Hiện tượng mùi hôi ở vùng kín bé gái đã khiến cho các mẹ trở nên lúng túng, nhất là mẹ sinh con lần đầu. Vì thế, không ít những bà mẹ đã mắc phải sai lầm khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ. Vậy vùng kín bé gái có mùi hôi phải làm thế nào, cách khắc phục sai lầm của những bà mẹ mới sinh con lần đầu phải làm thế nào? Hãy cùng Sống khỏe 24h tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Những sai lầm của của phụ huynh làm vùng kín bé gái có mùi hôi
Sự chủ quan của phụ huynh cho rằng hiện tượng vùng kín bé gái có mùi hôi sẽ không xảy ra vấn đề nguy hiểm gì về sức khỏe. Đó là môt suy nghĩ rất sai lầm, không những người lớn mà còn trẻ nhỏ xuất hiện ở bộ phận sinh dục có mùi hôi lạ, điều đó khiến bé vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhỏ.
Hiện tượng vùng kín của bé xuất hiện mùi hôi có rất nhiều nguyên nhân, “thủ phạm” cũng có thể là những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé. Chúng ta có thể biết đến một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Vệ sinh vùng kín của bé sai cách: đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái có mùi hôi. Do nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự mắc sai lầm của các mẹ trong việc chăm sóc bé như đóng bỉm cả ngày cho trẻ rất tiện lợi trong việc trông trẻ nhưng chính nó lại là nguyên nhân khiến trẻ bị bí bách, sử dụng nước nóng để rửa vùng kín, bộ phận sinh dục của bé được lau sai cách, sử dụng xà phòng không phù hợp,…
- Sử dụng đồ lót quá chật: Mặc đồ lót quá chật cho trẻ nhỏ sẽ khiến cho bé luôn cảm thấy bí bách, nóng nực, chật chội. Chưa kể đến, đồ chật chội được làm từ chất liệu không thấm hút mồ hôi rất dễ gây kích ứng da và tạo điều môi trường kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển.
- Do dị vật bên trong âm đạo: sự hiếu động của trẻ em cũng sẽ khiến cho các em gặp nguy hiểm. Trong quá trình đùa nghịch, sự vô tình của bé có thể cho các vật lạ như: cúc áo, đồ chơi,… vào vùng kín. Chính điều này sẽ khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái có mùi hôi do vùng kín đã bị nhiễm trùng.
Bằng mắt thường , sự quan sát các dị vật rất khó. Vì thế nếu gặp tình trạng mà mùi hôi xuất hiện ở vùng kín của bé kèm theo sự khó chịu của bé thì phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở trạm y tế để soi, chụp tình trạng của bé và lấy dị vật ra khỏi cơ thể của bé. Nếu để lâu, những vấn đề nguy hại có thể đến với bé.
- Vùng kín của bé xuất hiện mùi hôi do bị dính môi bé: Ngoài những nguyên nhân được kể ở trên, các trường hợp mà vùng kín của các bé gái xuất hiện mùi hôi là do bị dính phần môi nhỏ gây tắc đường tiểu và dẫn đến sự nhiễm trùng tiểu.
Dấu hiệu tình trạng này là sau khi chào đời mà môi bé ở cơ quan sinh dục bé không có sự tách ra hoàn toàn. Khi đi tiểu, bé thường xuất hiện hiện tượng tiểu vắt, tiểu thành tia nhỏ,…
Nếu tình trạng này xuất hiện ở bé, phụ huynh hãy đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám, chụp soi và can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Thủy đậu mọc ở vùng kín (bộ phân sinh dục) có tác hại không? Cách xử trí
Dấu hiệu nhận biết sự viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở bé gái
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, hay kêu khóc (cũng có trẻ không xuất hiện triệu chứng này)
Việc đóng bỉm 24/24 cùng với mặc đồ lót chật, sử dụng xà phòng không đúng đã khiến cho vùng kín của trẻ trở nên bí bách, khó chịu, xuất hiện các hiện tượng sưng tấy, có mùi hôi, khiến trẻ trở nên ngứa ngáy, khó chịu hay kêu khóc.
- Sự tiết dịch xanh lá cây, màu nâu,… không gặp ở tình trạng viêm âm đạo ở người lớn mà còn gặp ở trẻ nhỏ. Do vùng kín của bé bị kích thích bởi các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, nước rửa vải, khăn ướt, giấy lau vệ sinh,.. hay ta thường bắt gặp trẻ chơi ở những nơi bẩn, hay tắm ở những nơi mà nguồn nước bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho cho giun sán dễ xâm nhập vào vùng kín của bé và gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Vì thế xuất hiên các triệu chứng ở vùng âm đạo có dịch mủ màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng,… khi gặp bệnh lý này, các mẹ nhanh chóng cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
- Xuất hiện mùi khó chịu
Mùi hôi là tình trạng không thể tránh khỏi khi bé bị tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở bé gái. Mùi hôi có rất nhiều nguyên nhân từ cuộc sống hàng ngày, vì thế các mẹ cần phải vệ sinh cho bé một cách hợp lí để tốt cho bộ phận sinh dục của bé.
- Sự dối loạn bài niệu
Triệu chứng đái dắt, đái buối hoặc đái dầm: Do sự dính phần môi nhỏ ngay từ khi mới sinh, phần môi bé ở cơ quan sinh dục của trẻ chưa kịp tách hoàn toàn, co thắt cơ bàng quang khiến trẻ bị đái dắt, đái buốt và không có sự kiểm soát của cơ nên hiện tượng đái dầm của trẻ xuất hiện.
Xem thêm: Vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh hàng ngày như thế nào cho đúng?
Phải làm gì khi vùng kín bé gái xuất hiện mùi hôi?
Khi phát hiện vùng kín của bé gái có mùi hôi, sự chủ quan của bố mẹ cho rằng nó chỉ xuất hiện sau vài ngày sau đó trở lại bình thường.
Tuy nhiên, theo chuyên môn của các bác sĩ đa khoa khuyến cáo, khi phát hiện ở vùng con gái mình có mùi hôi, phụ huynh cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề để có những giải pháp tối ưu cho trẻ.
- Với những dấu hiệu bé chỉ có mùi hôi nhẹ ở vùng kín, không đi kèm theo dấu hiệu khác, phụ huynh hãy chú ý vệ sinh cho bé hàng ngày và đúng cách. Phụ huynh cần thay bỉm, đồ lót cho bé hàng ngày, khi thay cần kết hợp vệ sinh vùng kín cho bé.
- Trong tình trạng mà bạn phát hiện tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín của bé, kèm theo tình trạng ngứa ngáy, mùi hôi kéo dài mãi không hết, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ. Qua thăm khám của bác sĩ, bác sĩ sẽ chẩn đoán các triệu chứng ở trên sẽ bị do nguyên nhân gì, từ đó giúp bạn đưa ra những giải pháp kịp thời để điều trị cho bé.
Các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc và không có sự đồng ý của bác sỹ hướng dẫn. Bởi do độ tuổi trẻ còn quá nhỏ, cơ thể nhạy cảm,có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường khi sử dụng thuốc bừa bãi.
Bên cạnh đó, cần phải khắc phục những thói quen xấu của mẹ , nên cho trẻ đi khám định kì hàng quý, hàng năm, để giúp sức khỏe bé tốt hơn. Việc thăm khám sẽ phát hiện ra các vấn đề bất thường mà bé mắc phải. Vì thế việc chữa trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả cao.
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách
Những cách vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách không những ngăn chặn xuất hiện mùi hôi ở vùng kín cho bé mà còn đẩy lùi các tình trạng bệnh lý viêm nhiễm có thể xảy ra. Vì thế, khi vệ sinh vùng kín cho trẻ, các mẹ nên thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1
Đầu tiên, trước khi vệ sinh cho bé, mẹ cần rửa sạch tay. Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn sẽ không xâm nhập vào vùng kín của bé nếu như gặp tình trạng tay mẹ có vi khuẩn
- Bước 2
Mẹ cần chuẩn bị chậu sạch, đổ nước ấm vào chậu, nước ấm có nhiệt độ dao động từ 35-38 độ C.
- Bước 3
Nhúng khăn mềm vào chậu nước đã chuẩn bị, vắt bớt nước rồi quấn quanh ngón tay mẹ rồi lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của trẻ
- Bước 4
Tiếp đó, mẹ hãy chùi dọc theo các nếp gấp ở vùng kín. 2 môi âm đạo không cần tách để lau bên trong. Nên lau theo hướng từ âm đạo ra đằng sau. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng vì có thể khiến trẻ bị rát.
- Bước 5
Sau đó, nên dùng một chiếc khăn sạch khác để lau vùng hậu môn, để cho các vi khuẩn ở vùng hậu môn không thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
- Bước 6
Sau khi làm sạch vùng kín của trẻ, mẹ nên sử dụng một cái khăn khô và mềm để thấm khô vùng kín cho bé. Bôi 2 vùng bên bẹn của bé có thể bằng phấn rôm. Sau đó mẹ hãy đóng bỉm cho bé và mặc quần áo cho bé.
Việc vệ sinh vùng kín cho bé phải thực hiện hằng ngày và thường xuyên.
- Với những bé còn đóng bỉm, mỗi lần thay bỉm cho bé, mẹ cần vệ sinh vùng kín cho bé bởi nước tiểu sẽ dính vào cơ quan sinh dục của trẻ. Vì thế, trước khi thay bỉm mới, mẹ cần làm sạch vùng kín của bé
- Với những bé lớn không còn dùng bỉm thì mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé 1 – 2 lần trong 1 ngày và cho trẻ sử dụng đồ lót thông thoáng. Không nên vệ sinh vùng kín cho bé quá nhiều lần trong ngày cũng có thể gây ra cho bé những bệnh lý vô cùng nguy hại khác.
Xem thêm: Bị ngứa ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Cách giảm ngứa nhanh nhất
Tiêu chí chọn dung dịch vệ sinh cho bé gái
Vùng kín của bé gái có cấu tạo khó rửa hơn bé trai nên là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chứa nhiều bụi bẩn,… vùng kín rất dễ bị tổn thương vì những yếu tố khách quan bên ngoài, nhất là các thành phần hóa học.
Hóa chất như là sữa tắm, đặc biệt là dung dịch vệ sinh âm đạo cho trẻ nhỏ sơ sinh, tiếp xúc với vùng da nhạy cảm của bé. Vì thế khiến các mẹ băn khoăn trong việc lựa chọn một dung dịch phù hợp cho bé gái. Để lựa chọn một dung dịch vệ sinh phù hợp cho bé gái, những tiêu chí mà các mẹ nên nắm rõ
- Sản phẩm đã được nghiên cứu và sản suất cho từng lứa tuổi, từng giai đoạn.
- Được chiết suất từ các thành phần tự nhiên, không có mùi, cần được thử nghiệm để xác minh hiệu quả an toàn kể cả da nhạy cảm.
- Cơ chế bảo vệ bộ phận sinh dục của bé gái: Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm ngứa, nâng cao sức đề kháng và vi khuẩn có lợi trong vùng kín.
- Sản phẩm phải được sản xuất trong nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP Châu Âu. Sản phẩm phải được lưu hành ở Việt Nam và được Bộ Y Tế cấp phép. Các mẹ không nên mua hàng xách tay không rõ nguồn gốc hay mua hàng trên mạng, nên trực tiếp tới các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn mua và nhận lời tư vấn của các dược sỹ.
Những lưu ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé
- Sau khi vệ sinh vùng kín cho bé, đối với trẻ nhỏ còn mặc bỉm, mẹ không nên mặc bỉm ngay mà nên để khô trong 20 phút rồi mới đóng bỉm cho bé. Nên thay bỉm cho bé 4 tiếng / lần để tránh tình trạng hăm da.
- Tuyệt đối không nên kì cọ quá mạnh vào vùng kín của bé.
- Tuyệt đối không nên chà quá mạnh, và chà sát sâu vào vùng kín của bé.
- Tuyệt đối không nên thụt rửa, sử dụng xà phòng thông thường khi vệ sinh vùng kín cho bé.
- Ngoại trừ 1 ngày 1 lần dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé, mẹ nên vệ sinh bằng nước ấm cho bé mỗi khi mà bé đi tè hay đi đại tiện
Trong trường hợp nếu có những triệu chứng lạ xuất hiện ở vùng kín của bé, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời , nhanh chóng.