Thuốc Levosum Tablet 0,1mg là thuốc được chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng tuyến giáp. Bài viết dưới đây của Sống Khỏe 24h (songkhoe24h.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng và những lưu ý sử dụng thuốc Levosum Tablet 0,1mg hiệu quả.
Levosum Tablet 0,1mg là thuốc gì?
Levosum Tablet 0,1mg là thuốc được sử dụng trong các trường hợp nhược giáp, phòng ngừa tái phát bướu giáp lành
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Nhà sản xuất: Samnam Pharmaceutical Co., Ltd.
Số đăng ký: VN-22010-19
Thành phần của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Thành phần của một viên nén Levosum Tablet 0,1mg bao gồm:
- Levothyroxin natri 0,1mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Dược lực học của Levothyroxin natri:
Levothyroxine là một chất đồng phân levo được điều chế tổng hợp của hormone tuyến giáp thyroxin, có tác dụng tốt trong các hội chứng thiếu hụt như suy giáp. Levothyroxine có tác dụng:
- Làm tăng tốc độ trao đổi chất của các tế bào của tất cả các mô trong cơ thể.
- Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của tất cả các mô trong cơ thể bao gồm xương và não.
- Ở người lớn, hormone tuyến giáp giúp duy trì chức năng não, chuyển hóa thức ăn và nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng có thể gặp phải khi thiếu levothyroxine bao gồm chậm nói, thiếu năng lượng, tăng cân, rụng tóc, da dày khô và nhạy cảm bất thường với lạnh.
- Hormon tuyến giáp cũng tác dụng trên các mô, như làm tăng co bóp cơ tim
Chỉ định của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Thuốc Levosum Tablet 0,1mg được chỉ định trong các trường hợp:
- Suy giáp nguyên phát (tuyến giáp), thứ phát (tuyến yên) và vùng dưới đồi.
- Thuốc cũng được sử dụng để điều trị bướu nhân tuyến giáp bao gồm nhân giáp, viêm tuyến giáp bán cấp hoặc mãn tính, bướu cổ đa nhân.
- Bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và là một chất hỗ trợ cho phẫu thuật và liệu pháp phóng xạ.
Dược động học
Hấp thu
Levothyroxine được hấp thu chủ yếu ở ruột non, ít được hấp thu ở dạ dày, do đó những bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt bớt ruột non có khả năng hấp thu Levothyroxine kém. Levothyroxine đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2 giờ. Sinh khả dụng của Levothyroxine đạt khoảng 60-80%
Phân bố
Các hormon tuyến giáp đang lưu hành liên kết hơn 99% với protein huyết tương.
Chuyển hóa
Levothyroxine chuyển hóa tại gan, liên hợp với acid glucuronic và sulfuric trong gan.
Thải trừ
Levothyroxine tuyến giáp được đào thải chủ yếu qua thận, một phần được đào thải qua phân. Thời gian bán thải từ 1-2 ngày.
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Liều dùng của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Liều sử dụng thuốc Levosum Tablet 0,1mg theo chỉ định của bác sĩ. Có thể tham khảo liều dùng dưới đây:
Liều dùng cho trẻ em
- Từ 0-6 tháng: 25 – 50 mcg hoặc 8-10 mcg/kg/ngày.
- Từ 6 – 12 tháng: 50 – 75 mcg hoặc 6-8 mcg/kg/ngày.
- Từ 1 – 5 tuổi: 75 – 100 mcg hoặc 5-6 mcg/kg/ngày.
- Từ 6 – 12 tuổi: 100 – 150 mcg hoặc 4-5 mcg/kg/ngày.
- Trên 12 tuổi: Trên 150 mcg hoặc 2-3 mcg/kg/ngày.
Liều dùng cho người lớn
- Suy giáp nhẹ: Liều khởi đầu 50 mcg/lần/ngày (với người bệnh tim 25 – 50 mcg/lần uống 2 ngày 1 lần), trong từ 2-4 tuần. Liều duy trì ở người không bị bệnh tim 100 – 200 mcg/ngày.
- Suy giáp nặng: Liều khởi đầu 12,5 – 25 mcg/lần/ngày, sau 2 – 4 tuần tăng thêm 25mcg cho đến khi có đáp ứng như mong muốn. Liều duy trì 75 – 125 mcg/lần/ngày.
Cách dùng thuốc Levosum Tablet 0,1mg hiệu quả
Sử dụng đường uống, uống sau ăn khoảng 30 phút.
Chống chỉ định
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Người bệnh nhiễm độc tuyến giáp chưa được điều trị.
- Người bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
- Người suy thượng thận chưa được điều chỉnh.
Tác dụng phụ của thuốc Levosum Tablet 0,1mg
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Levosum Tablet 0,1mg gồm:
- Sụt cân, đánh trống ngực, hồi hộp, dễ kích thích.
- Đau đầu, mất ngủ, không chịu được nóng, sốt.
- Dị ứng: phát ban, sưng mặt, sưng môi, lưỡi…
- Rối loạn nhịp tim.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy,…
- Một số tác dụng phụ khác như: lông, tóc rụng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…
Tương tác thuốc và thực phẩm
Levosum Tablet 0,1mg tương tác với một số thuốc và nhóm thuốc như:
- Nhôm hydroxit
- Amiodarone
- Androgen
- Thuốc chẹn beta
- Canxi cacbonat / xitrat / axetat
- Carbamazepine
- Cholestyramine
Khả năng hấp thụ levothyroxine qua đường uống có thể bị suy giảm bởi một số thực phẩm như: đậu nành, đu đủ, bưởi…
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần thận trọng khi sử dụng Levosum Tablet 0,1mg cho người bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu như đau vùng ngực và tăng nặng các bệnh tim mạch khác cần phải giảm liều.
- Khi sử dụng levothyroxine có thể làm tăng các triệu chứng của những người đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt hoặc suy thượng thận.
- Đối với trẻ em việc sử dụng quá liều có thể gây liền sớm khớp sọ.
Bảo quản
- Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.
- Nhiệt độ bảo quản dưới 30 đọ C.
- Tránh xa tầm tay trẻ em.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc đã ướt hoặc hết hạn sử dụng.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Khi quá liều bạ sẽ gặp phải một số triệu chứng như: thèm ăn tăng lên (do tăng chuyển hóa), giảm cân, bồn chồn, mất ngủ, tiêu chảy, giật rung, vã mồ hôi, đánh trống ngực, tăng huyết áp, tăng nhịp nhanh, loạn nhịp, sốt, sợ nóng…
Nếu gặp phải những dấu hiệu của quá liều bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Quên liều
Dùng ngay liều đã quên khi nhớ ra, nếu thời điểm nhớ ra liều đã quên gần với thời điểm uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Chú ý không uống liều gấp đôi.
Thuốc Levosum Tablet 0,1mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường 1 hộp thuốc Levosum Tablet 0,1mg 100 viên có giá khoảng 165.000 VND, mức giá này giao động tuỳ từng nhà thuốc.
Để mua được sản phẩm chính hãng bạn có thể mua tại các bệnh viện, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Xem thêm: Thuốc Carboplatin Sindan: Công dụng, cách dùng & Các lưu ý
Imidu 60mg là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?
Tài liệu tham khảo
Eur Endocrinol (2013), A Review of the Pharmacokinetics of Levothyroxine for the Treatment of Hypothyroidism. Truy cập ngày 28/12/2021