Trầm cảm, lo âu, tự kỷ, tâm thần phân liệt cấp và mãn tính là những triệu chứng và những căn bệnh không còn hiếm gặp. Chính vì thế trên trị trường cũng có rất nhiều loại thuốc điều trị những căn bệnh này.
Và Sống Khỏe 24h xin giới thiệu tới các bạn một trong số những sản phẩm rất tốt trong việc điều trị tâm thần phân liệt đó là Sizodon 2.
Sizodon 2 là thuốc gì?
Sizodon 2 là một loại thuốc được dùng trong điều trị tâm thần phân liệt cấp độ cấp hoặc mãn tính, tự kỷ, rối loạn hành vi và điều trị các triệu chứng như: trầm cảm, lo âu,…
Đây là một sản phẩm được nhập khẩu từ Ấn Độ và được sản xuất bởi Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd. Sở dĩ gọi là Sizodon 2 vì có chứa 2 mg hoạt chất, Sizodon 1 sẽ chứa 1 mg hoạt chất. Mỗi hộp Sizodon 2 gồm có 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
Thành phần
Thành phần dược chất chính của thuốc Sizodon 2 là Risperidone hàm lượng 2 mg. Risperidone là dược chất thuộc nhóm dẫn xuất benzisoxazole. Đây là một chất có đặc tính đặc biệt giúp đối kháng monoaminergic có chọn lọc.
Ngoài ra thuốc còn bao gồm tá dược (các loại tinh bột, đường lactose, silicon dioxide, sodium benzoat, cellulose, sodium starch glycolat, magie stearate, microcrystalline,…) vừa đủ một viên. Đây là là một loại thuốc hướng tâm thần. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Tác dụng
Điều trị các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt cấp hoặc mãn tính mà ít gây ức chế vận động. Các triệu chứng này có thể là các triệu chứng về tình cảm như trầm cảm, lo âu hay cảm giác có tội,…
- Điều trị căn bệnh tự kỷ ở cả trẻ em và người lớn
- Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực – một triệu chúng biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ trạng thái hưng phấn sang trầm cảm một cách có chu kì
- Điều trị các rối loạn hành vi cảm xúc, giúp giảm hành vi hung hăng ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ
- Giảm nguy cơ gây hội chứng ngoại tháp – hội chứng gây chuyển động bất thường của cơ thể ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn thần.
Cách dùng
- Thuốc được sử dụng thông qua đường uống. Bệnh nhân sử dụng thuốc với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Tránh sử dụng thuốc với rượu hoặc nước có cồn
- Để đạt được hiệu quả hấp thụ thuốc tốt nhất bệnh nhân nên uống sau khi ăn 30 phút.
Liều dùng
Sizodon 2 có thể được sử dụng 1 hoặc 2 lần/ ngày với liều lượng khác nhau tùy vào loại bệnh nhân và từng độ tuổi.
- Đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt:
Người trưởng thành
Nên bắt đầu dùng với liều 2mg/ ngày tương đương với 1 viên. Có thể được dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần. Sang ngày thứ 2 liều dùng tăng lên là 4mg/ ngày tương đương với 2 viên. Ngày thứ 3 sẽ là 6mg/ ngày tương đương với 3 viên.
Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng tốt với liều 4-6mg/ ngày nên bạn có thể duy trì liều lượng này trong những ngày tiếp theo. Liều dùng cũng có thể thay đổi theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Lưu ý liều dùng 10mg/ ngày không những không có hiệu quả tốt hơn so với liều thấp mà còn có thể gây ra hội chứng ngoại tháp. Liều dùng 16mg/ ngày không nên áp dụng vì chưa được đánh giá độ an toàn.
Người cao tuổi
Nên bắt đầu dùng với liều 1mg/ ngày chia 2 lần. Ngày thứ 2 liều dùng tăng lên 2mg/ ngày chia 2 lần. Liều dùng tối đa là 4mg/ ngày tương đương 2mg (1viên) cho một lần uống.
- Đối với bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực:
Nên bắt đầu với liều 2mg/ ngày và sử dụng 1 lần/ ngày. Nếu cần tăng liều thì ngày thứ 2 là 2mg/ ngày. Liều dùng tối đa là 6mg/ ngày.
- Đối với bệnh nhân sa sút trí tuệ mắc rối loạn hành vi:
Nên bắt đầu với liều 0,5mg/ ngày và sử dụng 2 lần/ ngày tương đương 0,25 mg cho 1 lần uống. Phần lớn bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị tốt với liều 1mg/ ngày. Khi đạt được liều đích thì có thể sử dụng 1 lần/ ngày
- Đối với người bị tự kỷ:
Liều dùng cần phải theo đơn của bác sĩ, theo nhu cầu và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân suy gan và suy thận:
Nên bắt đầu sử dụng với liều 1mg/ ngày và sử dụng 2 lần/ ngày tương đương 0,5mg cho 1 lần sử dụng.
Lưu ý: liều dùng cần được đánh giá và điều chỉnh dựa trên tiến triển bệnh vì vậy người cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh theo ý muốn của bản thân.
Xử lí quên liều và quá liều
- Quên liều
Nếu chẳng may bạn bị lỡ mất một vài lần quên dùng thuốc thì hãy quay trở lại sử càng sớm càng tốt. Nếu số liều bạn quên ít thì bỏ qua liều đã quên và sử dụng tiếp theo lộ trình. Tránh sử dụng gộp liều hoặc tăng gấp đôi liều.
- Quá liều
Triệu chứng: Làm thế nào để nhận biết bạn đang sử dụng quá liều? Những triệu chứng cho thấy bạn đã sử dụng quá liều đó là nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, chuyển động bất thường, buồn ngủ, an thần. Sở dĩ bạn gặp điều này là do tác dụng quá mức về tác động dược lý của thuốc.
Xử trí: Cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể đồng thời duy trì đường hô hấp thấp thoáng. Tiếp theo bạn cần rửa sạch dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc xổ. Theo dõi điện tâm đồ và theo dõi tim mạch. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bạn cần sử dụng những biện pháp bổ trợ. Dùng thuốc có tác dụng giống giao cảm hoặc truyền dịch tĩnh mạch. Dùng thuốc kháng cholinergic nếu bạn có triệu chứng ngoại tháp nặng.
Theo dõi chặt chẽ đến khi bệnh nhân hồi phục.
Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Chóng mặt, nhức đầu, lo âu, ngủ gà, tăng kích thích, triệu chứng ngoại tháp
- Nhìn mờ, sốt, mệt mỏi, loạn chức năng sinh dục
- Đau bụng, khó tiêu, táo bón, buồn nôn, chán ăn, đau răng
- Viêm mũi, viêm họng, ho, viêm xoang
- Phát ban, da khô và tăng tiết bã nhờn
- Đau ngực, đau lưng, đau khớp
- Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế.
Hiếm gặp:
- Mất trí nhớ, giảm tập trung, trầm cảm, dị cảm, phản ứng tăng trương lực cơ
- Ban xuất huyết, thiếu máu, rét run.
- Đầy hơi, viêm dạ dày, phân đen, tiêu chảy, trĩ
- Rụng lông tóc, tăng hoặc giảm cân, giảm natri huyết, trứng cá
- Mất kinh, to vú đàn ông, đái dầm, đái ra máu, đái tháo đường, chảy máu âm đạo, chảy máu cam.
Trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế hỗ trợ.
Lưu ý
Trước khi sử dụng người dùng cần đọc kĩ một số lưu ý sau:
- Chống chỉ định đối với những bệnh nhân có bất kỳ mẫn cảm đối với thành phần của thuốc
- Thận trọng đối với những bệnh nhân huyết áp thấp hoặc có vấn đề về tim mạch, não
- Những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận hay những người cao tuổi cần chú ý về liều dùng
- Không dùng thuốc trong trường hợp đang lái xe hoặc đăng vận động máy móc vì nó ảnh hưởng đến thần kinh
- Cân nhắc khi sử dụng đối với khi bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có hội chứng Parkinson
- Thận trọng khi sử dụng với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Tương tác thuốc
- Trong quá trình sử dụng thuốc khó tránh khỏi hiện tượng tương tác thuốc. Hay nói cách khác là thuốc cạnh tranh với các thức ăn, nước uống hoặc thực phẩm chức năng khác. Do Risperidone là thành phần chủ yếu của thuốc có tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc với rượu bia hoặc các chất kích thích.
- Thuốc Sizodon 2 có thể khiến tăng tác dụng hạ huyết áp khi sử dụng thuốc hạ huyết áp (Captopril)
- Tác dụng của Sizodon 2 đối kháng với tác dụng của thuốc chủ vận dopamine (Levodopa)
- Thận trọng khi sử dụng với các loại thuốc an thần (Carbamazepin) hay thuốc lợi tiểu (Furosemid)
- Lưu ý khi sử dụng thuốc Sizodon 2 với Carbamazepin và những thuốc cảm ứng men gan CYP 3A4 khác vì chúng sẽ làm giảm nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của Sizodon 2
- Thận trọng khi sử dụng kết hợp với những thuốc kéo dài khoảng QT
Nếu bạn cần sử dụng kết hợp với những loại thuốc, thực phẩm chức năng hay sản phẩm khác thì cần liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để tránh tương tác ngoài ý muốn.
Xem thêm: Thuốc Adalat hạ huyết áp khẩn cấp: Cách dùng nhỏ dưới lưỡi, lưu ý tác dụng phụ
Chỉ định
Thuốc Sizodon 2 được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân tâm thần phân liệt cấp hoặc mãn tính
- Người mắc các triệu chứng về tình cảm hay các vấn đề về thần kinh như lo âu, căng thẳng, trầm cảm, cảm giác có tội đi kèm với tâm thần phân liệt
- Trẻ em hay người lớn mắc bệnh trầm cảm
- Người mắc hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, có những chuyển động bất thường của cơ thể
- Người mắc các triệu chứng rối loạn hành vi, bệnh nhân sa sút trí tuệ
Bảo quản
Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, tháng mát, sạch sẽ, tránh nơi có nhiệt độ cao và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Thuốc được bảo quản tại nơi có độ ẩm không vượt quá 75% và nhiệt độ không vượt quá 30°C
Không nên tiếp tục sử dụng nếu phát hiện sản phẩm có những dấu hiệu bất thường như chảy nước, mốc, biến màu,…
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng trên bao bù trước khi sử dụng sản phẩm
Review của người dùng về thuốc Sizodon 2
Một số người bị bệnh trầm cảm được bác sĩ kê đơn có Sizodon 2 sau khi khỏi bệnh thì không quên để lại những lời nhận xét tích cực về sản phẩm.
Chị Dương ở Hà Nội sau khi sử dụng Sizodon 2 có nói:
“Tôi bị trầm cảm sau khi sinh vì tôi thấy bí bách sau khi sinh con. Không được ra ngoài mà chồng bận nhiều công viêc ra ngoài suốt. Tôi thấy rất buồn, bé con thì hay khóc. Có lần tôi có ý định tự tử. Thấy mình có biểu hiện không bình thường chồng tôi có dắt tôi đi bác sĩ tâm lý. Bác sĩ bảo tôi bị trầm cảm sau sinh. Tôi có được kê đơn thuốc có Sizodon 2. Tôi dùng được một thời gian theo đúng liều bác sĩ kê đơn thì thấy sức khoẻ về tinh thần của mình được ổn định hơn. Không còn những suy nghĩ điên rồ nữa. Chứng trầm cảm của tôi bây giờ đã hoàn toàn biến mất”
Thuốc Sizodon 2 mua ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi có bán loại thuốc này. Thuốc Sizodon 2 được bán theo đơn của bác sĩ. Vì vậy bạn cần mang theo đơn thuốc khi mua sản phẩm này.
Thuốc được bày bán tại nhiều cơ sở thuốc trên toàn quốc nên bạn cũng cần thận trọng khi mua sản phẩm. Hãy là những người tiêu dùng thông thái, chọn mua tại các cơ sở uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thuốc Sizodon 2 có giá bao nhiêu?
Do nhiều cơ sở có bán Sizodon 2 nên cũng có nhiều mức giá khác nhau cho sản phẩm này. Tuy nhiên mức giá cho mỗi hộp Sizodon 2 chỉ dao động vào khoảng 75.000 – 100.000 đồng.
Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc Sizodon 2. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế những chỉ định của bác sĩ điều trị và dược sĩ tư vấn.
Nếu bạn có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào xin gọi đến số hotline của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Xem thêm: Thuốc Motaphan chữa bệnh trĩ có tốt không? Giá bao nhiêu, bán ở đâu?