Thuốc mỡ Tacropic 0,1 %: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ, giá bán?

Trong bài viết này, https://songkhoe24h.com xin giới thiệu đến các bạn sản phẩm thuốc Tacropic được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – VIỆT NAM, có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-20364-13. Nhằm mục đích cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về loại thuốc, là thuốc gì? Có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Tác dụng phụ ra sao? Giá thuốc bao nhiêu?,… của Tacropic, nội dung sẽ gồm những phần sau:

Tacropic là thuốc gì?

Tacropic là thuốc dùng đường bôi có công dụng chữa bệnh da liễu với hoạt chất chính là Tacrolimus- một macrolid (macrolactam) có nguồn gốc từ Streptomyces tsukubaensis, có khả năng ức chế miễn dịch và kháng khuẩn nhẹ. Sản phẩm chỉ định điều trị Eczema.

Đây là thuốc bán theo đơn.

Thuốc Tacropic
Thuốc Tacropic là thuốc gì?

Dạng bào chế: thuốc mỡ bôi da.

Thuốc được đóng gói theo hộp gồm 1 tuýp 10g, có hàm lượng Tacropic là 10mg.

Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tại nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Thuốc Tacropic có tác dụng gì?

Với khả năng ức chế miễn dịch, và kháng khuẩn nhẹ thuốc mỡ Tacropic được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh Eczema hay bệnh chàm gây ra hiện tượng viêm da sẩn mụn nước.
  • Viêm da dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc.
  • Viêm da do tiết bã nhờn.
Thuốc Tacropic
Thuốc Tacropic có tác dụng gì?

Sản phẩm được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân không có những nguy cơ tiềm tàng về bệnh miễn dịch, các phương pháp điều trị thông thường không đáp ứng hoặc không có hiệu quả.

Xem thêm nhiều thông tin hữu ích:

Liều dùng và cách dùng thuốc Tacropic như thế nào?

Liều dùng:

  • Với trẻ em từ 2-15 tuổi dùng dạng tacrolimus 0,03%.
  • Với người lớn hoặc trẻ em trên 16 tuổi có thể dùng dạng 0,1%.

Ngày bôi 2 lần, liều lượng dao động từ 0,075 – 0,2 mg/kg/ngày.

Cố gắng bôi với hàm lượng thấp nhất có thể mà vẫn giảm được triệu chứng.

Sau 2 tuần điều trị nếu không thấy cải thiện nên gặp bác sĩ để khám lại.

Không nên bôi trong thời gian dài để tránh biến chứng nguy hiểm.

Thuốc Tacropic
Cách dùng thuốc Tacropic như thế nào?

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước, lau khô bằng khăn sạch.
  • Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Bôi một lớp mỏng lên bề mặt khu vực bị bệnh, rửa tay sau khi dùng thuốc( trừ trường hợp da tay là vùng bị bệnh).

Không sử dụng thuốc Tacropic khi nào?

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tacropic cho các trường hợp:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân tổn thương hệ miễn dịch.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người mẫn cảm với Tacrolimus hoặc bất kỳ thành phẩn nào của chế phẩm.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tacropic

Không ra nắng khi dùng thuốc, không đi bơi để tránh rửa trôi thuốc.

Không để thuốc tiếp xúc với mắt và niêm mạc. Lau rửa sạch với nước nếu có lỡ dính vào mắt.

Không dùng trên bệnh nhân có nguy cơ về hệ miễn dịch, cấy ghép cơ quan.

Báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có suy giảm chức năng gan, thận đặc biệt là hội chứng netherton để chỉnh liều phù hợp.

Bệnh nhân cần tuần thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều.

Nếu muốn ngừng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý:

Không dùng thuốc nếu thuốc có biểu hiện như đổi màu, hết hạn.

Không nên để thuốc ở vị trí có thể tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời hay nơi có độ ẩm cao.

Để xa tầm tay trẻ em để tránh nguy cơ trẻ ăn phải.

Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể dùng được cho người lái xe hay vận hành máy móc do tác động không đáng kể lên hệ thần kinh.

Đối với phụ nữ có thai: Có nghiên cứu chỉ ra tác hại của Tacrolimus trên động vật trong thai kỳ, nhưng chưa có nghiên cứu trên người. Cân nhắc nguy cơ, lợi ích trước khi sử dụng với phụ nữ có thai.

Đối với phụ nữ cho con bú: Tacrolimus có tác dụng toàn thân và có thể bài tiết vào sữa mẹ, không khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Tacropic

Bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Kích ứng tại chỗ.
  • Cảm giác rát bỏng.
  • Không dung nạp rượu hay đồ uống có cồn, ngứa.

Hiếm gặp như:

  • Viêm nang lông.
  • Dị cảm.
  • Ban đỏ.
  • Nóng bừng mặt.
  • Nhiễm herpes, zona.

Tương tác thuốc

Tránh dùng cùng những nhóm thuốc như: Thuốc ức chế protease, Carbamazepine Bromocriptine, Cimetidine, các thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lasoprazole).

Tránh sử dụng với các loại thuốc cùng tác động lên hệ enzym CYP3A4 (ví dụ: erythromycin, itraconazol, ketoconazol và diltiazem).

Khi sử dụng thuốc có thành phần Tacrolimus, hạn chế sử dụng những liệu pháp UVA, UVB hay PUVA ( psoralens).

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Rất hiếm khi xảy ra hiện tượng quá liều với thuốc bôi ngoài da, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay, buồn ngủ và đặc biệt là ngứa dữ dội. Nếu có những biểu hiện trên nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tiến hành cấp cứu kịp thời.

Trong trường hợp bệnh nhân lỡ nuốt phải, tích cực theo dõi các diễn biến lâm sàng của bệnh nhân, chú đề phòng sốc phản vệ do diễn biến nhanh để cấp cứu kịp thời. Không khuyến cáo gây nôn hay rửa dạ dày do tính chất của thuốc mỡ.

Thuốc Tacropic giá bao nhiêu? Bán ở đâu?

Thuốc Tacropic đang được bán rộng rãi trên thị trường với giá bán dao động khoảng 225.000 đồng trên 1 tuýp 10g. Bạn có thể chọn mua thuốc Tacropic ở những cơ sở uy tín để mua được hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Tacrolimus: a review of its use for the management of dermatoses.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12046809
  2. Applications of tacrolimus for the treatment of skin disorders.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10878290
  3. TACROLIMUS- tacrolimus ointment.
    https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/fda/fdaDrugXsl.cfm?setid=6b601eaf-4f3a-4a8b-8cd8-1000defa9822&type=display
Ngày viết:

4 thoughts on “Thuốc mỡ Tacropic 0,1 %: Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ, giá bán?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *