Chậm kinh bao lâu thì có thai? | Thử thai chính xác sau bao nhiêu ngày?

Chậm kinh là tình trạng phổ biến mà nữ giới thường gặp phải thế nhưng không ít các chị em không biết được nguyên nhân chậm kinh là do đâu. Một trong những nguyên nhân gây chậm kinh là do mang thai, vậy Chậm kinh bao lâu thì có thai trong bài viết dưới đây Sống khỏe 24h sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Chậm kinh là như thế nào?

Chậm kinh là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng chưa xuất hiện kinh nguyệt khi đã đến kỳ hành kinh.

Chậm kinh là như thế nào?
Chậm kinh là như thế nào?

Thông thường sau 1,2 năm có kinh nguyệt thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định tuy nhiên nếu các chị sau khoảng 30 ngày mà chưa có kinh nguyệt thì đó gọi là “ trễ kinh” hay “ chậm kinh”.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm kinh

Chậm kinh có thể do rất nhiều nguyên nhân

  • Do giảm cân quá mức

Việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cơ quan có vai trò điều chỉnh các quá trình khác nhau trong cơ thể bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, lượng estrogen không được cung cấp đủ cho chu kỳ kinh nguyệt và gây ra chậm kinh.

  • Do tăng cân đột ngột

Trái ngược với giảm cân quá mức, lượng estrogen tăng quá mức làm lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và trở nên không ổn định.

  • Do căng thẳng, stress

Stress, căng thẳng do các hormone như adrenalin hay cortisol gây ra sẽ khiến cho quá trình tạo ra estrogen của vùng dưới đồi bị ảnh hưởng vì vậy làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

  • Do tác dụng phụ của thuốc

Một số nhóm thuốc : thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết, thuốc trầm cảm, corticosteroids có nhiều khả năng sẽ gây chậm kinh.

  • Sử dụng chất kích thích

Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể gây chậm kinh do ảnh hưởng đến hormon sinh sản. Đặc biệt, nicotine và khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến khu vực xương chậu và lớp nội mạc tử cung, lâu dần có thể gây vô sinh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm kinh
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm kinh
  • Do rối loạn nội tiết

Các bệnh lý liên quan đến nội tiết có thể gây mất cân bằng hệ nội tiết và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

  • Do vấn đề về tuyến giáp

Là bộ phận đảm bảo mọi thứ trong cơ thể diễn ra một cách cân bằng và đúng nhịp nhờ khả năng kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và sự tương tác với các hệ thống khác trong cơ thể. Vì vậy, suy giáp,nhược giáp hay cường giáp đều có khả năng gây ra những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt.

  • Do buồng trứng đa nang

Xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự tòrụng trứng xảy ra do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Hội chứng đa nang buồng trứng là tác động xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

  • Các bệnh phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như: viêm buồng trứng, suy buồng trứng, u xơ tử cung,… cũng là nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới.

  • Do vận động quá sức

Việc vận động quá sức dẫn đến mất quá nhiều calo từ đó quá trình tạo estrogen cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến chậm kinh

Mãn kinh sớm cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh: Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ là giai đoạn cơ thể bắt đầu sản xuất ra estrogen ít hơn vì vậy gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

  • Dấu hiệu của mang thai

Mang thai có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh. Thông thường trong một chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc trong tử cung sẽ dày dần lên tạo nơi để làm tổ cho trứng thụ tinh.

Nếu không có trứng thụ tinh đến làm tổ thì quá trình thụ thai sẽ không bắt đầu, lớp niêm mạc này sẽ bong ra gây hiện tượng hành kinh.

Nếu có trường hợp trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành trứng thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung thì lớp niêm mạc này sẽ không bong ra mà tiếp tục nuôi dưỡng và bắt đầu quá trình phát triển của thai nhi.

Mang thai cũng có thể gây chậm kinh
Mang thai cũng có thể gây chậm kinh

Vì vậy phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ không có kinh nguyệt và chậm kinh chính là dấu hiệu sớm của mang thai.

Phụ nữ chậm kinh bao lâu thì có thai?

Như các chị em phụ nữ đã biết trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một ngày rụng trứng nên nếu nữ giới đang có mong muốn có thai và chủ động quan hệ vào ngày rụng trứng thì sau 2 tuần (khoảng thời gian từ ngày rụng trứng đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo với những người có kinh nguyệt đều đặn) kể từ ngày quan hệ bạn nên theo dõi kỳ kinh của mình.

Nếu sau 3 đến 5 ngày bạn không hành kinh như vậy khả năng cao là bạn đã có thai. Với trường hợp sau 7 ngày chậm kinh nhưng dùng que thử thai kết quả âm tính thì có thể do nguyên nhân khác chứ không phải do mang thai.

Nhưng cũng không thể khẳng định được chính xác hoàn toàn. Bạn có thể thử lại bằng que khác sau khoảng 20 đến 30 ngày trễ kinh để có kết quả chính xác nhất.

Phụ nữ chậm kinh bao lâu thì có thai?
Phụ nữ chậm kinh bao lâu thì có thai?

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều rất khó tính được ngày rụng trứng cũng như ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt vì vậy việc xác định khả năng mang thai chỉ dựa vào việc trễ kinh là khá khó và cần phải xem xét nhiều yếu tố khác mới có thể khẳng định bạn có mang thai hay không.

Chậm kinh bao lâu thì nên đi khám

Theo các chuyên gia thì sau khoảng 5 đến 7 ngày chậm kinh có thể phôi thai đã đi vào tử cung và có thể thích hợp để các chị em đi khám thai.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp phôi thai di chuyển vào tử cung chậm thì phải chậm kinh 10 ngày mới thấy thai vào buồng tử cung. Nên các chị em không nên quá nóng vội đi khám thai quá sớm và thất vọng quá sớm.

Chậm kinh bao lâu thì nên đi khám
Chậm kinh bao lâu thì nên đi khám

Biểu hiện chậm kinh có thai

Hiện tượng chậm kinh chưa đủ để khẳng định phụ nữ có mang thai hay không mà còn phải xem các biểu hiện khác của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai ngoài chậm kinh còn có một số tình trạng cơ thể khác như:

  • Cảm giác mệt mỏi

Khi trứng được thụ tinh thành công và làm tổ sẽ khiến phụ nữ mang thai trở nên mệt mỏi do lượng progesterone tăng đột ngột. Thậm chí thấy chóng mặt, choáng, ngất xỉu,… do lượng máu và lượng đường trong máu giảm.

  • Đau lưng

Khi mang thai các mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng do cơ bụng lỏng lẻo, các cơ quan ở lưng phải hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi dẫn đến dây chằng ở lưng bị kéo dãn.

  • Thói quen ăn uống thay đổi

Thời điểm này các mẹ bầu có thể rất thèm ăn đến mức có thể gọi là “ cuồng ăn vô độ”. Có thể trước đây bạn rất ghét đồ ăn chua nhưng mang thai lại rất thèm đồ chua.

  • Tâm trạng thay đổi

Do lượng hormone tăng cao trong quá trình mang thai nên có thể cơ thể các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, rất dễ nổi nóng và cáu gắt. Người thân bên cạnh nên thông cảm và giúp đỡ cho họ

Biểu hiện chậm kinh có thai
Biểu hiện chậm kinh có thai
  • Táo bón

Sự thay đổi về nồng độ hormon như lượng progesterone tăng có thể khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị thay đổi vì vậy các mẹ bầu thường cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

  • Đi tiểu nhiều

Sau khoảng 6 tuần khi trứng được thụ tinh, tử cung sẽ chèn ép vào bàng quang, thận bài tiết nhiều nước hơn,… vì vậy mà phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.

  • Ngực bắt đầu có sự thay đổi

Khi mang thai lượng máu gia tăng đến ngực nhiều hơn vì vậy các mẹ bầu thường cảm thấy ngứa ran hoặc như kim châm vào ngực, ngực căng tức, ngực mềm và lớn hơn.

  • Ốm nghén

Sự gia tăng tiết estrogen và tăng nồng độ hormon thai kỳ HCG là nguyên nhân gây ốm nghén.Ốm nghén có thể khi thai nhi được 6 tuần. Nó có thể xảy bất cứ khi nào, bất kể ngày hay đếm. Có nhiều người chỉ ốm nghén trong vòng vài tháng cũng có những người ốm nghén trong suốt cả thai kỳ.

Mốt số câu hỏi liên quan

Trễ kinh mấy ngày thì thử thai?

Với những người có chu kỳ kinh nguyệt khá đều đặn, nếu mang thai thì sau khoảng 5 đến 7 ngày trễ kinh nồng độ HCG đã tăng cao và được bài tiết qua nước tiểu.

Trễ kinh mấy ngày thì thử thai?
Trễ kinh mấy ngày thì thử thai?

Vì vậy đây là khoảng thời gian có thể dùng que thử thai nếu các chị em nghi ngờ mình mang thai. Không nên thử thai quá sớm vì điều này có thể cho kết quả âm tính do nồng độ HCG chưa đủ làm que thử thai hiện vạch thứ 2

Chậm kinh bao lâu thì mang thai vào tử cung?

Sau khi quan hệ tình dục, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành trứng thụ tinh thành công thì sẽ bắt đầu di chuyển vào tử cung và làm tổ, khoảng thời gian đó sẽ mất từ 6 đến 9 ngày. Sau đó, mất 5 đến 10 ngày nữa để trứng thụ tinh làm tổ. Khoảng thời gian di chuyển và làm tổ thay đổi tùy thuộc cơ địa và sức khỏe của từng người.

Chậm kinh bao lâu thì nghe được tim thai?

Thực tế, ngay từ tuần tuổi thứ 3 hoặc 4 của thai nhi đã có thể hình thành tim thai, vì vậy nếu mẹ bầu đi khám vào tuần thứ 6, 7 tức sau ngày chậm kinh khoảng 2 đến 3 tuần thì có thể nghe thấy tim thai.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì sẽ siêu âm thấy thai?

Mặc dù dùng que thử thai cho kết quả dương tính nhưng nhiều trường hợp là dương tính giả vì vậy siêu âm sẽ giúp phụ nữ chắc chắn rằng mình có mang thai hay không. Hiện nay có 2 phương pháp siêu âm thai phổ biến là siêu âm đầu dò và siêu âm vùng bụng.

Đối với siêu âm đầu dò có thể thấy thai sau khi mẹ bầu chậm kinh khoảng 7 ngày ( có thể lâu hơn vài ngày tùy cơ địa và sức khỏe người phụ nữ), còn đối với siêu âm vùng bụng thì phải sau 3 đến 4 tuần chậm kinh mới có thể khẳng định chính xác được khả năng mang thai.

Vì vậy, có thể lựa chọn phương pháp siêu âm phù hợp để chắc chắn rằng mình đang mang thai.

Chậm kinh sau 5 ngày quan hệ thì có thai không ?

Chậm kinh sau 5 ngày có thể xem là một dấu hiệu cảnh báo về sự thay đổi lớn người của người phụ nữ. Một trong những thay đổi đó có thể là do mang thai. Về mặt lý thuyết, nếu quan hệ vào ngày cuối cùng có kinh hoặc vừa mới hết kinh thì tỷ lệ thụ thai rất thấp. Việc có quan hệ tình dục khi đang chậm kinh hoặc trước ngày chậm kinh mà không có bất kì biện pháp phòng tránh nào thì có thể có thai. Vì vậy nếu chậm kinh 5 ngày sau quan hệ bạn nên theo dõi tình trạng cơ thể mình và dùng que thử thai để khẳng định xem mình có thai hay không.

Chậm kinh bao lâu thì nghén?

Thường các cơn ốm nghén thường xảy vào tuần thứ 6 thai kỳ tức khoảng 4 tuần chậm kinh. Cũng có trường hợp ốm nghén xảy ra sớm hơn vào khoảng 4 tuần thai kỳ hay sau 2 tuần chậm kinh. Thời gian ốm nghén thông thường kéo dài trong khoảng 3 tháng.

Chậm kinh bao lâu thì nghén?
Chậm kinh bao lâu thì nghén?

Thời gian này có thể kéo dài hơn tùy vào sức khỏe của người mẹ có trường hợp ốm nghén kéo dài thêm 1,2 tháng cũng có trường hợp kéo dài cả thai kỳ.

Bài viết trên đây giúp giải đáp một số thắc mắc của các chị em về việc chậm kinh bao lâu thì có thai từ đó giúp bạn có thêm hiểu biết và đưa ra các biện pháp thử thai cũng như thời gian đi siêu âm thích hợp.

Xem thêm: Vừa hết kinh 1 ngày quan hệ có thai không? Sau mấy ngày thì không có?

Xem thêm: Quan hệ vợ chồng khi mang thai có nên xuất tinh vào trong không?

Xem thêm: Đặt vòng tránh thai có đau không? Cách đặt, Chi phí, Quy trình đặt vòng

Ngày viết:

2 thoughts on “Chậm kinh bao lâu thì có thai? | Thử thai chính xác sau bao nhiêu ngày?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *