Tiền mãn kinh là giai đoạn chắc chắn xảy ra trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Trong giai đoạn này, những thay đổi xảy ra trong cơ thể có thể đem lại nhiều phiền toái cho chính bản thân bạn và ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh.
Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết bạn đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh? Làm thế nào để điều trị các rối loạn tiền mãn kinh? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết của Sống khỏe 24h ngay sau đây.
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh hay còn được gọi là giai đoạn chuyển đổi kinh nguyệt ở phụ nữ xảy ra trước giai đoạn mãn kinh. Đây là khoảng thời gian đánh dấu sự kết thúc chu kỳ rụng trứng và mất đi khả năng sinh sản. Giai đoạn này thường xuất hiện ở những phụ nữ có độ tuổi từ 45 – 55 tuổi. Trong một số trường hợp, nó có thể xuất hiện từ trước tuổi 40, thậm chí là từ 30 tuổi thì được coi là tiền mãn kinh sớm.
Tiền mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi nào?
Giai đoạn này thường xuất hiện ở những phụ nữ có độ tuổi từ 45 – 55 tuổi. Trong một số trường hợp, nó có thể xuất hiện từ trước tuổi 40, thậm chí là từ 30 tuổi thì được coi là tiền mãn kinh sớm. Một số khác có giai đoạn tiền mãn kinh đến muộn hơn gọi là tiền mãn kinh muộn.
Nếu trong suốt 1 năm bạn không có kinh nguyệt tức là bạn đã kết thúc tiền mãn kinh và chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh.
Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm là gì?
Một số dấu hiệu ban đầu cho biết nồng độ hormon estrogen suy giảm là rối loạn kinh nguyệt, người nóng ran, bốc hỏa, nóng bừng về đêm gây khó ngủ,…
Triệu chứng thường gặp của tiền mãn kinh
Có rất nhiều thay đổi của cơ thể khi bạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh đặc tưng bởi một số triệu chứng sau đây:
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện sớm và là dấu hiệu cho biết bạn đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại so với bình thường. Lượng máu kinh cũng không đều, từ ít đến nhiều và có thể vô kinh. Đến khi kinh nguyệt mất hoàn toàn và không còn xuất hiện tức là bạn đã mãn kinh.
Nóng bừng (bốc hỏa) gây khó ngủ
Nóng bừng (bốc hỏa) là triệu chứng phổ biến xảy ra khi bạn đang ở giai đoạn này. Tùy theo cơ địa từng người mà có biểu hiện và cường độ khác nhau. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, trong thời gian ngắn làm da đỏ bừng và đổ mồ hôi. Cảm giác nóng bừng là nguyên nhân dẫn đến khó chịu và gây mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm,…
Thay đổi tâm trạng bất thường
Người trong giai đoạn này dễ bị thay đổi tâm trạng, nóng tính, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, nặng hơn là có thể rơi vào trạng thái trầm cảm. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng có thể do rối loạn giấc ngủ bắt nguồn từ những cơn nóng ran hoặc do những thay đổi nội tiết tố của cơ thể.
Gặp vấn đề về âm đạo và bàng quang
Thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormon nữ (estrogen) giảm đáng kể làm mô âm đạo khô, gây đau đớn khi quan hệ. Sự thiếu hụt estrogen cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu và âm đạo.
Suy giảm chức năng sinh lý
Trong thời kỳ này, estrogen giảm làm cho sự ham muốn tình dục của phụ nữ cũng giảm. Tình trạng khô âm đạo làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu khi quan hệ cũng là lý do làm giảm ham muốn tình dục.
Xem thêm: Phụ nữ ăn gì để tăng ham muốn? Các thực phẩm và bài thuốc hiệu quả
Giảm khả năng sinh sản
Trước khi mất kinh nguyệt hoàn toàn, bạn vẫn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên, do nồng độ estrogen thay đổi làm thay đổi chu kỳ rụng trứng nên khả năng thụ thai sẽ khó khăn hơn. Nếu muốn tránh thai trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai cho tới khi hoàn toàn mất kinh nguyệt trong một năm.
Đau nhức tiền mãn kinh
Estrogen là hormon kích thích hình thành xương và ức chế sự hủy xương. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, estrogen thiếu hụt đáng kể làm thúc đẩy quá trình tăng hủy xương dẫn đến xương dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, đau nhức xương khớp, ê ẩm mình mẩy là triệu chứng thường gặp phổ biến ở các chị em trong thời kì nhạy cảm này.
Mệt mỏi tiền mãn kinh
Khi bước sang độ tuổi 40, với những rối loạn thay đổi bất thường về nội tiết, tâm sinh lý đã khiến cho cơ thể chưa thể kịp thích ứng. Điều đó dẫn đến người phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, tính tình nóng nảy và cơ thể suy nhược, xanh xao.
Thay đổi cholesterol
Estrogen có tác dụng làm giảm cholesterol máu. Khi tới thời kỳ này, lượng estrogen giảm sút làm cho LDL cholesterol tăng cao đồng thời làm giảm HDL cholesterol gây nhiều bất lợi đến sức khỏe. Giai đoạn tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh tim,…
Nguyên nhân tiền mãn kinh sớm
Nguyên nhân là do cơ thể giảm sản xuất estrogen và progesteron hoặc sản xuất một cách thất thường trước khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh. Một số người do nhiều yếu tố nguy cơ đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn bình thường. Thông thường, thời kỳ của những người này sẽ đến rất sớm (trước 40 tuổi).
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền mãn kinh sớm
- Yếu tố di truyền: Nếu mẹ bạn có tiền mãn kinh sớm thì khả năng cao bạn cũng sẽ có sớm như mẹ bạn. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một yếu tố nguy cơ chứ không phải là nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh sớm.
- Hút thuốc lá: chất độc trong thuốc lá có thể là giảm estrogen trong cơ thể nên làm tăng nguy cơ mắc tiền mãn kinh sớm.
- Đã cắt bỏ tử cung, buồng trứng: Người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung nhưng không cắt buồng trứng, mặc dù buồng trứng vẫn còn chức năng sản xuất estrogen sẽ khiến tiền mãn kinh đến sớm hơn so với bình thường. Với những người đã cắt bỏ 1 bên buồng trứng, bên còn lại giảm chức năng hoạt động và cũng dẫn đến tiền mãn kinh sớm.
- Chữa trị ung thư: tác động của hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu làm suy buồng trứng, đều có nguy cơ gây tiền mãn kinh sớm.
Cách điều trị các triệu chứng của tiền mãn kinh
Chẩn đoán tiền mãn kinh sớm
Không có dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ bạn bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh. Bác sĩ chẩn đoán thường dựa trên độ tuổi, tiền sử kinh nguyệt, các triệu chứng mà bạn gặp phải.
Ngoài ra, việc chẩn đoán còn dựa trên kết quả xét nghiệm hàm lượng nội tiết tố. Các hormon có giá trị trong chẩn đoán tiền mãn kinh như estrogen, FSH, TSH. Phương pháp siêu âm tử cung cũng có giá trị trong chẩn đoán.
Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Thời kỳ tiền mãn kinh chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc đời người phụ nữ, có thể kéo dài hoặc ngắn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và ảnh hưởng đến bản thân người phụ nữ và cuộc sống gia đình của họ. Để giảm nguy cơ tiền mãn kinh sớm, bạn nên thay đổi thói quen sống như:
- Nói không với các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia,…
- Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều chất xơ, giảm thiểu tối đa lượng chất béo no trong khẩu phần ăn.
- Tập thể dục hàng ngày.
Liệu pháp thay thế hormone estrogen
Để khắc phục những rối loạn cơ thể thường gặp, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng liệu pháp hormon. Do trong thời kì này, lượng estrogen giảm đáng kể dẫn đến những thay đổi trong cơ thể nên cần bổ sung estrogen để làm giảm những triệu chứng mà tiền mãn kinh gây ra. Có thể bổ sung estrogen từ 2 nguồn là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc tổng hợp. 2 loại đều có ưu điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn.
- Bạn có thể dùng estrogen dạng viên uống, gel hoặc miếng dán da để giảm những cơn nóng bừng vào buổi đêm, hạn chế tình trạng mất ngủ. Dùng estrogen toàn thân có thể hạn chế nguy cơ loãng xương.
- Bạn có thể dùng estrogen dạng gel hoặc thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo để hạn chế tình trạng khô âm đạo, giảm đau đớn khi quan hệ và hạn chế một số bệnh nhiễm khuẩn đường niệu.
- Dùng thuốc chống trầm cảm có thể hạn chế những cơn nóng do tiền mãn kinh. Thuốc chống trầm cảm cũng rất hữu ích trong trường hợp bạn không thể dùng estrogen hoặc bạn đang gặp rối loạn tâm trạng.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, cường độ triệu chứng xảy ra trên mỗi người mà liều lượng sử dụng estrogen khác nhau, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tiền mãn kinh nên uống thuốc gì?
Thuốc tiền mãn kinh Kobayashi của Nhật
Viên uống Kobayashi của Nhật là thực phẩm chức năng có tác dụng làm hạn chế các triệu chứng thường gặp của tiền mãn kinh. Sản phẩm được chiết xuất từ 13 loại thảo dược tự nhiên như đại hoàng, bột quế, mẫu đơn, sojutsu,… nên ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.
Kobayashi có công dụng làm giảm các triệu chứng nóng bừng, stress, thường xuyên mất ngủ, lo lắng, âm đạo khô, giảm ham muốn, da dẻ khô, xuất hiện nhiều mụn nám tuổi trung niên,… trong tiền mãn kinh. Ngoài ra, viên uống có tác dụng bổ sung estrogen cho phụ nữ, giúp da căng mịn, giảm mụn giữ vóc dáng cân đối.
Sản phẩm dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi, không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 15 tuổi. Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn, 4 viên/lần.
Thuốc tiền mãn kinh của Úc
Viên uống của Úc Blackmores Evening Primrose oil là sản phẩm cân bằng nội tiết tố nữ thường được dùng trong làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm chứa hoạt chất được chiết xuất từ tinh dầu hoa anh thảo.
Viên uống có tác dụng cân bằng hormon, khắc phục rối loạn do thiếu hụt estrogen gây ra. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm giảm mụn, da dẻ căng mịn, tăng tính đàn hồi cho da, giúp tóc chắc khỏe, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp.
Mỗi ngày sử dụng từ 1-3 viên/lần uống trong bữa ăn. Có thể dùng cho trẻ em.
Thuốc tiền mãn kinh của Mỹ
Viên uống Menopause One của Mỹ có tác dụng bổ sung và kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ giúp giảm cảm giác nóng bừng, thay đổi tâm trạng của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp làm đẹp da, chống lão hóa hiệu quả.
Với chiết xuất từ đậu nành, Ginkgo, Black Cohosh,… viên uống giúp bổ sung estrogen làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh một cách tự nhiên, an toàn và hầu như không gây ra tác dụng phụ.
Thuốc tiền mãn kinh của Đức
Viên uống Aktiv Meno của Đức là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ đậu nành, biotin, các vitamin B1, B2, B6, B12,… nên rất an toàn khi sử dụng. Sản phẩm có công dụng ổn định nồng độ nội tiết tố nữ, tăng cường chức năng sinh lý cho phụ nữ, giúp cải thiện sức khỏe làn da, giảm thâm nám, khô sạm,… Mỗi ngày dùng 1 viên vào trước bữa ăn hàng ngày.
Một số câu hỏi thường gặp
Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Tùy theo cơ địa mỗi người mà giai đoạn tiền mãn kinh có thể rất ngắn hoặc rất dài. Thông thường, giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 năm. Tuy nhiên, ở một số người có thể kéo dài đến 6 – 7 năm.
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh có thể mang thai không?
Trong tiền mãn kinh, phụ nữ gặp các vấn đề về sinh sản như chu kỳ rụng trứng không đều, chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn đến khả năng thụ thai giảm. Nhưng nếu vẫn còn kinh nguyệt tức là vẫn còn rụng trứng, khi tinh trùng gặp trứng sự thụ thai vẫn có thể xảy ra và phụ nữ có thể mang thai.
Trường hợp trong 12 tháng liên tiếp không có kinh nguyệt có nghĩa là bạn đã vào giai đoạn mãn kinh. Giai đoạn này không có trứng rụng, sự thụ thai không thể xảy ra nên chị em phụ nữ không có khả năng mang thai nữa.
Có nên sử dụng thuốc nội tiết kéo dài trong tuổi tiền mãn kinh không?
Vì mong muốn níu giữ tuổi xuân, làm chậm quá trình lão hóa, nhiều chị em phụ nữ đã tìm cách kéo dài độ tuổi mãn kinh bằng cách lạm dụng thuốc nội tiết tố. Thuốc nội tiết như sử dụng liệu pháp hormon mặc dù hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh nhưng cũng đem lại những bất lợi.
Sử dụng nội tiết tố tổng hợp hay có nguồn gốc từ thực vật đưa vào cơ thể giúp cải thiện một phần tình trạng thiếu hụt nội tiết tố tự nhiên, nhưng làm cho cơ thể khó đào thải. Các chất tổng hợp làm tăng tích tụ cục máu đông, tăng dự trữ hormon có hại trong mỡ, béo bụng, đau nửa đầu, tăng hình thành khối u, ung thư,…
Để hạn chế tình trạng này đồng thời đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị, chị em phụ nữ trước khi sử dụng thuốc nội tiết tố cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ theo đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tùy ý sử dụng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của tiền mãn kinh và cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bản thân thì hãy liên hệ ngay số hotline hoặc nhắn tin trực tiếp tới page. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe.