Thoái hoá khớp thường được biết đến là căn bệnh thường gắn liền với tuổi già, tuy nhiên hiện nay căn bệnh này ngày càng được trẻ hoá. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt, hoạt động hàng ngày đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Dưới đây là những thông tin Sống Khoẻ 24h cung cấp mà mọi người cần biết về căn bệnh này.
Thoái hoá xương khớp là gì?
Thoái hoá khớp là tình trạng biến đổi về cấu trúc, tính chất của xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy nhiên tổn thương lớn nhất xảy ra khi có sự bào mòn lớp sụn hai đầu xương. Tình trạng này ngày càng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như gai cột sống, viêm khớp,…
Đây không chỉ là thoái hoá ở phần sụn mà phần dưới sụn cũng bị chịu tác động nặng nề quả quá trình này. Đó chính là sự thay đổi về hình thái, biến dạng về cấu trúc của các mô này gây nên nhiều biến tác động tiêu cực. Ví dụ như khi vùng dưới sụn bị biến dạng, hai phần đầu xương sẽ mọc ra các gai xương theo cơ chế tự phục hồi của cơ thể gây nên tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó quá trình thoái hoá còn làm giảm dịch tiết ổ khớp làm tăng tính ma sát giữa các đốt xương khi vận động.
Hàng loại các biến đổi của xương trong quá trình thoái hoá sẽ gây ra nhiều cảm giác đau đớn cho người mắc. Ngay cả khi vận động nhẹ hay là đi lại cũng gây ra các cảm giác này do sự ma sát giữa các khớp khi dịch tiết không còn hoặc bị mất đi trong quá trình này.
Tình trạng này chính là kết quả của một loạt các quá trình tổng hợp cũng như thoái hoá của các mô sụn hoặc mô dưới sụn. Không những vậy tình trạng viêm ổ khớp, dịch khớp tiết ít cũng là nguyên nhân gây thoái hoá xương khớp.
Nguyên nhân thoái hoá khớp
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hoá xương khớp, quá trình này bị tác động bởi nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài được tóm tắt như sau:
Do di truyền, dị tật bẩm sinh
Bệnh thoái hoá xương khớp có thể xảy ra nếu bố hoặc mẹ người này mang bệnh, tuy nhiên đây chỉ là dự đoán trước theo yếu tố dịch tễ gia đình và xác suất tương đối nhỏ. Nếu bạn được sinh ra trong một gia đình có nhiều người mắc thoái hoá xương khớp thì cũng không loại trừ được khả năng bạn cũng sẽ bị bệnh này.
Bên cạnh đó các dị tật tư trong giai đoạn thai kỳ hay còn được gọi là các vấn đề bẩm sinh như vẹo cột sống, cũng làm cho cấu trúc xương khớp bị thay đổi, có khả năng dẫn đến tình trạng thoái hoá xương khớp trong tương lai sau này
Xem thêm: [Đánh giá] Jex Max hỗ trợ khớp 30 viên có tốt không? Giá bán
Do tuổi tác
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên thoái hoá xương khớp, càng lớn tuổi nhất là trong giai đoạn sau tuổi 50 cơ thể sẽ giảm tổng hợp nên các mô sụn, bên cạnh đó các chất dịch ổ khớp cũng bị giảm một cách đáng kể làm cho xương khớp bị thoái hoá vô cùng nhanh. Bên cạnh đó khi tuổi cao mô sụn và xương dưới sụn không thể duy trì sự đàn hồi cũng như hình thái ban đầu có thể vỡ bất cứ lúc nào là cho tình trạng thoái hoá có thể tăng lên đáng kể.
Chế độ tập luyện, ăn uống, sinh hoạt
Nếu tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hoá xương khớp ở người lớn tuổi thì đối với những người trẻ căn bệnh này phần nhiều dựa và thói quen là sinh hoạt hàng ngày. Đầu tiên có thể do đặc thù một số công việc như nhân viên văn phòng, làm việc nhiều trong tư thế ngồi, phần lớn nhân viên sẽ ngồi sai tư thế hoặc do ghế ngồi không đủ tiêu chuẩn làm cho cấu trúc xương bị thay đổi dẫn đến thoái hoá. Hoặc các công việc nặng nhọc như bê vác cũng làm cho áp lực lên xương khớp tăng cao dẫn đến tình trạng thoái hoá nhanh.
Việc lười tập thể dục, ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi cơ thể hoạt động, tính dẻo dai sẽ bị mất đi dẫn đến việc thoái hoá các ổ khớp theo thời gian. Tuy quá trình diễn biến chậm nhưng đến một lúc nào đó nó sẽ biểu hiện vô cùng rõ rệt.
Đối nghịch với lời vận động đó là vận động quá sức, việc tập luyện với cường độ cao, liên tục sẽ làm áp lực lên xương khớp tăng cao, đẩy nhanh quá trình thoái hoá hoặc có thể gây nên các biến chứng khác vô cùng nguy hiểm.
Chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần vào quá trình thoái hoá xương khớp, cơ thể cần một số chất để tăng tổng hợp lên các mô sụn cho cơ thể. Việc thiếu hụt đi Zn làm cho mô sụn trở nên cứng hơn có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó việc nạp quá nhiều mỡ, cholesterone sẽ tăng gánh nặng lên bộ khung xương khớp làm quá trình thoái hoá diễn ra một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Viên khớp GHV Bone bán ở đâu? Giá bán, review từ người dùng
Triệu chứng thoái hoá khớp
Thoái hoá xương khớp thường gặp nhiều ở các khớp chi như tay, chân háng, cổ và cùng xương sống cũng là vị trí hay bị thoái hoá nhất của cơ thể. Để có thể phát hiện cung như nhanh chóng điều trị bệnh thoái hoá mọi người cần lưu ý một số các dấu hiệu điển hình sau.
Đau nhức khớp
Dấu hiệu phổ biến và thường thấy nhất đó là đau nhức xương khớp, cơn đau có thể kéo dài hoặc tăng lên về cường độ vào những khoảng thời gian cụ thể trong ngày như sáng, tối, khi ngủ dậy.
Ban đầu khi tình trạng này mới xuất hiện người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ nhẹ nhàng. Tuy nhiên càng ngày những cơn đau này sẽ tăng dần cả về mức độ và cường độ, đi kèm với những cơn đau là tiếng kêu lạo xạo của xương khớp ma sát với nhau, nghe rõ nhất khi vận động khớp gối. Khi người bệnh nằm yên không vận động các cơn đau sẽ giảm nhanh.
Lưu ý: Khi để càng lâu mà không chữa trị bệnh sẽ càng chuyển biến nặng hơn, các cơn đau đễn dày hơn và tăng dần cường độ. Người mắc bệnh có thể cảm nhận điều này vô cùng rõ rệt trong các thời gian cụ thể như thời tiết thay đổi hoặc trong khoảng giao mùa.
Cứng khớp, cảm giác nóng bên trong khớp
Trong khi đau nhức người bệnh thường sẽ cảm thấy cứng đờ các khớp. Khi đi lại hoặc di chuyển người bệnh sẽ vô cùng khó khăn do sự tương tác của hai dấu hiệu này đó là vừa đau, vừa cứng chân rất khó để đi lại bình thường. Bên cạnh đó còn kèm theo giảm giác nóng ran do sự tác động của các khớp không có dịch ổ khớp làm cho ma sát tăng cao tạo cảm giác nóng.
Giảm khả năng vận động
Đây là một dấu hiệu khá điển hình vì xương là một bộ khung nâng đỡ toàn cơ thể cũng là bộ phận giúp cho cơ thể được vận động một cách dễ dàng và thuận tiện.
Ban đầu bạn sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ và không đem lại quá nhiều sự ảnh hưởng. Tuy nhiên càng về sau khi những cơn đau đã tăng cường độ, người bệnh sẽ khó có thể di chuyển một cách dễ dàng được không chỉ thế đứng, ngồi, thay đổi tư thế cũng vô cùng khó khăn.
Không chỉ vậy khi đã đến giai đoạn nặng người bệnh không chỉ khó di chuyển mà còn khó để giữ được thăng bằng gây nên ngã khi đi lại.
Xem thêm: [Đánh giá] Viên khớp Tâm Bình có tốt không webtretho? Tác dụng, giá bán
Điều trị thoái hoá khớp
Hiện nay với sự phát triển của y học người bệnh có thể lựa chọn được nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hoá xương khớp như:
Điều trị bằng các loại thuốc tây, tân dược cũng đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên khi sử dụng cần có sự tư vấn cũng như hướng dẫn từ bác sĩ.
Điều trị bằng đông y: đông y có nhiều bài thuốc quý hiệu quả giúp chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp như bài thuốc Đỗ Minh Đường đã được 150 năm,…
Điều trị bằng phẫu thuật phương án này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn nặng, khí đo người bệnh cần chụp X quang, nội soi, xét nghiệm máu, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án có nên phẫu thuật thay thế hay cắt bỏ xương không.
Hiện nay phương pháp phòng bệnh nên làm đó là tăng cường tập thể dục đều đặn, không tập các bài quá nặng vượt sức. Tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất.