[TÌM HIỂU] Cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả mà an toàn

Theo thống kê của Hội tiêu hoá Việt Nam năm 2017 cho biết, khoảng 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ và tỉ lệ mắc bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa.

Chính vì tỉ lệ mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng nên càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề này. Tuy nhiên vì tâm lý e ngại, cố chịu đựng nên nhiều người đã phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.

Bạn nghĩ sao về việc điều trị bệnh trĩ tại nhà? Bạn có biết là lá vông có tác dụng điều trị bệnh trĩ? Nếu bạn đang băn khoăn về việc cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ thì đừng bỏ quả qua bài viết này của Sống Khỏe 24h nhé. Trước khi tìm hiểu về lá vông trong điều trị bệnh trĩ thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này.

BỆNH TRĨ

Nhiều người nghĩ bệnh trĩ chỉ là bệnh liên quan đến hậu môn nhưng đây là căn bệnh liên quan đến cả hậu môn và trực tràng. Bệnh xảy ra khi vùng ổ bụng liên tục chịu nhiều áp lực đè nén khiến máu đến tĩnh mạch hậu môn không lưu thông mà ứ đọng lại. Những tình trạng trên sẽ

Các triệu chứng của bệnh trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ

Nếu bạn có những dấu hiệu như: táo bón lâu ngày, đại tiện ra máu, cảm giác vướng, cộm vùng hậu môn, ngứa ngáy và đau rát hậu môn thì có thể bạn đã mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do thói quen không tốt, chế độ ăn không hợp lý, đứng hoặc ngồi quá lâu, mang bầu, béo phì hay do tuổi tác.

Tuy điều trị bệnh trĩ bằng lá vông là phương pháp nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng biết hết được tác dụng cũng cách dùng phương pháp này.

TÁC DỤNG CỦA LÁ VÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Trước hết cây vông có tên khoa học là Erythrina orientalis và có một số tên gọi khác là cây vông nem, thích đồng bì hay hải đồng bì. Đây là một loại cây thân gỗ, cao từ 10-20 mét, thân cây có gai, hoa màu đỏ tươi và mọc thành từng chùm.

Lá vông mọc sole, có 3 lá chét hình tam giác, lá chét ở giữa lớn hơn lá chét hai bên, mép lá nguyên. Người ta thường thu hái lá vông vào mùa xuân để phơi khô hoặc để dùng tươi. Đối với vỏ cây vông thì được thu hái quanh năm.

Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ
Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ

Vậy tại sao lá vông lại có tác dụng điều trị bệnh trĩ?

Bởi vì, theo dân gian lá vông có tính bình và có vị hơi đắng nên nó có tác dụng chính là ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần để bạn có một giấc ngủ ngon và thoải mái hơn. Ngoài ra thì lá vông còn được sử dụng để sát trùng, hạ nhiệt, hạ huyết áp, trừ phong thấp, chữa lòi dom, trĩ, đau nhức xương khớp, chảy máu mũi, đại tiện ra máu, mồ hôi trộm ở trẻ em…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần của lá vông có Alkaloid và saponin. Alkaloid có tác dụng ức hoạt động của thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ.

Còn saponin trong lá vông có tác dụng làm giãn đồng tử. Đây cũng chính là lý do khiến lá vông giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu,giảm co thắt cơ vòng hậu môn, hỗ trợ các búi trĩ trong việc co lại.

CÁCH DÙNG LÁ VÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Hiện nay có rất nhiều cách sử dụng lá vông để chữa bệnh trĩ và bạn đang băn khoăn không biết dùng cách nào cho hiệu quả nhất. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp dùng lá vông để bạn tham khảo

Đắp lá vông chữa trĩ

Đắp lá vông để chữa bệnh trĩ
Đắp lá vông để chữa bệnh trĩ

Đây là một phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện.

Chuẩn bị: 7-9 lá vông ( lá không quá già hay quá non, không sâu bệnh và còn tươi)

Nước muối pha loãng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 7– 9 lá vông với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo
  • Tiếp theo hơ nóng lá vông trên ngọn lửa rồi lấy lá vông khi đang nóng đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ.
  • Sức nóng chính là yếu tố kích thích để giải phóng các hoạt chất giảm đau, kháng viêm, sát trùng tự nhiên trong lá vông.
  • Chính những hoạt chất này tác động để giảm co thắt hậu môn và giúp co búi trĩ.

Lưu ý: Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân có phần búi trĩ kích thước nhỏ( 1-2 cm) và vẫn còn tươi. Đồng thời sức khỏe bệnh nhân phải ổn định, cơ địa ít dị ứng và không mắc các bệnh lý khác.

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ có tác dụng không? Cách dùng

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu

Lá thầu dầu được lưu truyền trong dân gian có tác dụng chữa trĩ các triệu chứng của bệnh trĩ. Nếu bạn có thể kết hợp hai nguyên liệu là lá vông nem và lá thầu dầu thì sẽ cho hiệu quả cao hơn

Lá thầu dầu tía kết hợp với lá vông
Lá thầu dầu tía kết hợp với lá vông

Nguyên liệu

  • Một nắm lá thầu dầu
  • Một nắm lá vông nem
  • Một miếng vải mỏng

Tiến hành

  • Đầu tiên ta cho lá thầu dầu và lá vông vào giã chung với nhau
  • Sau đó bỏ hỗn hợp giã được lên miếng vải nhỏ
  • Mỗi tối trước khi đi ngủ thì mang hỗn hợp này ra hơ trên lửa nhẹ rồi đắp lên búi trĩ

Hỗn hợp này giúp tình hình bệnh trĩ của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng do tính kháng viêm kháng khuẩn mà hai loại lá này kết hợp. Không những thế mà cặp đôi lá này còn giúp máu của bạn lưu thông dễ dàng hơn.

Kết hợp lá vông với giấm thanh

Ngoài cách đắp trực tiếp thì phương pháp kết hợp lá vông với giấm thanh cũng được áp dụng rất nhiều trong dân gian.

Lá vông kết hợp với giấm thanh
Lá vông kết hợp với giấm thanh
  • Chuẩn bị: 9-10 lá vông,
  • nước muối pha loãng, 35-45 ml giấm thanh.

Cách thực hiện:

  • Cho lá vông vào nồi nước sôi, để nguội thì mới vớt ra.
  • Sau đó giã hoặc xay nhuyễn lá vông.
  • Đun sôi giấm thanh.
  • Trộn lá vông với giấm thanh sao cho tạo thành được hỗn hợp sền sệt.
  • Dùng hỗn hợp vừa làm đắp trực tiếp lên vùng bệnh, sau đó cố định lại bằng băng gạc sạch trong khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ.

Lưu ý: Sau khi đắp thuốc bạn cần tránh di chuyển, cần nằm yên tại một vị trí. Điều này để tránh hỗn hợp bị bong ra ngoài và giúp việc thẩm thấu tốt hơn. Để bệnh trĩ được cải thiện bạn cần duy trì thực hiện 2-3 ngày một lần.

Cách chữa trĩ bằng lá vông với rượu trắng

Bạn có thể thay thế việc sử dụng giấm thanh bằng việc sử dụng rượu trắng bởi đây cũng là một biện pháp không kém phần hiệu quả.

  • Chuẩn bị:
  • Lá  vông,
  • Nước muối pha loãng
  • Rượu trắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vông với nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thái nhỏ lá vông vừa rửa rồi đem phơi trong bóng râm.
  • Ngâm lá vông đã phơi với rượu trắng trong bình thủy tinh, sau khoảng 1 tuần thì đem ra sử dụng.
  • Lấy khoảng 30ml rượu ngâm lá vông rồi pha loãng với nước, sau đó dùng hỗn hợp vừa pha loãng ngâm hậu môn.

Bạn cần thực hiện việc này mỗi ngày trước khi đi ngủ trong thời gian dài để giúp bệnh thuyên giảm.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và lá sen

Lá sen tính mát nên rất hữu ích trong việc thanh lọc cơ thể, an thần, chữa mất ngủ và có thể làm dịu các cơn đau do bệnh trĩ gây ra.  Vì vậy việc lựa chọn kết hợp hai loại lá này cũng là một lựa chọn không tồi.

Lá vông nem kết hợp với lá sen
Lá vông nem kết hợp với lá sen

Chuẩn bị:

  • Lá vông
  • Lá sen
  • Nước muối pha loãng

Cách thực hiện:

  • Lấy lá vông cùng lá sen rửa với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn rồi đun với nước cho đến khi sôi.
  • Phần nước sẽ dùng để uống còn phần bã sẽ dùng để đắp vào hậu môn khi còn nóng. Khi phần bã nguội thì rửa sạch hậu môn và lau khô.

Nấu canh với lá vông

Nấu canh lá vông với thịt lợn
Nấu canh lá vông với thịt lợn

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá vông trong bữa ăn hàng ngày của mình.

Chuẩn bị: Lá vông và 100 gam thịt lợn băm

Cách thực hiện:

  • Lá vông đem rửa sạch, rồi đem thái nhỏ
  • Thịt lợn băm đem ướp với hành tím, bột nêm, hạt tiêu,… sao cho vừa miệng.
  • Cho thịt băm vào xào khoảng 5 phút rồi đổ một 1 lít nước và đun sôi.
  • Sau khi nước sôi thì cho lá vông vào.
  • Tiếp tục đun cho đến khi canh sôi thì tắt đi.

Ngoài nấu canh lá vông thì bạn có thể sử dụng lá vông để làm các món ăn khác như là xào với thịt bò hoặc thịt lợn cũng có tác dụng trong điều trị bệnh trĩ.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ VÔNG ĐỂ CHỮA TRỊ

Cũng như các phương pháp điều trị khác thì khi sử dụng lá vông trong điều trị bệnh trĩ bạn cũng cần biết một số lưu ý sau đây:

  • Cũng như các biện pháp dân khác thì lá vông thường thích hợp với việc điều trị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ hay khi bệnh mới khởi phát. Để an toàn và tối ưu khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng lá vông là phương pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Tham vấn ý kiến của bác sĩ khi có vấn đề
Tham vấn ý kiến của bác sĩ khi có vấn đề
  • Khi sử dụng mà có tình trạng ngộ độc như bị sụp mi và khớp rã rời thì cần dừng lại. Do đó chỉ nên sử dụng lá vông với một lượng vừa phải, mỗi bữa không ăn quá 10-15 lá một người. Nên phối hợp với các loại thức ăn hoặc vị thuốc an thần khác để tăng hiệu quả.
  • Các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm. Vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng một cách đều đặn và theo liệu trình cụ thể. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn cũng cần sử dụng đúng liều lượng và tránh trường hợp lạm dụng.
  • Trong quá trình điều trị bằng lá vông bạn nên hạn chế tối đa trong việc đi lại, nên nằm tại chỗ.
  • Bạn cũng cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt phù hợp để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Hạn chế ăn đồ cay nóng, không sử dụng rượu bia, hạn chế quan hệ tình dục và lao động mạnh.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em  cần tránh sử dụng vì dễ gây mẫn cảm.
  • Bạn cũng cần đặc biệt chú ý trong việc vệ sinh để tránh viêm nhiễm do sự tiết dịch ở vùng bệnh.

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản mà hiệu quả

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI VỀ LÁ VÔNG CHỮA BỆNH TRĨ

Uống lá vông có tốt không?

Việc uống trực tiếp lá vông không hẳn là không tốt bởi vì nếu bạn uống lá vông với một liều lượng đặc sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy bạn có thể pha loãng hoặc nấu kèm lá vông với thức ăn hay vị thuốc an thần khác và dùng lá vông đúng liều lượng.

Lá vông có độc không?

Uống nước lá vông có làm sao không?
Uống nước lá vông có làm sao không?

Câu trả lời cho câu hỏi này đó là lá vông không độc mà chúng còn có tác dụng tiêu độc và sát khuẩn. Như chúng tôi đã nói ở trên thì lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, giúp điều trị bệnh trĩ mà không có hiện tượng ngộ độc.

Uống nhiều nước lá vông có bị sao không?

Như đã biết lá vông có tác dụng an thần và nhiều tác dụng trong điều trị bệnh trĩ nhờ chất Alkaloid và Saponin. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều lá vông sẽ làm hàm lượng của hai chất này nhiều vượt quá ngưỡng, cơ thể sẽ phản ứng lại. Trường hợp này gây nên các triệu chứng như dị ứng hay nặng hơn là ngộ độc. Thành phần trên của lá vông có tác dụng ức chế thần kinh nếu bạn lạm dụng sử dụng nhiều sẽ gây nhờn không còn tác dụng.

Dùng lá vông trong chữa trị bệnh trĩ bao lâu thì khỏi?

Lá vông là một bài thuốc dân gian nên có tác dụng chậm. Vì vậy bạn cần duy trì việc sử dụng lá vông thường xuyên để khỏi bệnh. Lá vông sẽ không thể giúp bạn điều trị bệnh trong ngày một ngày hai mà là một quá trình, tùy theo mức độ bệnh mà có thể lâu hay chậm.

Cách nhận biết cây vông?

Hình ảnh: Cây vông
Hình ảnh: Cây vông

Nhiều người chưa biết cây vông có hình dáng hay lá cây vông như thế nào để mua đúng. Đôi khi cây vông có trong nhà mà không biết mà mất tiền mua. Một số đặc điểm để bạn nhận biết cây vông như sau:

  • Cây vông là thường là cây gỗ, có gai mọc ở thân.
  • Hoa màu đỏ rực mọc thành chùm
  • Lá kép 3 lá chét, hai lá nhỏ một lá to dài ở giữa

Mua lá vông ở đâu?

Nếu bạn không thể trồng và thu hái được lá vông tươi thì đừng quá lo lắng. Bạn có thể mua được lá vông tại các kênh bán hàng online với giá dao động 120.000 -140.000 đồng/ kg.

Hình ảnh cây vông chữa bệnh trĩ

Hình ảnh: Cây vông
Hình ảnh: Cây vông

Hy vọng các thông tin trên đây có thể đem lại cho bạn những giá trị hữu ích trong việc sử dụng lá vông để điều trị bệnh trĩ. Nếu bạn có băn khoăn hay thắc mắc gì thì có thể liên hệ tới số hotline của chúng tôi. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Xem thêm: [REVIEW] Thuốc Hemoclin Gel có nên dùng? Hướng dẫn cách bôi thuốc hiệu quả

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *