Trong 1 ngày hoạt động, cơ thể mỗi người đều cần phải đào thải ra khỏi 1 lượng nước tiểu nhất định thông qua nhiều lần đi tiểu. Vì vậy mà các hiện tượng đi tiểu buốt ở phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như gây tâm lý sợ hãi, khó chịu cho các chị em.
Bài viết dưới đây Sống khỏe 24h sẽ giúp chị em hiểu được nguyên nhân và phương pháp điều trị an toàn khi gặp phải tình trạng trên. Hãy theo dõi hết bài viết để có được thông tin đầy đủ nhé.
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì?
Đi tiểu buốt ở phụ nữ là tình trạng mà chị em phụ nữ gặp phải các vấn đề bất thường khi đi tiểu đặc trưng là cảm giác đau buốt, khó chịu. Việc đi tiểu hàng ngày gặp khó khăn khiến chị em căng thẳng, áp lực và sợ hãi khi đi tiểu.
Đi tiểu buốt là tình trạng phổ biến, không hề xa lạ với chị em vì đa số phụ nữ sẽ gặp tình trạng này ít nhất 1 lần trong đời. Đi tiểu buốt có thể xuất hiện ở bất kỳ chị em phụ nữ nào trong mọi độ tuổi, công việc khác nhau.
Do đó nếu sinh ra đã là con gái thì tất cả các bạn nữ và chị em phụ nữ nên có những hiểu biết cơ bản về các vấn đề bất thường của sức khỏe đặc biệt sức khỏe sinh sản. Đi tiểu buốt là 1 tình trạng phổ biến cho nên việc bỏ túi các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị của chứng bệnh này thực sự cần thiết.
Nguyên nhân gây đi tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ mắc phải chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó nói này thì hãy tham khảo các nguyên nhân dưới đây để có thể tìm được giải pháp điều trị đúng cách cho bản thân.
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh này. Đó là:
Nguyên nhân sinh lý
Do thói quen sinh hoạt không khoa học:
- Bản chất cơ quan sinh dục có cấu trúc phức tạp, đây lại là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, kèm theo đó là việc mà chị em không vệ sinh vùng kín hàng ngày hoặc vệ sinh không sạch lại càng khiến tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động.
- Đặc biệt nhất là việc vệ sinh vào những ngày “đèn đỏ” hoặc sau khi quan hệ không được đảm bảo sạch sẽ. Việc mặc quần lót quá chật hay không không thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày hành kinh cũng là nguyên nhân gây chứng đi tiểu buốt.
- Vệ sinh âm đạo không đúng cách như thụt rửa sâu âm đạo khiến cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng.
- Thói quen uống ít nước, thường xuyên sử dụng thực phẩm có tính cay, nóng hoặc các chất kích thích cũng có thể dẫn đến bệnh.
Do dị ứng: nguyên nhân này xảy ra với các chị em bị dị ứng với các hóa chất có trong chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh vùng kín, băng vệ sinh, giấy vệ sinh,… khiến cho âm đạo bị tổn thương và gây tiểu buốt, tiểu rắt.
Do quan hệ tình dục không an toàn: Với các chị em mới kết hôn hoặc mới quan hệ tình dục có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiểu gây tiểu buốt. Ngoài ra thì việc quan hệ tình dục bừa bãi, tần suất nhiều lần có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục và gây nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh lý viêm niệu đạo, viêm bàng quang.
Do thói quen nhịn tiểu thường xuyên; đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều nhưng đi tiểu ít hoặc nóng trong người cũng gây nên tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt.
Xem thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Cách chữa trị tại nhà hiệu quả
Nguyên nhân bệnh lý
Tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ mà diễn ra trong một thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc diễn ra bất thường thì có thể do mắc phải 1 số bệnh lý sau:
Viêm đường tiết niệu
- Đây là nguyên nhân điển hình chiếm 70% các trường hợp nữ giới bị đi tiểu buốt. Cụ thể là do niệu đạo của phụ nữ gần với bộ phận sinh dục và hậu môn, nơi khu trú của nhiều loại vi khuẩn có hại như vi khuẩn E.coli. Bệnh lý này dễ mắc phải ở nữ hơn so với nam.
- Bệnh diễn ra với các triệu chứng: khí hư ra nhiều bất thường, vùng kín bị đau rát, sưng tấy, đau bụng ở vùng dưới và cảm giác đau tăng lên khi quan hệ. Đặc biệt là tiểu buốt, tiểu rắt thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và có thể có sốt nhẹ.
Viêm bàng quang
- Bàng quang là bộ phận lưu trữ nước tiểu hay còn gọi là bóng đái. Bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ. Nước tiểu chứa các chất thải và có thể cả vi khuẩn có hại khi được giữ lâu trong bàng quang trong trường hợp nhịn tiểu cùng với uống ít nước sẽ gây viêm nhiễm và dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt.
- Ngoài ra viêm bàng quang còn xuất phát từ: quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần lót chật, sử dụng thuốc tránh thai hay thay đổi nội tiết tố nữ cũng dễ gây viêm.
- Các triệu chứng thường gặp: tiểu liên tục nhiều lần trong ngày kèm đau rát, nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, có thể kèm máu hoặc mủ. Người bệnh hay cáu gắt có thể có sốt nhẹ và đau vùng bụng dưới.
- Viêm âm đạo: Với trường hợp này bệnh nhân có biểu hiện ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi khó chịu và đôi khi có mủ. Nguyên nhân là âm đạo bị viêm nhiễm do mất cân bằng vi khuẩn hay nhiễm trùng bởi nấm Candida, trùng roi Trichomonas hoặc do tạp khuẩn.
- Viêm nội mạc tử cung: là tình trạng viêm ở niêm mạc tử cung do nhiễm trùng; tử cung bị sung huyết, phù nề dẫn đến tiểu buốt, tiểu ra máu. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ.
- Bệnh lậu:Là 1 căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh lây qua đường tình dục và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm hậu môn, chửa ngoài tử cung, viêm màng não, vô sinh,…
- Viêm thận: viêm thận do viêm nhiễm đường tiểu kéo dài không được phát hiện và điều trị kịp thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết nước tiểu là tiểu buốt, tiểu rắt.
- Mang thai: do bàng quang nằm ngay sát tử cung nên trong quá trình thai nhi phát triển có thể gây ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang gây tiểu buốt kèm theo chứng tiểu són và xuất hiện thường xuyên vào thời kỳ sắp sinh.
Xem thêm: Diatarin – Công nghệ hướng đích tiểu đường đầu tiên tại Việt Nam
Triệu chứng tiểu buốt
Triệu chứng thường gặp là đi tiểu buốt, tiểu rắt và nước tiểu có mủ đặc màu vàng sẫm. Ngoài ra cơ thể còn ra nhiều khí hư, mùi hôi, ngứa rát hậu môn; đau âm ỉ vùng bụng dưới, vùng hố chậu và hạ vị kèm theo sốt, nôn, buồn nôn nếu lây nhiễm sang các cơ quan khác.
Ngoài ra, triệu chứng đặc trưng của tình trạng đi tiểu buốt là cảm giác đau đớn, nhói buốt trong quá trình đi tiểu. Khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu và sợ hãi. Cùng với đó là số lần đi tiểu tăng lên bất thường nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần lại rất ít. Một số trường hợp nước tiểu có mùi hôi, có lẫn máu hoặc dịch mủ.
Sự đau đớn mỗi lần đi tiểu khiến chị em sợ hãi và có tâm lý ngại đi tiểu. Nghiêm trọng hơn khi mà chị em không kịp đi tiểu 1 ít nước tiểu có thể tự động ra ngoài mà cơ thể không kiểm soát được. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng tự ti và mất vệ sinh.
Một số triệu chứng khác có thể gặp khi bị tiểu buốt:
- Nước tiểu có màu đục, có mùi khó chịu, có dịch mủ thậm chí có lẫn máu.
- Luôn có cảm giác buồn tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu đều đau buốt, có thể đau bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục.
- Nếu có viêm nhiễm bàng quang có thể kèm theo sốt 38 – 39°C, viêm nhiễm ở thận có thể sốt tới 40°C kèm với rét run, ớn lạnh.
Cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ tại nhà
Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản việc điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ cần xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng mà mỗi cơ thể chị em gặp phải có thể khác nhau và do những nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy việc xác định được nguyên nhân để tìm được phương pháp điều trị an toàn và tốt nhất là vô cùng quan trọng.
Vì vậy các chị em không nên tự ý mua thuốc điều trị khi thấy 1 vài dấu hiệu của bệnh, cũng không được chần chừ, chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu ấy. Việc nên làm là cần đến thăm khám bác sĩ kịp thời để được tư vấn, thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Phương pháp dân gian chữa đi tiểu buốt
Phương pháp này bạn có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên nó chỉ nên được áp dụng với các trường hợp đi tiểu buốt nhẹ và để chắc chắn bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
- Rau mồng tơi: vị chua ngọt, tính lạnh giúp giải độc, nhuận tràng, thanh nhiệt; tuy nhiên không thích hợp với người lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng. Dùng cuống và lá mồng tơi rửa sạch rồi đun với nước uống thay trà; bạn cũng có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
- Bột sắn dây: vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu đường, thông đường tiết niệu. Bạn có thể mua bột sắn dây rồi pha để uống, mỗi ngày uống 3 lần và có thể thêm đường cho dễ uống.
- Phượng vĩ thảo: tính lạnh, vị ngọt, nhạt hơi đắng giúp trị tiểu rắt, tiểu buốt, thanh nhiệt. Dùng 30g phượng vĩ thảo rửa sạch sắc 550ml nước vo gạo, đun đến khi còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Kim nội kê (lớp màu vàng phủ trong mề gà): dùng 20 kim nội kê rửa sạch, rang cháy rồi tán nhỏ, chia làm 4 phần, dùng với nước tránh để uống hằng ngày.
Phương pháp phòng ngừa đi tiểu buốt
Một số phương pháp bạn hoàn toàn có thể thực hiện để phòng ngừa tình trạng đi tiểu buốt là:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, sạch sẽ và đúng cách; đặc biệt là trong những ngày hành kinh và sau khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, nên dùng phương pháp bảo hộ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Luyện tập thói quen ăn uống khoa học, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng hoặc có chất tẩy rửa mạnh.
- Không nên nhịn tiểu.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ để nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: [SỰ THẬT] Đả Thạch Vương có tốt không? Tác dụng, Liều dùng
Thuốc chữa tiểu buốt ở nữ giới
Việc sử dụng thuốc để điều trị tiểu buốt, tiểu rắt cần được chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần phải đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu, tiến hành 1 số kiểm tra cần thiết để các bác sĩ chẩn đoán tìm ra nguyên nhân của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Nếu tình trạng tiểu buốt bạn gặp phải là do các bệnh lý của đường tiết niệu, bàng quang, thận, âm đạo,… thì phương pháp được sử dụng chủ yếu là các thuốc kháng sinh nhằm điều trị viêm và có tác dụng diệt khuẩn.
Một số trường hợp phải sử dụng kháng sinh đồ, kháng sinh kết hợp nếu có bệnh lậu đi kèm. Để đem lại hiệu quả người bệnh có thể được chỉ định 1 số thuốc Đông y nhằm tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chúc chị em có thêm nhiều thông tin bổ ích!
Tài liệu tham khảo:
- What causes painful urination?
https://www.healthline.com/health/urination-painful#causes - Dysuria (Painful Urination)
https://www.webmd.com/women/dysuria-causes-symptoms#1