[Tra cứu Online Miễn Phí] Dược thư Quốc gia Việt Nam lần xuất bản thứ ba

Dược thư Quốc gia Việt Nam do Bộ Y tế ban hành và được xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nó được xem như một quy chuẩn để hướng dẫn cán bộ y tế sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Dược thư Quốc gia Việt Nam là cuốn sách được biên soạn dựa trên các phương pháp lý luận hợp lý, chặt chẽ và các thông tin trong mỗi chuyên luận khá đầy đủ, chính xác cao và khoa học.

Sơ lược Dược thư Quốc gia Việt Nam

Dược thư Quốc gia Việt Nam đầu tiên được ban hành vào 2002, quá trình biên soạn có sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác và phát triển Quốc tế Thuỵ Điển. Ngoài ra, còn có sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và sự hợp tác của nhiều chuyên gia về lĩnh vực Y dược hàng đầu Việt Nam. Sau hơn 10 năm ban hành và thực hiện thì Dược thư Quốc gia có thể được xem là cẩm nang sử dụng hàng ngày cho các y bác sĩ, dược sĩ và cán bộ y tế.

Hiện nay, Dược thư Quốc gia đã trải qua 3 lần xuất bản:

  • Lần xuất bản thứ 1: Dược thư Quốc gia 2002.
  • Lần xuất bản thứ 2: Dược thư Quốc gia 2018.
  • Lần xuất bản thứ 3: Dược thư Quốc gia 2022, đây là phiên bản mới nhất hiện nay.
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 3
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 3

Quyết định Ban hành “Dược thư Quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba”

Quyết định do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành, dựa trên một số luật lệ sau:

  • Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016.
  • Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
  • Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế:
    • Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Đồng Dược thư quốc gia Việt Nam về việc ban hành “Dược thư Quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba.”
    • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược.
Quyết định ban hành Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, xuất bản lần thứ 3
Quyết định ban hành Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, xuất bản lần thứ 3

Điểm bổ sung, sửa đổi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022

Dược thư Quốc gia 2022 là phiên bản mới được chỉnh sửa, bổ sung từ Dược thư Quốc gia 2018. Bao gồm có 2 tập, có 743 chuyên luận dược chất và 25 chuyên luận chung. Dược thư Quốc gia 2022 có lược bỏ và bổ sung thêm một số chuyên luận dưới đây:

  • So với Dược thư Quốc gia 2018 xuất bản lần thứ 2, lần này Dược thư Quốc gia 2022 có 46 dược chất được loại ra khỏi chuyên luận vì ít được sử dụng ở Việt Nam hoặc đã ngừng lưu hành trên thị trường.
  • Ngoài ra, có sự bổ sung thêm 102 chuyên luận mới, trong đó có 2 chuyên luận chung cùng 100 chuyên luận thuốc.
  • Thông tin về độ ổn định và bảo quản không còn có mặt trong chuyên luận riêng, đã gộp chung vào chuyên luận chung là “Độ ổn định và bảo quản thuốc”.
  • Và một điểm nhỏ được thay đổi nữa là tên thương mại đã bị lược bỏ vì hầu như các tên thương mại của thuốc ở Việt Nam đều thay đổi thường xuyên.

Mục lục Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022

Dược thư Quốc gia Việt Nam xuất bản lần thứ 3 bao gồm có 2 tập, sau đây là tóm tắt nội dung của mỗi tập:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 3 gồm 2 tập
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam 3 gồm 2 tập

TẬP I

  • Quyết định ban hành “Dược thư Quốc gia Việt Nam xuất bản lần thứ ba”, 5
  • Lời nói đầu, 7
  • Hội đồng Dược thư Quốc gia Việt Nam III, 9
  • Hội đồng nghiệm thu Dược thư Quốc gia Việt Nam III, 12
  • Trung tâm Dược điển – Dược thư Việt Nam, 12
  • Danh mục các chuyên luận thuốc, 13
  • Ký hiệu chữ viết tắt, 33
  • Các chuyên luận chung, 37
    • Hướng dẫn sử dụng Dược thư Quốc gia Việt Nam, 39
    • Kê đơn thuốc, 40
    • Sử dụng thuốc ở người cao tuổi, 41
    • Sử dụng thuốc ở trẻ em, 42
    • Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú, 45
    • Sử dụng thuốc ở người suy giảm các chức năng gan, thận, 47
    • Sử dụng an toàn thuốc giảm đau, 49
    • Sử dụng hợp lý thuốc điều trị bệnh hen phế quản, 53
    • Sử dụng hợp lý thuốc kháng động kinh, 60
    • Sử dụng hợp lý kháng sinh, 65
    • Sử dụng hợp lý kháng sinh cephalosporin, 68
    • Sử dụng vắc xin cho dự phòng và điều trị, 74
    • Thuốc chống loạn thần, xử trí các tác dụng không mong muốn, 83
    • Tình hình bệnh lao, lao kháng thuốc và sử dụng hợp lý thuốc chống lao, 85
    • Phòng bệnh viêm gan B và sử dụng hợp lý thuốc điều trị viêm gan B mạn tính, 89
    • Phòng ngừa và xử trí phản ứng có hại của thuốc (ADR), 93
    • Dị ứng thuốc, 99
    • Ngộ độc và thuốc giải độc, 103
    • Dược động học và thông số chính, 108
    • Tương tác thuốc, 110
    • Độ ổn định và bảo quản thuốc, 111
  • Các chuyên luận thuốc (A-H), 117

TẬP II

  • Các chuyên luận thuốc (I-Z), 885
  • Các phụ lục, 1727
    • Phụ lục 1: Xác định diện tích bề cơ thể người về chiều cao và cân nặng, 1729
    • Phụ lục 2: Pha thêm thuốc tiêm vào dịch truyền tĩnh mạch, 1730
    • Phụ lục 3: Phân loại thuốc theo mã giải phẫu-điều trị-hóa học (mã ATC), 1740
  • Mục lục Tiếng Việt, ML-1
  • Mục lục Tiếng Anh, ML-10

Tải file PDF Dược thư Quốc gia Việt Nam bản mới nhất TẠI ĐÂY:

Tải miễn phí

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *