Tinh dầu là một trong những sản phẩm thiên nhiên được ưa chuộng nhất vì lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp mà tinh dầu mang lại. Đặc biệt trong khoảng thời gian giao mùa, khí hậu thất thường thì tinh dầu được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Hãy cùng Sống khoẻ 24h tìm hiểu về 10 loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm được chiết xuất từ lá cây, thân cây, vỏ cây, hoa….. Tinh dầu thường được chiết bằng phương pháp chưng cất, ép lạnh hoặc chiết tách dung môi.
Từ ngàn xưa, tinh dầu đã được sử dụng trong hoàng gia vì mùi thơm quyến rũ và tác dụng giảm stress. Tinh dầu được coi là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng, độ tinh khiết và mùi thơm gấp 50 – 100 lần các loại thảo mộc sấy khô. Tinh dầu hầu hết là nhẹ hơn nước và rất dễ bay hơi nên lan tỏa tốt trong không khí và tương tác trực tiếp với khứu giác. Mỗi loại thảo dược đều có mùi hương đặc trưng và tác dụng riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu lỹ hơn từng loại dưới đây nhé!
Trên thị trường hiện nay tinh dầu chủ yếu được chia thành 3 loại: Tinh dầu nguyên chất, tinh dầu tổng hợp và tinh dầu bán tổng hợp.
Ngoài các tinh dầu không ăn được như tràm, lộc đề… thì những tinh dầu chiết xuất từ cam, chanh, sả, quế, gừng… vẫn có thể ăn uống được ở lượng nhất định.
Tinh dầu nguyên chất trên thị trường hiếm và giá thành đắt hơn các loại tinh dầu tổng hợp.
Loại tinh dầu này thường được dùng để xịt phòng, đốt nến thơm… chứ hoàn toàn không có công dụng trong trị liệu, thậm chí không nên ngửi nhiều hoặc dùng trực tiếp cho da vì có thể sẽ gây kích ứng và đau đầu.
Tinh dầu tổng hợp được bán rất phổ biến ở Việt Nam với giá thành rẻ.
Tinh dầu có tính chất mạnh gấp 50 – 100 lần thảo mộc sấy nên không dùng tinh dầu để xoa trực tiếp lên da vì có thể gây nóng, bỏng da.
Lưu ý: – Phải dùng tinh dầu nguyên chất, không dùng loại tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
Massage body trị liệu bằng tinh dầu được nghiên cứu có rất nhiều tác dụng:
Xông hay khuếch tán tinh dầu giúp khử mùi nhà cửa, tạo mùi thơm,tránh ẩm mốc, đuổi muỗi, giảm căng thẳng, ngủ ngon…
Tinh dầu giúp cho đầu óc giảm stress, tập trung hiệu quả làm việc. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng sẽ giúp tinh dầu được phát tán tốt hơn, hiệu quả và tiết kiệm hơn, không gian làm việc và ngủ thoảng mùi tinh dầu sẽ tạo cảm giác cực kỳ nhẹ nhàng,dễ chịu.
Hiện nay có 2 loại đèn xông được sử dụng nhiều là đèn xông tinh dầu bằng điện và bằng nến.
Đèn xông tinh dầu bằng điện:
Bước 1: Đổ nước ấm hoặc lạnh vào đĩa chứa nước
Bước 2: Nhỏ trực tiếp 3-4 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước. Không nên đổ nhiều hơn vì sẽ gây lãng phí và mùi bị nồng.
Bước 3: Cắm điện để tinh dầu khuếch tán ra không khí.
Đèn xông tinh dầu bằng nến:
Bước 1: Đổ nước ấm ngập 2/3 đĩa chứa nước
Bước 2: Pha 3-5 giọt tinh dầu mùi yêu thích vào đĩa nước.
Bước 3: Lấy giấy nến và đốt nến ở khoang dưới của đèn xông. Không nên chọn nến có mùi vì sẽ ảnh hưởng đến mùi và chất lượng của tinh dầu.
Nếu hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng kém thì tinh dầu có thể giúp bạn cải thiện đường ruột rất tốt đấy!
Tinh dầu có chức năng kháng khuẩn và nấm, sử dụng tinh dầu là phương thuốc trong Đông Y giúp diệt các vi khuẩn gây hại nhưng không làm mất đi vi khuẩn có lợi, làm tăng nhu động ruột, giảm khó tiêu.
Các loại tinh dầu tốt cho tiêu hóa như tinh dầu gừng, bạc hà, thì là, hoa cúc, oải hương. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha tinh dầu với dầu nên rồi massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng và bàn chân 2-3 ngày/ lần hoặc pha 2 giọt tinh dầu vào nước ấm uống mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa thực hiện tốt hơn, giảm buồn nôn chướng bụng, giúp tuyến tụy hoạt động khỏe mạnh.
Lưu ý: Bắt buộc phải chọn loại tinh dầu nguyên chất để có tác dụng trong trị liệu.
Tinh dầu sả là loại tinh dầu truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka được chiết xuất từ thân và lá sả. Có 2 loại tinh dầu sả là sả Java và sả chanh:
Thành phần hóa học : citrnellal chiếm khoảng 30%, citronellol 10% và geranol chiếm 40%. Loại sả này hơi đắng và có màu vàng, không dùng để uống, có mùi thơm rất đậm mùi sả xen mùi quýt.
Loại tinh dầu này dùng để tạo mùi hương. Có thể dùng để xông đèn, nhỏ tinh dầu dưới gối để thư giãn, giúp giấc ngủ ngon hơn.
Ngoài ra chị em có thể tẩm nước ấm vào khăn giấy rồi cho vài giọt tinh dầu sả đặt vào góc phòng ẩm hoặc gốc cây cảnh sẽ khử mùi ẩm mốc trong phòng và xua muối rất hiệu quả.
+ Thư giãn, an thần,giảm đau đầu ngủ ngon
+ Xua muỗi và côn trùng
+ Khử mùi , diệt khuẩn tránh ẩm mốc trong nhà
+ Chống cúm, sốt xuất huyết
+ Dưỡng da, dưỡng tóc
+ Chữa đau nhức cơ thể, chướng bụng
Có thể dùng các loại đèn xông để khuếch tán tinh dầu trong phòng hoăc pha cùng nước lau sàn để nhà cửa luôn có mùi thơm và chống muỗi, côn trùng đặc biệt là trong thời gian dịch Covid, kiến ba khoang, sốt xuất huyết đang xuất hiện.
Chị em có thể cho tinh dầu sả chanh vào bồn tắm ấm để tắm gội hoặc xông mặt, massage cùng các loại thảo dược khác để dưỡng da, giảm đau nhức cơ thể.
Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ và hoa bưởi. Thành phần chính trong tinh dầu bưởi là pectin, Vitamin A và C, naringin và các men tiêu hóa.
Tác dụng chính của tinh dầu bưởi:
Tinh dầu bưởi chứa lượng lớn chất có khả năng kháng khuẩn, khử mùi. Tinh dầu bưởi là nguyên liệu rất quen thuộc trong ngành mỹ phẩm, với thành phần vitamin A và C, tinh dầu bưởi có tác dụng hữu ích trong việc giữ cho làn da được khỏe mạnh, giảm mụn viêm dưới tác động của ô nhiễm không khí và tia UV.
Đáng nói nhất chính là khả năng chống rụng tóc của tinh dầu bưởi. Pectin và naringin tiết ra từ tinh dầu bưởi giúp giảm gầu, giảm dầu ở tóc và ngăn chặn tóc gãy rụng. Từ ngày xưa các bà các mẹ đã sử dụng vỏ bưởi nấu cùng hương nhu để gội đầu để có mái tóc đen bóng mượt, các chị em hiện nay có thể sử dụng tinh dầu bưởi cho vào dầu gội rất nhanh và hiệu quả.
Tinh dầu bạc hà ( peppermint) có nguồn gốc từ châu Âu, chứa 10 – 30% methone và 35% menthol. Tinh dầu bạc hà được chưng cất từ lá bạc hà tươi
Một số tác dụng của tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có chứa những chất như menthol, pinen…. Có khả năng kháng khuẩn, chống virus, chống oxy hóa nên ngăn các bệnh về hô hấp hay nhiễm trùng.
Tinh dầu quế có tên khoa học là Cinnamomun Cassia thuộc họ Long não( Lauraceae) được chiết xuất từ vỏ thân cây quế. Thành phần chính của tinh dầu quế gồm cinnamaldehyd, eugenol, linalol. Tác dụng của tinh dầu quế được chú ý :
Tinh dầu quế an toàn tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp mang thai và cho con bú.
Tỏi không chỉ làm gia vị trong nấu nướng mà đã nổi tiếng trong mục đích y học vì có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất. Thành phần chính là allicin, flavonoid,selen cùng các loại vitamin C,B1,E….
Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe:
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà Melaleuca alternifolia ở Úc. Tác dụng nổi tiếng nhất của tràm trà chính là trị mụn vì đây là thành phần không còn xa lạ của của các hãng mỹ phẩm do các chất trong tràm trà có thể giết chết vi khuẩn, nhiễm nấm và dị ưng da. Ngoài ra một số công dụng khác như:
Tinh dầu chanh chiết xuất bằng cách ép lạnh vỏ chanh vì vỏ chanh chứa rất nhiều túi tiết tinh dầu. Tinh dầu chanh hay được gọi là Citrus limon, các thành phần gồm terpen, aldehyd, sesquiterpenes,…. Có khả năng chống oxy hóa rất tốt.
Tác dụng của tinh dầu chanh
Hoa anh thảo là loài hoa đẹp đến từ miền nam châu Âu và Địa Trung Hải. Tinh dầu hoa anh thảo có tên Evening primrose essential oil và được người dân châu Âu và Mỹ sử dụng từ rất lâu. Hoa anh thảo rất giàu Omega – 6 là một acid béo có lợi cho sức khỏe, xây dựng cấu trúc hormone và màng tế bào, hấp thụ vitamin. Vậy tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì?
Tinh dầu hoa hồng thường được chiết xuất từ loài hoa hồng nhung đỏ vì mùi hương quyến rũ. Không chỉ có mùi hương nhẹ nhàng thư giãn, lãng mạn mà còn giúp cân bằng hormone, làm đẹp… Thành phần chính của hoa hồng như:
Một số công dụng được kể đến như:
Tinh dầu dừa chứa rất nhiều acid béo cần thiết và các khoáng chất như canxi, magie… Dầu dừa nguyên chất thường có màu hơi vàng và mùi thơm của dừa rất đặc trưng.
Dầu dừa không chỉ là nguyên liệu trong nhà bếp mà còn là vũ khi đắc lực trong làm đẹp của chị em và chữa bệnh rất tốt nữa đấy:
Phương pháp cất hơi nước đơn giản và dễ làm nhất. Tự chế tinh dầu tại gia sẽ khiến bạn không còn lo lắng về tinh dầu giả trên thị trường.
Vật dụng : Bếp , nồi, ống dẫn hơi nước
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, thái nhỏ rồi đưa vào nồi nấu chưng cách thủy
Bước 2: Tạo nắp hình nón và gắn ống dẫn nước ở phần nắp nồi
Bước 3: Đun sôi nước, nước kéo theo tinh dầu theo ống dẫn nước qua bình ngưng tụ. Đặt bình ngưng tụ trong nước đá để ngưng tụ nước, phần tinh dầu sẽ tách lớp và nổi phía trên
Bước 4: Hút nước thu tinh dầu nguyên chất.
Tinh dầu tự pha có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 1 tháng.
Lưu ý khi mua và sử dụng tinh dầu
Một số trường hợp không thể sử dụng tinh dầu như:
Hy vọng với những chia sẻ của Sống khoẻ 24h các bạn sẽ chọn lựa cho mình những loại tinh dầu phù hợp.