẳn ra ngoài hậu môn thì khi đó dùng lá lốt để điều trị gần như không có tác dụng. Với những trường hợp đó bạn cần nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa về bệnh trĩ này để có thể điều trị  kịp thời bệnh một cách khoa học, nhanh chóng nhằm phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh mang lại.

Theo như nhìn nhận một cách khách quan thì sử dụng lá lốt để điều trị bệnh trĩ thì nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà không điều trị dứt điểm và khỏi hẳn bệnh trĩ này. Nếu chỉ dựa vào các mẹo chữa dân gian này thì rất khó để có thể chữa khỏi bệnh mà bạn phải cần phải kết hợp toàn diện và khoa học với nhiều biện pháp khác, từ việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống, luyện tập thể thao tới việc sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ do bác sĩ kê đơn để loại bỏ cặn kẽ  nguyên nhân gây bệnh.

Không chỉ vậy, bạn cũng cần lưu ý một số điểm rằng, hiệu quả thật sự của phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá lốt theo dân gian chưa được chứng minh trên lâm sàng cụ thể. Tất cả những phương thức trị bệnh trĩ được trình bày ở trên đều là dựa theo các kinh nghiệm dân gian mà ông cha ta truyền thụ lại. Từ xưa đến bây giờ vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể nào được bắt tay vào làm để có thể chứng minh về các công dụng của lá lốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Các mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt trên chỉ có hiệu quả khi bạn thực hiện chúng một cách đều đặn thường xuyên và trong một khoảng thời gian dài thì mới có hiệu quả được. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận được kết quả như mong đợi. Chính vì lý do này mà tạo cho nhiều người tâm lý hoang mang, không biết có nên áp dụng không.

Xem thêm: Lòi dom là gì? Hình ảnh bệnh, nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến kể cả đối với giới trẻ hiện nay do lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh hay chỉ đơn giản như áp lực công việc và cuộc sống mà cũng có thể dẫn tới bệnh trĩ. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần phải chú ý khi muốn sử dụng các mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt đang được áp dụng rất nhiều hiện nay:

  • Các mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt này bạn chỉ nên dùng tình trạng bệnh còn nhẹ( cấp độ 1,2), sau khi đã qua sự thăm khám và được sự cho phép của các  bác sĩ chuyên khoa.
  • Lá lốt là một loại dược liệu có tính ấm nên những người bị nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt, táo bón, miệng khô, hay khát nước nên cân nhắc khi sử dụng, tốt hơn hết là không nên thực hiện.
  • Theo các khuyến cáo của chuyên gia thì chúng ta chỉ nên ăn khoảng 50-100 lá lốt mỗi ngày đối với người trưởng thành do khi ăn quá nhiều lá lốt có thể khiến cơ thể bạn hay cụ thể là dạ dày bị nóng trong và có thể gây ra các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa.
  • Mặc dù không thấy nhiều nhưng vẫn có một số trường hợp có thể bị dị ứng với lá lốt và khi dị ứng gây ra các triệu chứng bên ngoài như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban, sưng mặt môi lưỡi miệng, buồn nôn…Nếu gặp phải các trường hợp này thì bạn hãy  ngừng sử dụng lá lốt ngay, nếu cảm thấy các biểu hiện dị ứng quá nghiêm trọng thì hãy nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để nhờ các bác sĩ xử lý cấp cứu kịp thời.
  • Tuyệt đối không sử dụng lá lốt để chữa bệnh trĩ nếu bạn có tiền sử bị dị ứng hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần, hoạt chất nào có trong lá lốt, bao gồm tất cả các phương thức dùng ngoài như xông, ngâm rửa hoặc sử dụng theo đường miệng như ăn hoặc uống nước sắc trực tiếp.
  • Trong quá trình điều trị phải sử dụng lá lốt sạch, và được nhận giống và trồng theo phương pháp hữu cơ để có thể đảm bảo sức khỏe của bạn an toàn tuyệt đối.
  • Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp trên thì bạn cũng cần phải thay đổi các lối sống không lành mạnh và cố gắng uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn hoặc uống các thực phẩm bổ sung chất xơ từ thiên nhiên và cắt giảm thực đơn chứa lượng lớn chất béo cũng như các món cay nóng trong bữa ăn, đồng thời bạn phải chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao cũng như phải giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, dễ chịu để bệnh nhanh khỏi.
  • Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy sau một thời gian dài áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt mà không thể khống chế được các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh và bệnh vẫn ngày càng nặng hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị bằng các phương pháp y khoa tiến tiến khoa học và hiệu quả hơn.
Ngày viết:

One thought on “[Bật mí] Lá Lốt trị bệnh trĩ có hiệu quả như lời đồn hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *