Làm sao để có nhiều sữa? Mẹ nên ăn và uống gì để cho con bú?

Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà con bạn cần để có thể phát triển khỏe mạnh, với lượng chất cần thiết phù hợp với của trẻ. Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin, các yếu tố vi lượng cần cho sự phát triển của trẻ. Vậy làm sao để có nhiều sữa cho con bú?

Hãy cùng Sống Khỏe 24h tìm hiểu.

Dấu hiệu giúp mẹ biết mình thiếu sữa

Các dấu hiệu như khó chịu, quấy khóc điều này làm cho các bà mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình. Nhưng nếu là mẹ bị thiếu sữa thật đi chăng nữa thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Khi ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.

Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều (8-12 lần trong 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và nghỉ ngơi thất thường. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng sữa của mình.

Nguyên nhân làm cho mẹ ít sữa

  • Mẹ có tiền sử phẫu thuật ngực như nâng ngực hay làm nhỏ ngực. Mặc dù bác sĩ phẫu thuật đã cố gắng để duy trì mô vú tạo sữa càng nhiều càng tốt, nhưng vẫn gây ảnh hưởng nhất định. Việc cắt đứt các dây thần kinh và ống dẫn từ vú tới núm vú rất dễ gây ra vấn đề.
  • Bị nhiễm trùng ngực, chẳng hạn các bệnh viêm vú hoặc nấm đầu núm vú.
  • Khi bé ngậm ti và nuốt sai cách, hoặc kết nối giữa bé và ngực mẹ chưa đúng. Trong trường hợp này bạn nên nhờ y tá hoặc bác sĩ kiểm tra xem tư thế cho bé bú đã đúng chưa.
  • Do sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai.
  • Thay đổi nội tiết tố ở trong cơ thể mẹ, chẳng hạn như kinh nguyệt, thụ thai hay bổ sung nội tiết tố từ ngoài vào.
  • Cho bé bú ít và chưa đủ kích thích để tạo dòng sữa mới.
  • Hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác như ma túy.
Nguyên nhân làm cho mẹ ít sữa
Mẹ không hút thuốc lá trong thời kì cho con bú
  • Có thai.
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế quá trình tạo sữa. Thảo dược cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa của mẹ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc hay thảo dược nào trong thời kỳ đang cho con bú
  • Mẹ bị đau đầu ti khi cho bé bú làm cho dần dần mất khả năng tạo sữa.
  • Cho bé ăn dặm sớm làm bé bỏ bú, không còn muốn bú mẹ nữa.

Xem thêm: [MỚI NHẤT] Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa, con nhanh tăng cân?

Mẹ cần biết những gì?

Sự thay đổi về cân nặng của trẻ

Mẹ cần biết những gì và làm sao để nhiều sữa cho con bú?
Cân nặng của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày

Trẻ sơ sinh  tăng cân đều sau khi được sinh ra.  Mức tăng bình quân cho bé sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi là khoảng 150-200gr/tuần, từ 3-6 tháng là 100-150gr/tuần, và từ 6-12 tháng là 70-90gr/tuần.

Đây là dấu hiệu thiếu sữa rõ ràng và chính xác nhất. Sau sinh, em bé sẽ sụt nhẹ. Nhưng sau đó khoảng 10-14 ngày, bé sẽ bắt đầu tăng cân.

Ngoài ra đôi khi bé ốm, tình trạng sụt cân có thể xảy ra điều này là bình thường. Nhưng nếu bé sụt cân nhiều, nhìn gầy gò như “da bọc xương” và không tăng theo khoảng thời gian tức là bé đang bị thiếu sữa bú mẹ.

Ngoài ra có thể để ý kích cỡ của trẻ dựa vào:

  • Quần áo mà trẻ mặc có đang bị chật dần theo thời gian hay không, phần trăm tăng trưởng của bé về cân nặng, chiều dài và chu vi đầu, tâm trạng của bé có thay đổi gì không?
  • Màu da của bé có khác thường không? Các bắp tay bắp chân của bé? Bạn có cảm nhận thấy trẻ tăng cân?

Thời gian bú mẹ

Thời gian bú của bé dao động khác nhau tuy nhiên thường trong khoảng từ 10 – 20 phút. Còn nếu bé bú quá lâu (> 1 tiếng) hoặc quá ngắn (< 10 phút) thì cũng có thể mẹ không đủ sữa cho bé. Có thể thấy thêm biểu hiện như: bé thức dậy thường xuyên và đòi bú, háu đói cho mỗi lần bú mẹ. Ngoài ra có thể để ý số lần thay tã/ ngày của bé (có ít nhất 6 lần/ngày). Phân bé màu gì? Có mềm không. Kể cả khi bé không đi ngoài thường xuyên nhưng nếu phân bé mềm thì có nghĩa là bé đã bú đủ sữa.

Bé đòi ăn thường xuyên

Bé muốn được dỗ dành và có cảm giác an toàn. Trẻ thường có thói quen ngậm và mút, chứ không đơn thuần là do bé đói. Nhu cầu bú thường xuyên của trẻ giúp kích thích sản sinh sữa cho mẹ. Vì bé còn nhỏ nên kích thường dạ dày và cơ thể cũng nhỏ. Do đó bé cần ăn thường xuyên. Trong giai đoạn phát triển, bé cần nhiều năng lượng hơn. Đòi bú nhiều hơn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Bé càng cần sữa thì cơ thể mẹ lại càng sản xuất nhiều sữa hơn và vòng tuần hoàn lại tiếp diễn.

Đôi khi ốm bé cũng đòi ti mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho bé, chứa các kháng thể tự nhiên giúp chống lại căn bệnh. Cho bé bú thường xuyên sẽ củng cố khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ.

Ngực mẹ có bị xẹp xuống?

Trong thời kỳ cho con bú, ngực mẹ sẽ có cảm giác căng đầy là một biểu hiện của sữa nhiều. Tuy nhiên nếu có biểu hiện bị xẹp xuống, giãn nghĩa là mẹ đang bị giảm sữa.

Xem thêm: Những điều cần biết khi sinh mổ, thực đơn cho bà đẻ mổ

 Bụng và núm vú có cảm giác gì khi cho con bú?

Bụng và núm vú có cảm giác gì khi cho con bú?
Bé bú sai vị trí gây đau
  • Trừ trường hợp bé cắn bạn trong khi bé bú thì còn có khả năng là bé bú sai vị trí làm xuất hiện cảm giác đau.
  • Sai vị trí có thể làm bé bú không đủ sữa. Khi đó, các mẹ nên thử đổi vị trí, tư thế khác để bé có thể ngậm đúng khớp bú, bú được nhiều sữa hơn thì mẹ sẽ ít bị đau hơn.
  • Cảm giác như “kim châm” khi bé bú xong.
  • Thường sau khi cho con bú xong, các mẹ sẽ có cảm giác “kim châm” hoặc hơi ngứa ở bầu ngực. Nhưng nếu không có cảm giác này thì rất có thể sữa mẹ đã bị giảm và bé bú không đủ sữa.

Làm sao nhiều sữa cho con bú?

  • Đảm bảo bé đặt đúng vị trí và ngậm ti đúng cách. Hãy gối tay để mặt của bé hướng về phía ngực của bạn và cằm bé chạm vừa vào vú.
  • Sự tiếp xúc giữa mẹ và bé quan trọng trong yếu tố tâm lí tiếp xúc. Cởi quần áo cho bé, chỉ để bé mặc mỗi tã quần khi bú. Ôm bé sát vào người bạn giúp kích hoạt các nội tiết tố đẩy nhanh quá trình tạo sữa.
  • Cho bé bú thường xuyên, mỗi lần bé muốn hãy khuyến khích bé ngậm ti. Để bé bú cả hai bên ti để có đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Luôn ở bên cạnh bé. Việc mẹ bị bận rộn với công việc quá sớm làm giảm tần suất tiếp xúc giữa mẹ và bé, hoặc bé ngủ nhiều có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú đều đặn.
  • Cho bé bú đều đặn mỗi một tiếng một lần. Hoặc theo dõi đầy đủ chu kỳ bú của bé.
  • Đổi bên cho bé trong mỗi lần bé bắt đầu khóc, quấy thì bạn đổi bên. Bạn có thể làm vài lần như thế trong quá trình cho bé bú.
  • Hãy cố gắng cho bé bú đều cả hai bên vú mỗi lần bạn cho bé bú. Có lúc bé ăn ít hoặc nhiều, nhưng về cơ bản nên cho bé bú theo chu kỳ mỗi tiếng một lần để giúp sản sinh sữa cho mẹ nhiều hơn.
  • Trong khi cho bé bú, massage bầu ngực và bóp nhẹ cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp thúc đẩy tạo ra dòng sữa mới.
  • Mỗi lần hãy cố gắng cho bé bú hết lượng sữa ở một bên vú. Nếu bên kia căng thì bạn có thể nặn ra cho bớt căng vào bình và giữ lại sữa cho bé bú bình phòng khi bé không muốn bú mẹ, hoặc bé đã no.
  • Không nên cho bé ngậm ti giả nhiều vì có thể làm cho bé quen và không muốn ngậm ti mẹ.
  • Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước uống chứa caffeine như trà và cà phê.
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thức cả đêm thì hãy tranh thủ ngủ bù ban ngày. Nghỉ ngơi giúp bổ sung lại nguồn sữa và năng lượng cho mẹ.
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái và hạnh phúc. Quá trình tạo sữa sẽ bị ảnh hưởng nếu mức độ căng thẳng của mẹ cao. Và khả năng tiết sữa cũng sẽ dễ dàng hơn khi mẹ không bị căng thẳng.
  • Dành nhiều thời gian chơi với con. Nó cũng có tác động tích cực tới việc tạo sữa ở mẹ.
  • Đồng ý những đề nghị giúp đỡ của người thân và bạn bè trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm, lau chùi điều giúp bạn tiết kiệm năng lượng để có thể “chuyên tâm” vào việc tạo sữa.
  • Luôn tự tin và lạc quan cơ thể của bạn sẽ nhận biết cần phải làm gì, do đó cần thoải mái và kiên nhẫn.
  • Hạn chế để bé ti bình hoặc dùng thức ăn ngoài. Khi đói bé bú sẽ cắn ti mẹ, giúp ti mẹ sản sinh sữa mới.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn để tăng lượng sữa. Thuốc sẽ có tác dụng tốt đặc biệt trong 3 tháng đầu sau sinh.

Làm sao nhiều sữa cho con bú?Bé bú đúng cách giúp sữa tiết ra nhiều hơn

Xem thêm: Trẻ quấy khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ăn, uống gì để nhiều sữa cho con bú?

Chế độ ăn uống cân bằng

  • Vì khi cho bé bú, nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ cần nhiều hơn để giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bé sẽ nhận được qua sữa mẹ.
  • Nên nạp thêm 500 Kcal năng lượng mỗi ngày so với nhu cầu thông thường. Nguồn năng lượng này sẽ giúp sản xuất ra khoảng 750ml sữa mẹ/ ngày cho bé.

Protein

Chế độ ăn uống hợp lý cân bằng cho mẹ đang cho con búMẹ cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao chất lượng sữa cho con bú
  • Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình mang thai và cho con bú Khuyến cáo cho người Việt Nam:
  • Thời kỳ mang thai (6 tháng cuối)> 15g/ ngày.
  • Thời kỳ cho con bú (6 tháng đầu khi cho con bú) > 28g/ngày

Vitamin và khoáng chất

Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng cực kỳ cần thiết trong thời gian cho con bú, nên ăn thêm trái cây và rau củ trong thời gian này để đảm bảo đầy dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

Ăn cá

  • Cá không chỉ là một nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt và chất đạm, mà còn là nguồn cung cấp LC-PUFAs như DHA cho mẹ và bé. Nên ăn cá 1-2 lần/ tuần.
  • Bổ sung thêm Canxi vào chế độ ăn, đồng thời uống sữa cũng nên được chú trọng trọng. Ăn các sản phẩm làm từ sữa để cung cấp đầy đủ Canxi hằng ngày cho bạn.

Thức uống để có nhiều sữa

  • Nước cũng là 1 phần tất yếu của cơ thể, bổ sung lượng nước hợp lý.
  • Nên uống từ 8 đến 10 ly nước (khoảng 2 lít/ ngày.)
  • Nếu bạn theo một chế độ ăn chay, bé có thể có nguy cơ thiếu hụt Vitamin B12. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn trong trường hợp này.

Hy vọng bài viết của Sống khoẻ 24h giúp chị em giải đáp được câu hỏi làm sao để có nhiều sữa cho con bú!

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *