Đặt vòng tránh thai có đau không? Cách đặt, Chi phí, Quy trình đặt vòng

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng sau khi sinh được 1 – 2 em bé thường có tâm lí lo lắng về chuyện vỡ kế hoạch nhưng lại muốn tìm đến một số biện pháp tránh thai lâu dài. Và đặt vòng tránh thai là một trong những lựa chọn của rất nhiều cặp đôi. Vậy vòng tránh thai là gì? Bài viết này Sống khỏe 24h sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử cung, với tên gọi tắt là “IUD”. Vòng tránh thai được thiết kế dạng hình chữ T, có khả năng nằm gọn trong tử cung của các bạn nữ.

Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là gì?

Sự có mặt của vòng tránh thai sẽ giúp ngăn chặn quá trình thụ tinh thông qua việc không cho tinh trùng vào được vòi trứng và tiếp hợp với trứng.

Các loại vòng tránh thai 

Trên thị trường hiện nay có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến đó là vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai chữ T bằng đồng.

Vòng tránh thai nội tiết

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai nội tiết được lý giải như sau: khi được đặt vào tử cung, vòng này sẽ giải phóng hormon tránh thai mang tên Progestin, hay còn gọi là hormon Levonorgestrel.

Sau khi cơ thể được bổ sung loại hormon này, nhiều chị em sẽ cảm thấy có một số thay đổi trong cơ thể, nhất là đối với chu kỳ kinh nguyệt, “chị dâu” có thể tìm đến trễ hơn hoặc đôi khi vẫn đúng chu kỳ nhưng lượng máu kinh mỗi kỳ kinh cũng sẽ giảm đi đáng kể nên chị em cũng không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này, đó là biểu hiện hoàn toàn bình thường sau khi sử dụng vòng tránh thai loại này.

Vòng tránh thai nội tiết
Vòng tránh thai nội tiết

Tuỳ vào nồng độ hormon có trong vòng tránh thai mà thời gian sử dụng của chúng cũng sẽ có sự khác nhau. Dựa vào thời gian sử dụng của vòng tránh thai, vòng nội tiết được chia ra làm 4 loại nhỏ hơn, gồm có:

  • Vòng tránh thai Skyla: hạn dùng 3 năm
  • Vòng tránh thai Kyleena: hạn dùng 5 năm
  • Vòng tránh thai Liletta: hạn dùng 7 năm
  • Vòng tránh thai Mirena: hạn dùng 7 năm

Vòng tránh thai chữ T bằng đồng

Vòng này có tên gọi là vòng ParaGard. Khác với loại vòng ở trên, nó không có khả năng giải phóng ra hormon Progestin.

Được thiết kế với chất liệu đồng, khi vào trong tử cung nó sẽ có tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể và giúp phòng tránh thai cho các cặp vợ chồng. Tác dụng phòng tránh thai của loại này khá dài, có thể sử dụng lâu hơn so với các loại vòng tránh thai nội tiết kể trên.

Tuy nhiên, loại vòng này có thể khiến cho lượng khí huyết trong mỗi kì hành kinh của bạn nhiều hơn, nặng hơn.

Vòng tránh thai chữ T bằng đồng
Vòng tránh thai chữ T bằng đồng

Ưu và nhược điểm của phương pháp đặt vòng so với các phương pháp tránh thai khác 

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai cao nếu bạn biết sử dụng vòng đúng cách, tỉ lệ mang thai sau khi sử dụng vòng tránh thai không quá 1%
  • Việc đặt vòng tránh thai được thực hiện trong một khoảng thời gian khá ngắn, chỉ 5 -10 phút và cũng không gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn nữ nên không cần nằm viện sau khi thực hiện thủ thuật này.
  • Việc đặt vòng đa số chỉ khiến cho bạn nữ cảm thấy hơi đau một chút, có một số trường hợp còn không xuất hiện bất kì cảm giác đau nào.
  • Chi phí cho mỗi lần đặt vòng không quá cao mà hiệu quả của chúng có thể kéo dài từ 5 – 7 năm (đối với vòng tránh thai nội tiết) và thậm chí lâu hơn với vòng chữ T.
  • Nếu cặp đôi muốn có em bé trở lại sau khi đã đặt vòng thì chỉ cần tháo vòng ra là được, thủ thuật này cũng không quá phức tạp và cũng rất ít ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này của các cặp đôi.
  • Có thể dùng ngay cả trong thời kì bạn đang cho con bú mẹ.
  • Việc đặt vòng tránh thai cũng không hề gây ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của các cặp vợ chồng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai
Ưu và nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

Nhược điểm

  • Việc đặt vòng giúp tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn nhưng lại không có tác dụng ngăn ngừa được các bệnh truyền nhiễm khi quan hệ tình dục.
  • Trong một số trường hợp vòng bị tụt không được phát hiện sẽ gia tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn.
  • Khả năng tránh thai của phương pháp này khá tốt nhưng một số trường hợp vẫn gặp phải tình trạng mang thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ.
  • Việc dùng vòng tránh thai dễ khiến cho âm đạo tiết dịch nhiều và thường xuyên hơn, đôi khi có thể khiến cho chị em cảm thấy bức bối, khó chịu.
  • Khi bạn đặt vòng, bạn có thể đối mặt với một số tác dụng không mong muốn cũng như biến chứng của phương pháp này.
  • Trong một vài trường hợp, đặt vòng không đúng cách hay không đúng thời điểm có thể khiến cho vòng tránh thai bị đẩy ra ngoài, không nằm được trong tử cung.

Những đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết không phải ai cũng có thể sử dụng vòng tránh thai. Trong một số trường hợp, việc đặt vòng tránh thai không được khuyến cáo bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em và không mang lại hiệu quả phòng tránh thai.

Các trường hợp chống chỉ định đặt vòng gồm có:

  • Những đối tượng đang có những vấn đề sức khoẻ vùng kín, viêm nhiễm phụ khoa
  • Những người có mắc một số bệnh lí có khả năng lây truyền khi quan hệ tình dục
  • Người vợ bị ung thư hay đang có một số tổn thương lớn vùng cổ tử cung, ung thư tử cung
  • Người đang bị các viêm nhiễm tại vùng chậu
  • Phụ nữ đang mang thai
Những đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai
Những đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai
  • Người bị chảy máu tại âm đạo mà không phải do kinh nguyệt
  • Trong một số trường hợp đối tượng mẫn cảm hay dị ứng với đồng thì việc sử dụng vòng tránh thai chữ T bằng đồng là không hợp lí.
  • Với những bệnh nhân đang có vấn đề về gan, vú thì không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết.
  • Một số trường hợp có thể khó khăn trong việc đặt vòng như hình dáng hay kích thước của tử cung có sự khác biệt so với bình thường.

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai 

Theo lời khuyên của các chuyên gia, thời điểm thích cho việc đặt vòng tránh thai sẽ là sau khi chị em kết thúc kì hành kinh của mình và tốt nhất các cặp vợ chồng chưa phát sinh quan hệ tình dục từ thời điểm hết kinh cho đến khi đặt vòng. Bởi thời điểm này sẽ là lúc mà tử cung chưa chịu tác động gì, đồng thời cổ tử cung g có dấu hiệu hơi mở nên sẽ dễ dàng đưa vòng vào trong tử cung hơn mà giảm bớt được các đau rát, khó chịu do cọ xát.

Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai 
Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai

Còn với những chị em sau khi sinh thường muốn thực hiện việc đặt vòng để tránh có em bé thì thời điểm lí tưởng nhất sẽ là sau khi sinh khoảng 6 tuần. Còn với chị em sinh mổ thì khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn, khoảng 3 tháng do cần có thời gian cho vết mổ hồi phục lại bình thường.

Quy trình đặt vòng 

Để đảm bảo hiệu quả tránh thai cũng như tính an toàn và sức khoẻ của chính mình, chúng ta nên cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, đảm bảo chất lượng với đội ngũ y bác sĩ tài giỏi. Điều này sẽ có ích với bạn rất nhiều, giảm được các tác dụng không mong muốn trong và sau khi đặt vòng.

Quy trình đặt vòng thông thường sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Trước khi đặt vòng tránh thai

Tham khảo và tìm hiểu thật kĩ về các phương pháp đặt vòng phù hợp, thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bản thân trước khi đặt vòng tránh thai

Bước 2: Đặt vòng

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ dùng 2 ngón tay chèn vào bộ phận âm đạo của nữ giới và một tay khác sẽ đặt lên trên bụng để có thể dễ dàng hơn trong việc xác định được các cơ quan tại vùng chậu, từ đó có thể xác định được vị trí mà vòng sẽ được đặt và chọn được vòng phù hợp với kích thước tử cung
  • Dùng mỏ vịt để mở âm đạo và bắt đầu thực hiện một số phương pháp để làm sạch và khử trùng vị trí nhạy cảm này, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong và sau khi đặt vòng
  • Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một thước đo chuyên dụng để đo được chiều dài của tử cung, xác định chính xác kích thước vòng tránh thai cần sử dụng trong từng trường hợp.
  • Và bác sĩ sẽ từ từ đưa vòng vào trong âm đạo cho đến vị trí đã được xác định từ trước đó. Khi vòng vào được trong tử cung thì sẽ được mở rộng chuyển sang dạng hình chữ T và vừa khít với tử cung.

Bước 3: Sau khi đặt vòng tránh thai

Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu như bạn gặp phải bất kì dấu hiệu khác thường nào, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều dù chưa đến kì kinh thì nên chú ý và tìm đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp khắc phục sớm nhất, giảm thiểu những rủi ro cho người bệnh.

Video cận cảnh đặt vòng tránh thai 

Tự kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai khi đặt 

Thực ra tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai để đảm bảo an toàn, không gây thay đổi vị trí đồng thời hạn chế được những nhiễm trùng không đáng có.

Tuy nhiên, các chị em vẫn có thể tự kiếm tra tình trạng này tại nhà nhưng phải hết sức chú ý. Đầu tiên, bạn nên vệ sinh tay và vùng kín thật sạch sẽ. Dần đưa ngón tay vào bên trong âm đạo, cho đến khi đến được phần cổ tử cung của bản thân.

Tự kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai khi đặt 
Tự kiểm tra tình trạng của vòng tránh thai khi đặt

Lúc này, bạn chỉ được chạm nhẹ vào vị trí này mà tránh những tác động đến phần dây của vòng tránh thai vì có thể khiến cho vị trí của vòng thay đổi hoặc có thể bị tuột ra Việc kiểm tra tình trạng của vòng nên được thực hiện định kì hàng tháng hoặc mỗi 6 tháng để đảm bảo vẫn có hiệu quả tránh thai và vòng không bị lạc chỗ đi đâu đó.

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Tác hại khi đặt 

Trong đa số trường hợp, việc đặt vòng tránh thai là an toàn nếu như bạn tìm được cơ sở uy tín, đặt vòng đúng cách và đúng vị trí. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ trong và sau khi đặt vòng nhưng những tác dụng này thường ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng quá lớn đến chị em. Một vài trường hợp có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng do sử dụng vòng tránh thai, tuy nhiên con số này là rất nhỏ.

Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải do sử dụng vòng tránh thai như:

  • Tình trạng chảy máu bất thường tại âm đạo do những tổn thương mà quá trình đặt vòng gây ra. Tuy nhiên, điều này sẽ hết sau một thời gian đặt vòng tuỳ vào mức độ chảy máu.
  • Với vòng tránh thai nội tiết, việc đặt vòng có thể gây ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của chị em, điều này đôi khi có thể gây ra tâm lí lo lắng về việc có thể có em bé hay không
  • Vòng chữ T được làm bằng đồng nên có thể gây ra kích ứng tại vị trí đặt vòng, gây ra cảm giác khó chịu cho chị em và loại vòng này có thể gia tăng tình trạng chuột rút ở nữ giới.
  • Nếu bạn đặt vòng nhưng vẫn có thai thì sẽ rất dễ có nguy cơ thai ngoài tử cung, sảy thai hay sinh non. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai hay có các dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu bất thường tại âm đạo thì hãy thông báo với bác sĩ sớm nhất có thể.
Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?
Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không?
  • Sau khi đặt vòng tránh thai khoảng 1 năm, một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng u nang buồng trứng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng quá về vấn đề này vì thông thường nó sẽ tự khỏi sau khoảng 3 tháng mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em. Nếu tình trạng trở nặng, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ sớm.
  • Một số nhiễm trùng tại âm đạo, tử cung hay các vùng xung quanh vị trí đặt có thể xảy ra do một số tổn thương trong và sau quá trình đặt vòng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Một số dấu hiệu của tình trạng này như sốt nhẹ, vùng kín có khí hư nhiều hơn, đôi khi có thể đi kèm với mùi hôi, khó chịu
  • Trong quá trình đặt vòng, nếu thao tác không chuẩn có thể gây đau đớn và thậm chí là chọc thủng thành tử cung. Với trường hợp gây thùng thành tử cung thì bác sĩ không nên cố gắng tiếp tục mà nên tháo bỏ dụng cụ và có biện pháp xử trí phù hợp.

Chi phí đặt vòng tránh thai

Trước khi đặt vòng, có khá nhiều chị em còn nghi ngại về vấn đề chi phí của biện pháp này bởi không phải ai cũng có đủ kinh tế để không phải lo nghĩ về chuyện chi phí.

Tuy nhiên, đặt vòng là một phương pháp được đánh giá là khá rẻ, phù hợp với khả năng của đại đa số gia đình mà thời gian dùng của vòng tránh thai cũng tương đối lâu. Chỉ cần 1 lần đặt vòng là bạn đã có thể tránh thai trong khoảng 3-7 năm, thậm chí là hơn thế với loại vòng chữ T.

Trong khi những phương pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ khiến bạn tiêu tốn nhiều tiền hơn cho việc tránh thai.

Với từng cơ sở sản phụ khoa thì mức giá cho 1 lần đặt vòng sẽ khác nhau và chi phí này còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp để có thể đặt được vòng và loại vòng được lựa chọn là vòng tránh thai nội tiết hay vòng tránh thai chữ T.

Mức chi phí của mỗi ca đặt vòng tránh thai thường sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sức khoẻ của người phụ nữ:

  • Với những người có sức khoẻ tốt, ổn định, không có bất kì bệnh lí phụ khoa nào thì chi phí đặt vòng chỉ bao gồm các chi phí như sau: Phí thăm khám trước khi đặt vòng (kiểm tra liệu bạn có mắc phải vấn đề phụ khoa bào không, phí siêu âm và xét nghiệm), chi phí cho quá trình đặt vòng (phí cho thủ thuật đặt vòng và phí cho loại vòng tránh thai được chọn)
  • Với các trường hợp bệnh nhân gặp phải một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến việc đặt vòng thì chi phí cho thủ thuật này có thể sẽ tăng cao hơn phụ thuộc vào bệnh lí và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số vấn đề sức khoẻ gây ảnh hưởng đến chi phí đặt vòng gồm có: một số viêm nhiễm tại vùng kín, một số bệnh phụ khoa, xuất hiện các u cục tại vùng kín, buồng trứng,…
Chi phí đặt vòng tránh thai
Chi phí đặt vòng tránh thai
  • Bởi nếu mắc phải các bệnh này thì bạn cần phải được điều trị trước khi thực hiện thủ thuật đặt vòng để đảm bảo tính an toàn và tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nữ giới cũng như sức khoẻ sinh sản nếu như sau này người bệnh muốn có em bé trở lại.

Một số biến chứng có thể gặp 

Đặt vòng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến nội tiết tố cơ thể, nhất là sự bài tiết của các hormon sinh dục trong cơ thể nữ giới. Điều này có thể dẫn đến một số thay đổi chức năng sinh lí nữ, ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, một số bất thường về tâm lí,…
  • TÌnh trạng nhiễm khuẩn tại vùng kín và cũng vùng lân cận gây ra những bệnh lí như u nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu,..
  • Âm đạo của bạn có thể bị chảy máu sau khi đặt vòng tránh thai. Thông thường tình trạng này sẽ chỉ kéo dài khoảng 4 – 6 ngày sẽ tự hết. Với những trường hợp chảy máu liên tục hơn 7 ngày hoặc lượng máu mỗi lần chảy ra quá nhiều thì cần được xem xét và thăm khám.
  • Trong quá trình đưa vòng  vào trong âm đạo, một vài sơ sót nhỏ có thể khiến cho thành tử cung bị vòng chọc thủng
  • Trong các trường hợp đặt vòng quá sớm sau khi sinh em bé có thể sẽ dẫn đến hiện tượng vòng tránh thai bị đẩy ra ngoài.
  • Có thai ngoài tử cung cũng là một trong những biến chứng của đặt vòng. TUy tỉ lệ có thai của phương pháp này rất thấp, không quá 1 % nhưng không phải không có. Việc tinh trùng thụ tinh với trứng mà bị ngăn cản không di chuyển vao trong tử cung được sẽ gây ra thai ngoài tử cung. TÌnh trạng này cực kì nguy hiểm, cần được khắc phục và xử trí sớm.

Dấu hiệu bị tụt vòng tránh thai 

Có một vài dấu hiệu giúp chị em nhận biết liệu vòng tránh thai của mình có còn giữ nguyên vị trí hay đã bị tụt ra ngoài. Lúc này, chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chính xác và khắc phục tình trạng này.

Dấu hiệu bị tụt vòng tránh thai 
Dấu hiệu bị tụt vòng tránh thai

Các dấu hiệu cho thấy vòng tránh thai của bạn có khả năng đã tụt ra ngoài gồm có:

  • Cảm thấy vùng bụng bị đau âm ỉ hoặc đôi khi là các cơn đau dữ dội. Các cơn đau này có thể xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài lên tới vài giờ. 
  • Những dấu hiệu chảy máu bất thường tại âm đạo mà không phải do đến tháng

Đi đến gặp chuyên gia y tế kiểm tra khi có các dấu hiệu 

Khi xuất hiện bất kì một trong các dấu hiệu nào dưới đây hãy nhanh chóng tìm đến cơ sở chuyên khoa gần nhất để thăm khám và được xử trí kịp thời, tránh để tình trạng nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị lại ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em:

  • Sau khi đặt vòng, tình trạng chảy máu tại âm đạo mà không phải là máu kinh nguyệt kéo dài trên 1 tuần
  • Thời gian hành kinh kéo dài lâu và đôi khi người bệnh bị chảy nhiều máu trong chu kì. Tình trạng này kéo dài trên 6 tháng thì việc đến bác sĩ là điều cần thiết.
  • Trong quá trình quan hệ tình dục có cảm giác đau và không có dấu hiệu thuyên giảm trong nhiều lần quan hệ sau đó
  • Có dấu hiệu viêm hay nhiễm trùng tại vùng kín với biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, lượng khí hư ra nhiều hơn và khí hư có mùi hôi, khó chịu hơn so với bình thường.
  • Có các dấu hiệu mang thai dù đã đặt vòng.
  • Có những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng bụng

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Trước khi quyết định đặt vòng, chị em cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng, tìm kiếm và lựa chọn được các cơ sở đặt vòng uy tín, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý dành cho chị em khi đặt vòng:

  • Việc đặt vòng có thể gây ra những khó chịu cho chị em trong giai đoạn đầu khi chưa kịp thích nghi
  • Sau khi đặt vòng, có thể gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo do một vài tổn thương trong quá trình đưa vòng tránh thai vào trong tử cung
  • Người sử dụng có thể gặp phải tình trạng chửa ngoài tử cung dù đã đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, tỉ lệ này rất hiếm.
Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khác do đặt vòng gây ra như thay đổi nội tiết tố, chu kì kinh nguyệt muộn hơn bình thường hoặc lượng máu kinh cũng có xu hướng ít đi, các yếu tố tâm sinh lí bất ổn, u nang buồng trứng,…
  • Sau khi đặt vòng người bệnh cần có những kiêng cữ nhất định, nhất là việc quan hệ vợ chồng.
  • Đảm bảo vùng kín luôn được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh được các viêm nhiễm tại vị trí nhạy cảm này.
  • Việc sử dụng vòng tránh thai không có khả năng ngăn chặn được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Dấu hiệu nên tháo vòng tránh thai

Các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa đưa ra lời khuyên dành cho các bạn nữ đó là nên tháo vòng trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng bởi mỗi loại vòng tránh thai sẽ có thời hạn sử dụng nhất định. Sau khi hết hạn, vòng sẽ có nguy cơ bị biến chất, gãy hoặc hỏng gây tổn thương cơ quan sinh dục của nữ giới.
  • Âm đạo liên tục bị chảy máu sau khi đặt vòng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tử cung của bạn đang phải chịu tổn thương nghiêm trọng.
  • Khi muốn mang thai trở lại
  • Trong các trường hợp vòng bị lệch vị trí mà không thể thay đổi, vòng đặt lệch hay chọc bục thành tử cung.
  • Bạn nữ gặp phải một số bệnh lí ở tử cung, vùng chậu,…
  • Sau mãn kinh khoảng 6 tháng.

Quy trình tháo vòng tránh thai

Cũng tương tự như việc đặt vòng, bạn cũng cần phải tìm các địa chỉ uy tín, chất lượng, chuyên về đặt và tháo vòng để đả, bảo an toàn, tránh những tổn thương ở vùng kín gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em sau này, nhất là với sức khoẻ sinh sản.

Khi tháo vòng, cần tuân thủ theo các bước lần lượt dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra sức khoẻ tổng quát và sức khoẻ sinh sản

Bạn sẽ thực hiện bước này tại các phòng khám chuyên khoa hoặc một số bệnh viện sản phụ khoa để kiểm tra liệu bạn có gặp bất kì vấn đề bất thường nào ở vùng kín hay các cơ quan lân cận hay không.

Việc kiểm tra trước khi thực hiện thủ thuật sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định được chính xác vấn đề sức khoẻ mà bạn đang gặp phải để có những tư vấn phù hợp và đưa ra biện pháp xử trí sớm, chuẩn bị cho việc tháo vòng sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người bệnh.

Việc kiểm tra sức khoẻ này cũng sẽ giảm được đáng kể những rủi ro trong quá trình tháo vòng.

Bước 2: Điều trị các vấn đề phụ khoa mà người bệnh gặp phải

Sau khi được kiểm tra và có phiếu kết quả, chúng ta sẽ biết được chúng ta có mắc bệnh gì về vùng kín hay không và mức độ nặng của bệnh. 

  • Với những trường hợp bệnh lí phụ khoa ở mức độ nhẹ thì biện pháp xử trí sẽ đơn giản hơn và có thể được điều trị ngay lập tức, những viêm nhiễm nhẹ có thể sẽ được dùng các phương pháp kháng viêm và đồng thời thực hiện tháo vòng tránh thai. 
  • Với những bệnh lí nặng hơn thì việc điều trị dứt điểm bệnh sẽ được ưu tiên trước. Sau đó mới thực hiện thủ thuật tháo vòng.
Quy trình tháo vòng tránh thai
Quy trình tháo vòng tránh thai

Bước 3: Thực hiện thủ thuật tháo vòng

Tình trạng sức khoẻ của bạn nữ nếu đã thực sự khoẻ mạnh hoặc có thể khắc phục được trong quá trình thực hiện tháo vòng thì thủ thuật này có thể được chỉ định.

Đầu tiên người bệnh cần được tiến hành làm sạch và sát khuẩn âm đạo phù hợp, ngay sau đó bác sĩ sẽ dùng 2 ngón tay của mình đặt vào phía âm đạo tạo lỗ mở. Sau đó nhẹ nhàng đưa mỏ vịt dần dần vào trong âm đạo, tìm phần dây ở phía cổ tử cung và từ từ kéo vòng ra khỏi âm đạo. Bạn không nên tự thực hiện thủ thuật này tại nhà bởi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng âm đạo và khi thao tác lấy vòng của bạn không chuẩn xác có thể gây ra những tổn thương tại âm đạo, đôi khi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn nếu không được xử trí kịp thời.

Nên tìm đến các cơ sở chất lượng tốt, bác sĩ phẫu thuật phải là người có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và đủ khéo léo để có thể lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể người bệnh một cách an toàn.

Bước 4: Phục hồi những tổn thương có thể gặp trong và sau khi tháo vòng tránh thai

Sau khi thực hiện thủ thuật tháo vòng, vùng kín và tử cung của chị em có thể gặp phải những tác động, tổn thương trực tiếp. Vì vậy, việc chăm sóc và phục hồi vùng kín là điều cần thiết mà bất kì chị em sau khi tháo vòng cần phải thực hiện để đảm bảo sức khoẻ sau này.

Vệ sinh vùng kín thường xuyên, có thể sử dụng một số dung dịch vệ sinh chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch đồng thời giúp bảo vệ vùng kín tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số liệu pháp chăm sóc vùng kín tại các spa, các phương pháp sát khuẩn cho vùng kín.

Nếu sau khi tháo vòng, người bệnh có biểu hiện đau quá hoặc viêm nhiễm nặng thì bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc giảm đau, chống viêm cho người bệnh.

Bước 5: Tái khám lại sau khi tháo vòng tránh thai

Bước này là bước cực kì quan trọng trong quy trình tháo vòng tránh thai mà chị em không thể bỏ qua. Việc tái khám sẽ giúp bạn xác định được tình trạng vùng kín của mình đã hồi phục đến mức độ nào và liệu có cần can thiệp gì thêm hay không.

Việc tái khám cũng giúp xác định các vấn đề sức khoẻ sớm để có biện pháp xử trí, điều trị.

Những câu hỏi liên quan đến việc đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Liệu đặt vòng có khiến cho người phụ nữ phải chịu cơn đau lớn không? Đây là nỗi lo của khá nhiều chị em. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm bởi việc đặt vòng thường rất ít gây ra những cơn đau lớn, vượt sức chịu đựng như nhiều chị em nghĩ.

Các bước đặt vòng tránh thai được tính toán và thực hiện hết sức cẩn thận, khéo léo bởi các bác sĩ sản phụ khoa có chuyên môn.

Đặt vòng tránh thai có đau không?
Đặt vòng tránh thai có đau không?

Quá trình đặt vòng không phải phẫu thuật bất kì vị trí nào lại được thực hiện vô cùng nhanh gọn, các tổn thương nếu có cũng chỉ là những xây xát nhỏ, nên hầu hết người bệnh chỉ có cảm giác hơi đau trong vài ngày đầu sau khi thực hiện đặt vòng. Các tổn thương này sẽ nhanh chóng hồi phục nếu bạn có chế độ chăm sóc phù hợp và cảm giác đau cũng sẽ dần biến mất.

Tuy nhiên, một điều mà các chị em cần lưu ý đó là sau khoảng 1-3 ngày kể từ khi đặt vòng cần hạn chế các hoạt động mạnh hay tránh các yếu tố gây tác động trực tiếp tới vùng kín

Đặt vòng tránh thai bao khi nào quan hệ được?

Các chuyên gia cho biết, tốt nhất bạn chỉ nên quan hệ vợ chồng tối thiểu sau 2 tuần kể từ khi đặt vòng để tránh ảnh hưởng đến vùng kín.

Đặt vòng tránh thai quan hệ có đau không? 

Thực ra nếu kiêng cữ đầy đủ thì việc quan hệ sau khi đặt vòng tránh thai thường sẽ không gây cảm giác hay khó chịu nào. Nếu sợ các sợi dây của vòng có thể ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của vợ chồng bạn thì bạn cũng có thể thực hiện cắt ngắn phần dây này.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Theo ý kiến của các chuyên gia, sau khi tháo vòng, các cặp đôi cũng nên kiêng việc “chăn gối” bởi sau khi tháo vòng, cơ quan sinh dục của nữ giới ít nhiều cũng sẽ chịu những tổn thương, quan hệ quá sớm sau khi tháo vòng có thể gây đau cho người vợ và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng này.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Thời gian kiêng cữ tối thiểu cho việc quan hệ sau khi tháo vòng là khoảng 7 – 10 ngày.

Hết kinh bao lâu thì đặt vòng được?

Thông thường thời điểm lý tưởng nhất cho việc đặt vòng chính là vào ngày thứ 3 và ngày thứ 4 theo chu kì kinh nguyệt của chị em bởi tại thời điểm này thường là lúc mà lượng máu kinh của chị em đã hết và cũng chưa có phát sinh quan hệ tình dục, vùng kín cũng sẽ hơi mở hơn, dễ dàng khi cho vòng tránh thai vào trong âm đạo. Và bạn nên đặt vòng trước ngày thứ 7 của chu kì kinh nguyệt

Đặt vòng bao lâu thì hết ra máu?

Tình trạng chảy máu sau khi đặt vòng thường sẽ chỉ kéo dài khoảng 4 – 5 ngày sau đó hoặc có thể ngắn ngày hơn và tình trạng này sẽ tự hết sau đó.

Sảy thai bao lâu thì đặt vòng được?

Với những chị em vừa với bị sảy thai thì việc đặt vòng tránh thai tốt nhất nên cách thời điểm sảy thai khoảng 4 – 6 tuần.

Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?

Bạn cần phải đợi tối thiểu 2 – 3 tháng kể từ khi sinh em bé mới nên đặt vòng với những trường hợp sinh thường. Còn với sinh mổ thì thời gian này có thể kéo dài lên tới 6 tháng để đảm bảo an toàn.

Việc đặt vòng tránh thai sớm ngay sau khi sinh có thể gây ra những tác động không tốt với cơ thể người phụ nữ, phản tác dụng, giảm hiệu quả tránh thai mà còn có thể gây ra những viêm nhiễm khó khắc phục mà thực ra chúng ta có thể phòng tránh được chúng một cách dễ dàng.

Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?
Sau sinh chưa có kinh có đặt vòng được không?

Trong quá mang thai, tử cung của người mẹ sẽ giãn rộng ra để chứa được em bé. Do vậy, ngay sau khi sinh tử cung sẽ không thể lập tức hồi phục lại về hình dáng ban đầu ngay được mà cần có thời gian. Hơn nữa, việc sinh mổ còn tác động trực tiếp đến tử cung để mổ lấy em bé ra ngoài nên tử cung trong trường hợp sinh mổ sẽ bị tổn thương khá lớn. 

Việc đặt vòng tránh thai sớm khiến cho vòng tránh i sẽ khó được giữ tại vị trí cố định trong tử cung, đôi khi có thể bị tuột và đẩy ra khỏi tử cung. Hơn nữa, nếu không may vòng tránh thai tác động đến vết mổ tại tử cung còn có thể gây đau cho sản phụ.

Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau khi sinh em bé

Dưới đây là một số lưu ý khi đặt vòng cho các mẹ sau sinh:

  • Sau khi sinh khoảng 3 tháng, nếu chị em đã có kinh nguyệt thì ngay sau khi kết thúc kì hành kinh thì chị em có thể thực hiện đặt vòng ngay để phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Bởi đôi khi việc sinh con quá dày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của người mẹ cũng như khả năng chăm lo trọn vẹn cho các con cũng sẽ bị hạn chế đi ít nhiều.
Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau khi sinh em bé
Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau khi sinh em bé
  • Nếu như sau 3 tháng sinh em bé xong, mẹ vẫn chưa thấy có hiện tượng quay trở lại của “chị dâu” mà lúc này người mẹ lại mong muốn đặt vòng thì nên kiểm tra xem liệu mình có đang mang thai tiếp hay không.
  • Nếu xác định được không mang thai thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm liên tục trong 3 ngày một loại hormon mang tên Progesterone để đẩy hết kích thích hiện tượng có kinh như kinh nguyệt hàng tháng và tiến hành đặt vòng sau khi hết kinh nguyệt, không nên đặt vòng vượt quá thời gian 7 ngày tính từ ngày kết thúc tiêm hormon.
  • Trong trường hợp bạn vẫn gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo với lượng lớn sau khi sinh thì việc đặt vòng cần được xem xét và có thể phải lùi lại vào một khoảng thời gian sau đó.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến việc đặt vòng tránh thai. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho chị em, giúp chị em biết được cách đặt vòng hiệu quả và an toàn nhất, tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn trong và sau quá trình đặt vòng. 

Xem thêm: [REVIEW] Có nên thẩm mỹ vùng kín? May thẩm mỹ vùng kín có đau không

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Rong kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa tại nhà

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Boca quảng cáo sai sự thật

Ngày viết:

2 thoughts on “Đặt vòng tránh thai có đau không? Cách đặt, Chi phí, Quy trình đặt vòng

    • Dược sĩ Phạm Huyền says:

      Chào bạn, Rất cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi về cho chúng tôi
      Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Việc đặt vòng tránh thai gần như không có ảnh hưởng gì đến sinh sinh hoạt của bạn. Trong mấy ngày đầu có thể bạn sẽ thấy hơi cấn cấn một chút vì chưa quen nhưng cảm giác này sẽ hết sau 2-3 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *