Chắc hẳn dị ứng là một tình trạng không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Các triệu chứng của dị ứng có thể từ mức độ nhẹ: ngứa, chảy nước mũi, viêm kết mạc,… đến mức độ nặng có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các chất gây dị ứng trong môi trường, thức ăn hoặc thuốc y dược. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị dị ứng. Với mỗi tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ phù hợp với từng loại thuốc khác nhau. Hôm nay Sống Khỏe 24h xin giới thiệu đến bạn đọc một sản phẩm thuộc trong nhóm thuốc chống dị ứng. Đó là Telfast.
Hãy theo dõi hết bài viết để có thông tin đầy đủ về loại thuốc này nhé.
Telfast là thuốc gì?
Thuốc Telfast là thuốc thuộc nhóm kháng histamin chống dị ứng, được dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng hay nổi mề đay tự phát mãn tính: ngứa mũi/mắt, chảy nước mũi/mắt, hắt hơi,…
Dạng bào chế: viên nén bao phim.
Đóng gói: 1 hộp gồm 1 vỉ 10 viên
Thuốc được sản xuất bởi Công ty Aventis Pharm., Inc – Mỹ. Đây là một hãng dược phẩm đa quốc gia hàng đầu thế giới được nhiều người tin dùng.
Hiện nay thuốc Telfast HD được sản xuất và đưa ra thị trường với nhiều hàm lượng khác nhau:
- Thuốc Telfast BD 60mg.
- Thuốc Telfast 120mg.
- Thuốc Telfast HD 180mg.
- Thuốc Telfast Kids 30mg.
Thành phần thuốc dị ứng Telfast
Trong 1 viên nén Telfast có thành phần chính là hoạt chất Fexofenadine hydrochloride. Hoạt chất này hoạt động trên cơ chế co thắt phế quản, chống lại ảnh hưởng của Histamin. Cụ thể ở trường hợp này là thụ thể Histamin H1, thụ thể này có tác dụng gây giãn mạch, co thắt khí quản, hoạt hóa cơ trơn, liên quan đến các hội chứng viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra hoạt chất này cũng có tác dụng hiệu quả với các tình trạng bệnh lý khác không phải dị ứng như: ngứa, nổi mề đay vô căn mãn tính. Đồng thời nó không gây ra tác dụng an thần hay cảm giác buồn ngủ như những loại thuốc dị ứng khác.
Ngoài ra thuốc còn gồm 1 số tá dược khác như: magnesi stearat, hỗn hợp yellow iron oxide, colloidal anhydrous silica, hỗn hợp pink iron oxyd, microcrystalline cellulose,….
Thuốc Telfast HD 180mg
Thuốc Telfast HD 180mg có hàm lượng Fexofenadine hydrochloride trong 1 viên nén là 180mg. Đây là 1 dạng bào chế phổ biến và được nhiều người lựa chọn mua.
Vì hàm lượng cao nhất trong 3 loại cho nên việc sử dụng thuốc Telfast HD 180mg cần lưu ý liều tối đa cho 1 ngày. Với loại này thì liều dùng mỗi ngày tối đa là 1 viên.
Mô tả: viên nén bao phim. Viên thuốc có màu hồng nhạt, hình tròn, 2 mặt lồi trong đó 1 mặt trơn nhẵn và một mặt khắc số “018”.
Thuốc Telfast 120mg
Hàm lượng của Fexofenadine hydrochloride có trong 1 viên nén của dạng này là 120mg. Với hàm lượng này liều dùng mỗi ngày là 1 viên và được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa.
Thuốc Telfast BD 60mg
Thuốc Telfast BD 60mg có hàm lượng thành phần chính Fexofenadine hydrochloride là 60mg. Đây là loại có hàm lượng nhỏ nhất trong ba loại với liều dùng tối đa mỗi ngày là 2 viên. Với hàm lượng 60mg bạn có thể kiểm soát hàm lượng dễ hơn so với 2 loại trên.
Mô tả: viên nén bao phim. Viên thuốc cũng gần giống với Telfast 180mg tuy nhiên một mặt của thuốc sẽ khắc “06”.
Thuốc Telfast Kids 30mg
Thuốc Telfast loại này có hàm lượng thành phần chính Fexofenadine hydrochloride là 30mg. Thuốc cũng có công dụng tương tự các loại trên nhưng được sử dụng cho trẻ nhỏ từ 6 – 11 tuổi.
Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi vì trẻ có thể bị hóc viên thuốc.
Phụ huynh sử dụng thuốc cho trẻ cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nếu cần thêm thông tin thì hỏi ngay ý kiến bác sĩ.
Thuốc Telfast có công dụng gì?
Thuốc Telfast có tác dụng giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng dị ứng 1 cách hiệu quả. Giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, giảm ngứa và nổi mề đay 1 cách đáng kể. Hiệu quả điều trị với những ưu điểm sau:
- Phát huy ngay tác dụng sau 1 giờ sử dụng thuốc.
- Thuốc có tác dụng nhanh và kéo dài.
- Không cần chỉnh liều lượng ở 1 số bệnh nhân gan hay người cao tuổi.
- Không gây buồn ngủ.
Xem thêm: Thuốc chống dị ứng Axofen 50ml: Công dụng, Hướng dẫn cách dùng hiệu quả
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast dùng cho đối tượng nào?
Thuốc Telfast được chỉ định cho các trường hợp dưới đây:
- Điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa: hắt hơi, ngứa họng, chảy nước mắt hoặc nước mũi, ngứa và đỏ mắt.
- Điều trị các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính: phát ban, ngứa da,…
- Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ trong 1 số trường hợp khác.
- Thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên gặp phải các trường hợp trên.
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với các trường hợp:
- Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Đối với Telfast 30mg không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Với 3 dạng hàm lượng 180mg, 120mg, 60mg không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Cách dùng và liều dùng
Cách dùng: Thuốc dùng bằng đường uống và nên uống thuốc trước mỗi bữa ăn.
Lưu ý: Không uống thuốc với các loại nước hoa quả như: cam, bưởi, táo hay đồ uống chứa cồn.
Liều dùng: Thuốc có liều dùng khác nhau tùy vào từng loại thuốc và tùy vào mục đích sử dụng.
Thuốc Telfast HD 180mg/120mg
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên mỗi ngày.
- Không cần điều chỉnh lượng với người suy gan và người cao tuổi, ngoại trừ người có suy giảm chức năng thận.
Thuốc Telfast BD 60mg
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Bệnh nhân suy thận: khởi đầu 60mg, uống 1 lần 1 ngày.
Thuốc Telfast Kids 30mg
- Dùng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi: uống 1 ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
- Bệnh nhi suy gan không cần chỉnh liều.
- Bệnh nhi suy thận: khởi đầu 1 viên 1 ngày.
Xem thêm: Thuốc dị ứng Clarityne của Bỉ: Tác dụng, Hướng dẫn cách dùng – liều dùng
Tương tác thuốc viêm mũi dị ứng Telfast
Thuốc có thể gây ra tương tác với một số thuốc khác làm giảm tác dụng điều trị hoặc gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ của các loại thuốc đó.
Dưới đây là 1 số thuốc có thể gây tương tác với thuốc Telfast:
- Vitamin B12, Vitamin C, Vitamin D3, Calcium 600 D
- Advair Diskus (fluticasone/salmeterol), Aspirin Low Strength
- Celebrex (celecoxib), Crestor (rosuvastatin); Cymbalta (duloxetine)
- Dầu cá, Lipitor (atorvastatin), Plavix (clopidogrel), Singulair (montelukast), Synthroid (levothyroxine)
- Xanax (alprazolam), ProAir HFA (albuterol), Flonase (fluticasone nasal),…
Để đảm bảo không gặp phải tình trạng này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Bạn nên liệt kê danh sách thuốc điều trị mà mình đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho việc sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ của Telfast
Thuốc Telfast có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Cần theo dõi sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc để kịp thời phát hiện và báo với bác sĩ điều trị để được xử lý đúng cách.
Một số tác dụng phụ thường gặp là:
- Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
- Buồn nôn, khó tiêu.
- Cảm cúm, ngứa họng, ho, sốt.
- Viêm tai giữa, viêm xoang.
- Đau lưng, đau bụng kinh.
Ít gặp các biểu hiện: khô miệng, sợ hãi, rối loạn giấc ngủ.
Hiếm gặp phải các tác dụng phụ: ngứa da, phát ban, nổi mề đay hay các phản ứng dị ứng: phù mặt, môi, lưỡi, họng; tức ngực, khó thở, đỏ mặt; tăng nhịp tim, hồi hộp, tiêu chảy.
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng là phù mặt, môi, lưỡi, họng hay tức ngực cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng Telfast
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu muốn sử dụng thuốc. Cần cân nhắc kĩ giữa mặt lợi và hại chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.
- Cần thông báo với bác sĩ / dược sĩ nếu bạn đang gặp vấn đề về gan, thận, tim mạch và người cao tuổi.
- Thuốc ảnh hưởng không đáng kể đến công việc lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn vẫn nên theo dõi tình trạng cơ thể xem có bị buồn ngủ hay chóng mặt không. Nếu bạn không gặp tình trạng này thì vẫn có thể lái xe và làm việc bình thường.
- Khi dùng đồng thời Telfast với các thuốc chữa khó tiêu chứa nhôm và magnesi cần cách nhau khoảng 2 giờ vì nó có thể làm giảm hấp thu thuốc.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp thắc mắc.
Xem thêm: Thuốc dị ứng Xyzal 5mg là thuốc gì, có tác dụng gì?
Uống Telfast nhiều có hại không?
Nếu như bạn quên liều thì hãy bỏ qua liều đó và uống đúng liều như bác sĩ kê đơn ở lần uống tiếp theo. Lưu ý không được tự ý uống gấp đôi để bù lại liều đã quên.
Nếu bạn sử dụng thuốc quá liều so với chỉ định có thể gặp 1 số dấu hiệu như: chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng. Với trường hợp này bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Thuốc Telfast bị cấm?
Ngày 14/09/2015 Cục Quản lý Dược (Bộ Y Tế) đã có quyết định rút số đăng ký và yêu cầu tạm ngừng kinh doanh đối với 1 số loại thuốc của Công ty Sanofi – Aventis Việt Nam trong đó có thuốc Telfast. Cụ thể là:
- Telfast BD 60 mg (viêm mũi dị ứng) với SĐK: VD-19727-13.
- Telfast HD 180 mg, SĐK: VD-19728-13.
Thuốc bị cấm kinh doanh vì nguyên nhân chất lượng thuốc không đúng với tiêu chuẩn chất lượng thuốc biệt dược gốc của nhà sáng chế. Đồng thời giới hạn của 1 số chỉ tiêu chất lượng thuốc sản xuất tại Việt Nam thấp hơn giới hạn quy định được Bộ Y Tế công nhận.
Thuốc Telfast giá bao nhiêu?
Dưới đây là giá của các loại thuốc Telfast bạn có thể tham khảo:
Thuốc Telfast Kids 30mg có giá 30.000 VNĐ 1 hộp
Telfast 60mg giá bao nhiêu?
Thuốc Telfast BD 60mg có giá 35.000 VNĐ 1 hộp.
Telfast 180mg gia bao nhiêu?
Thuốc Telfast HD 180mg có giá 80.000 VNĐ 1 hộp.
Trên đây là giá thuốc bạn có thể tham khảo khi mua sản phẩm. Giá này có thể có sự điều chỉnh tuy nhiên không nhiều tùy thuộc vào từng cơ sở bán thuốc khác nhau.
Telfast mua ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?
Hiện tại thuốc được bán nhiều nơi trên thị trường. Bạn có thể tìm mua thuốc Telfast tại các cửa hàng thuốc uy tín có mặt trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bạn cũng có thể mua thuốc online trên các website bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng bạn cần lưu ý quan sát bao bì sản phẩm, nhà sản xuất, hạn sử dụng và nhất là số đăng ký của thuốc.
Tài liệu tham khảo
- Tờ thông tin sản phẩm tại EMC: Telfast 120mg Film-coated Tablets.
Link: https://www.medicines.org.uk/emc/product/1433/smpc - Ngân hàng dữ liệu ngành dược Drugbank. Link: https://drugbank.vn/thuoc/Telfast-HD&VD-28324-17