Sự phát triển của kinh tế xã hội không chỉ mang lại mặt tích cực cho con người là giúp cho chất lượng sống của họ ngày một đi lên, mà nó còn có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến con người, điển hình nhất là đến sức khỏe của chúng ta. Khói bụi, ô nhiễm từ nhà máy, xí nghiệp, xe cộ đô thị, chất lượng thực phẩm kém là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tật ở con người.
Một trong những tình trạng phổ biến và nguy hiểm có mặt trên khắp thế giới hiện nay là Cholesterol cao và gây ra nhiều bệnh tim mạch ở con người. Vì vậy, mỗi chúng ta nên nắm được những vấn đề cơ bản về Cholesterol và Cholesterol cao, để từ đó có những hiểu biết, cách phòng, điều trị phù hợp nhất. Bài viết sau đây Sống Khỏe 24h xin được cung cấp cho bạn đọc thông tin về vấn đề này.
Cholesterol cao – Kẻ giết người thầm lặng
Trước hết, chúng ta cần nhắc tới cholesterol, đây là một chất béo với cấu trúc steroid, chúng có mặt ở tất cả các mô của cơ thể động vật và nằm trên màng tế bào. Cholesterol trong cơ thể được tạo ra từ gan và từ nguồn thức ăn từ bên ngoài. Nguồn cholesterol sản xuất tại gan hàng ngày được gọi là nguồn gốc nội sinh và chiếm phần lớn (khoảng 80%), còn từ thức ăn dầu mỡ động vật gọi là nguồn gốc ngoại sinh, chiếm tỷ lệ ít hơn.
Cholesterol giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên màng tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể, sản sinh hormone giới tính và nhiều loại hormone khác,…
Tuy nhiên, nếu lượng Cholesterol máu không được kiểm soát và cao vượt mức bình thường thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Khi nồng độ cholesterol trong máu dư thừa quá nhiều sẽ dễ trở thành các mảng mỡ bám lên trên thành mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu, Vì thế nếu tim không đủ lượng máu cung cấp thì người bệnh sẽ có những cơn đau tim, còn khi máu không cung cấp đủ cho não thì bệnh nhân có thể bị đột quỵ, gây tử vong. Như vậy, cholesterol cao là tình trạng rất nguy hiểm vì tác động rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Do tính chất không tan trong nước nên các cholesterol không thể tự di chuyển trong cơ thể mà cần phải có những chất mang là các protein. Khi các protein này kết hợp với cholesterol thì được gọi là lipoprotein. Trong đó, lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay được coi là cholesterol xấu mang các phân tử cholesterol di chuyển khắp các cơ quan trong cơ thể, cholesterol này tích lại trên thành mạch và giảm độ đàn hồi của thành mạch. Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay cholesterol tốt có khả năng thu lại phần cholesterol thừa từ mạch máu quay trở lại gan, giảm thiểu sự thừa quá mức cholesterol máu, giúp bảo vệ thành mạch. Nếu lượng cholesterol LDL cao và cholesterol HDL thấp sẽ dẫn đến tình trạng cholesterol cao.
Cholesterol cao là gì?
Cholesterol cao là tỉnh trạng các chỉ số định lượng Cholesterol trong máu đạt quá ngưỡng cho phép tức là ở ngưỡng đó người bệnh phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các triệu chứng của bệnh và thậm chí là các hậu quả khác mà Cholesterol tăng cao trong máu có thể gây ra.
Cholesterol cao khác gì mỡ máu?
Trong cơ thể tồn tại 2 dạng Cholesterol chính, đó là Cholesterol LDL và Cholesterol HDL. Người ta thường biết đến Cholesterol LDL như một loại Cholesterol gây hại cho cơ thể. Ngược lại, Cholesterol HDL lại là loại mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Ở người khỏe mạnh bình thường, chỉ số nồng độ Cholesterol HDL thường cao hơn LDL.
Và Cholesterol cao là để biểu thị mức Cholesterol LDL hoặc Cholesterol toàn phần (Cholesterol huyết thanh) đang ở ngưỡng cao. Việc đo được Cholesterol LDL cũng như huyết thanh giúp tìm ra được căn nguyên của rất nhiều những căn bệnh khác nhau.
Việc tăng cao nồng độ Cholesterol trong máu chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mỡ máu cao.
Cholesterol bao nhiêu là cao?
Cholesterol toàn phần cao
Giá trị bình thường của cholesterol toàn phần trong máu là nhỏ hơn hoặc bằng 5,2 mmol/l. Trường hợp nồng độ cholesterol máu từ 5,2 đến 6,2 mmol/l là chạm ngưỡng, trên 6,2 mmol/l là cholesterol cao.
LDL cholesterol bao nhiêu là cao?
Có rất nhiều người hỏi câu hỏi đó là “LDL cholesterol bao nhiêu là cao?” thì Sống Khỏe 24h xin được trả lời rằng: Nồng độ LDL cholesterol cao là từ 3,3 đến 4,1 mmol/l có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
HDL cholesterol cao có tốt không?
HDL cholesterol cao là tốt vì HDL – C là những loại cholesterol tốt, lượng HDL cholesterol mà thấp thì mới gọi là có vấn đề, vậy là thấp là bao nhiêu. Đây là câu trả lời:
Nồng độ HDL cholesterol thấp là dưới 0,9 mmol/l làm giảm khả năng thu lại cholesterol dư thừa để đưa về gan.
Triệu chứng cholesterol cao
Cholesterol cao giống như mầm họa phát triển từ từ trong cơ thể, vì triệu chứng của nó rất âm thầm và tĩnh lặng, không hề thể hiện rõ ràng để người bệnh có thể thấy được. Chính vì thế, do sự chủ quan nên khi bệnh đã có những biến chứng như đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch thì bệnh nhân mới biết được và khả năng điều trị cũng khó khăn hơn. Vì các biểu hiện ra ngoài không rõ ràng nên cách duy nhất có thể phát hiện và điều trị sớm cholesterol cao là xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ cholesterol và các chỉ số cần thiết khác.
Cholesterol cao do nguyên nhân gì?
Cholesterol cao có thể do yếu tố di truyền hoặc do chính chế độ sinh hoạt, ăn uống mà con người tự tạo ra cho bản thân mình. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này như sau:
- Phải kể đến đầu tiên là chế độ ăn không phù hợp với quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như các loại đồ ăn nhanh (đồ chiên rán, bánh kẹo, thịt xông khói,…) hoặc các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Ngoài ra những loại thịt đỏ hoặc sữa có hàm lượng béo cao cũng là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng cholesterol máu.
- Chế độ vận động ít, sinh hoạt không đảm bảo khoa học cũng là nguyên nhân của cholesterol cao. Vì nếu tập thể dục thường xuyên và đều đặn cũng giúp giảm LDL cholesterol và tăng lượng HDL cholesterol.
- Người béo phì có nhiều nguy cơ mắc cholesterol cao.
- Tuổi tác và giới tính cũng là những yếu tố nguy cơ bị cholesterol cao. Người trung niên có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn người trẻ tuổi, và nam giới cũng có nguy cơ nhiều hơn ở nữ giới.
- Người sử dụng thuốc lá thường xuyên không chỉ làm cho phổi và gan bị ảnh hưởng, mà còn làm cho lượng cholesterol LDL tăng lên, nâng cao khả năng bị cholesterol cao.
- Một nguyên nhân khác là do di truyền từ bố mẹ. Một số ít là do rối loạn di truyền làm cho cơ thể mất khả năng hoặc giảm khả năng loại cholesterol LDL ra khỏi máu.
- Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, suy giáp cũng có thể có vấn đề cholesterol cao.
Cách phòng chống Cholesterol cao
Có một số nguyên tắc được đặt ra như sau để phòng chống Cholesterol cao:
- Điều tiết năng lượng bổ sung vào cơ thể hằng ngày một cách phù hợp nhất để duy trì cho cơ thể một cân nặng phù hợp.
- Giảm bớt lượng chất béo thu nạp vào cơ thể hàng ngày
- Tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể
- Tăng cường sử dụng các loại acid béo không no
- Tăng dung nạp protein cho cơ thể
Cholesterol cao gây ra những bệnh gì?
Cholesterol trong cơ thể cao hơn mức bình thường không thể hiện ra các triệu chứng bên ngoài, nhưng đến một lúc nào đó, nó sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
- Biến chứng nguy hiểm lên hệ tim mạch: sự dư thừa cholesterol bám trên thành động mạch lâu ngày sẽ dày lên và dẫn đến hẹp động mạch, tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra, ngăn cản sự lưu thông của máu, làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển các cục máu đông. Nếu máu không được cung cấp đầy đủ cho tim sẽ xuất hiện các cơn đau tim, đau thắt ngực. Nếu các cục máu đông làm tắc mạch, máu không lên được não sẽ dẫn đến đột quỵ, nguy hiểm nhất là gây tử vong.
- Sỏi mật: cholesterol cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu của sỏi mật, chiếm khoảng 80% các trường hợp có sỏi mật. Khi bạn đang có sỏi mật, cũng cần chú ý giảm bớt các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol.
- Bệnh động mạch ngoại biên: sự tích tụ của cholesterol ở các động mạch ngoại biên gây ra sự tắc nghẽn quá trình di chuyển của máu, làm cho chân không được nhận đủ số lượng oxy hoặc máu cần thiết và gây ra bệnh động mạch ngoại biên và gây đau cho các động mạch ở chân.
- Huyết áp cao: cholesterol có nguy cơ làm tăng huyết áp, cũng do sự tích tụ mảng cholesterol trên động mạch, gây hẹp động mạch, làm cho tim phải co bóp đẩy máu với cường độ cao hơn, đồng thời do mạch máu bị hẹp đi làm cho áp lực của máu lên thành mạch cũng tăng lên, do vậy dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
- Ngoài ra, cholesterol còn gây nên rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác nữa, ví dụ lên thận. Chính vì vậy, việc theo dõi và kiểm soát cholesterol máu là vô cùng cần thiết.
Chẩn đoán tình trạng Cholesterol cao
Để kiểm tra xem nồng độ Cholesterol máu của bạn đang ở mức nào, bác sĩ sẽ chỉ định bạn việc làm xét nghiệm máu, và từ các thông số có được sẽ có những chẩn đoán phù hợp. Xét nghiệm được dùng để kiểm tra là Bilan lipid màu, kiểm tra được nồng độ của:
- Cholesterol toàn phần
- Cholesterol HDL
- Cholesterol LDL
- Triglycerides
Để có được kết quả tốt nhất, ngoài uống nước, bạn không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì khác trong vòng 9 đến 12 giờ trước khi thử máu.
Cách điều trị Cholesterol cao như thế nào?
Đa phần người ta sẽ điều trị Cholesterol dựa trên các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số những phương thức được thực hiện hàng ngày khá hiệu quả đối với người bị Cholesterol cao:
- Uống nước cam
- Ăn các bữa ăn nhỏ
- Uống rượu vang đỏ
- Ăn bánh mì nguyên cám
- Dùng dầu olive
- Sử dụng quế
- Ăn bột yến mạch
- Ăn bưởi
- Sử dụng mật ong trong các bữa ăn
- Bổ sung thêm Omega 3
- Tăng cường tập thể dục
- Không hút thuốc lá
Cholesterol trong máu cao nên ăn gì?
Có thể điều chỉnh được Cholesterol cao trong máu bằng cách kiểm soát chế độ sinh hoạt và ăn uống hoặc bằng cách sử dụng thuốc và thực phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, cách đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, an toàn là việc thay đổi lối sống của bạn:
- Lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có chứa ít chất béo hoặc chất béo không bão hòa chứa trong dầu oliu, đậu phộng,…
- Tích cực ăn ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể đem lại hiệu quả vì đây là những chất béo không bão hòa có giá trị dinh dưỡng cao. Một số loại hạt rất tốt cho cơ thể như hạnh nhân, hạt điều. Bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, gạo lức,…
- Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây cũng rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol máu. Để đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn, bạn nên ăn rau quả theo mùa, tức là mùa nào thì dùng thức nấy.
- Ăn các thực phẩm có nhiều acid béo Omega-3: chất béo này có khả năng làm giảm lượng cholesterol LDL. Nguồn Omega-3 từ động vật như cá hồi, cá thu,… Nguồn từ thực vật như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh xay,…
Cholesterol cao kiêng ăn gì?
- Không sử dụng các chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, nếu bạn có đam mê với đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga thì cũng cố gắng từ bỏ chúng nhanh nhất có thể. Điều này không chỉ giúp làm giảm cholesterol máu, mà còn giúp bạn phòng được cả cả bệnh béo phì, tiểu đường.
- Hãy bỏ những thực phẩm từ lòng mề gia súc, gia cầm, hạn chế ăn lòng đỏ trứng gà, các loại sữa nguyên chất vì đây là những loại có lượng cholesterol cao. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thịt nạc, uống sữa đã loại kem.
- Không nên uống quá nhiều rượu để giảm nguy cơ tim mạch.
- Bạn cũng nên chú ý tới việc giảm cân khi cân nặng của mình ở mức cao để giảm nguy cơ cholesterol cao.
- Duy trì thói quen tập thể dục cũng là một cách tốt để giảm cholesterol máu, giúp làm tăng lượng cholesterol HDL và giảm cholesterol LDL. Bạn nên lựa chọn những môn thể thao vừa với sức khỏe bản thân và phù hợp với sở thích của mình. Bạn nên đừng nên ngồi hoặc nằm quá lâu, lười vận động. Ngay cả khi đi lên tầng cao hơn, bạn nên đi bộ nếu tầng không quá cao, không nên quá lạm dụng vào thang máy. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi làm trên máy tính quá lâu, bạn cũng nên có những khoảng thời gian vận động giải lao thích hợp.
- Ngừng hút thuốc lá không những làm giảm cholesterol mà còn giúp làm giảm huyết áp và các nguy cơ khác về tim mạch.
Bên cạnh phương pháp thay đổi lối sống, còn có các biện pháp làm giảm cholesterol bằng cách dùng thuốc. Bạn nên thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong dùng thuốc. Một số loại thuốc dùng để giảm cholesterol:
- Thuốc làm chậm quá trình sản xuất cholesterol ở gan.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol.
- Thuốc làm giảm sản xuất protein vận chuyển cholesterol và triglycerides.
- Các loại thuốc khác theo tình trạng của bệnh nhân.
- Ngoài ra còn có thể sử dụng các thực phẩm sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên, ví dụ các sản phẩm được chiết xuất từ lá sen, chiết xuất tỏi,… Tuy nhiên khi lựa chọn các loại thực phẩm này bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và tìm hiểu rồi mua sản phẩm ở những nơi uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Để việc điều trị cholesterol cao hiệu quả nhất, bạn nên xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt hợp lý và lành mạnh. Việc xét nghiệm máu định kỳ sẽ giúp bạn nắm được mức cholesterol trong cơ thể từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp.
Các bài thuốc chữa Cholesterol cao
Người việc thực hiện một thói quen sống lành mạnh hàng ngày, việc sử dụng thêm các bài thuốc cũng là một phương thức được khá nhiều người lựa chọn để tăng cường khả năng giảm Cholesterol cho cơ thể. Cùng tìm hiểu một số bài thuốc khá hiệu quả như sau:
- Bài thuốc 1: Kết hợp các loại dược liệu như lá sen khô, sơn trà sống, y mễ, hoa sinh diệp cùng với lá trà. Tán nhỏ trúng ra rồi đun lên uống.
- Bài thuốc 2: Sử dụng một ít trà ô long để kết hợp chong với hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao, sơn tra nhục. Đun sôi để sử dụng.
- Bài thuốc 3: Sử dụng nguyên liệu chính là vừng đen và gạo tẻ, kết hợp thêm phụ liệu là dâu tằm khô.
- Bài thuốc 4: Kết hợp dùng chung cả lá sen tươi và khô.
- Bài thuốc 5: Kết hợp bạch mộc nhỉ và sơn tra, khi đun cho thêm đường trắng.
Một số sản phẩm làm giảm Cholesterol hiệu quả:
- Thuốc Dorotor 20mg: dùng cho người mắc chứng bệnh Cholesterol cao
- Fremo: Điều hòa mỡ máu, giảm hàm lượng Cholesterol LDL rất tốt
Cholesterol cao có nên uống nước trà không?
Đối với những người bị Cholesterol cao, việc sử dụng các loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan là cực kỳ được khuyến khích. Việc tăng cường chức năng của gan sẽ giúp việc đào thải mỡ của cơ thể hiệu quả hơn, nhờ vậy mà lượng Cholesterol trong máu cũng sẽ giảm theo.
Bạn có thể sử dụng rất nhiều các loại trà khác nhau để sử dụng khi bị Cholesterol cao như trà xanh, trà sen, trà đen, trà gừng,… Tất cả đều là những lựa chọn hết sức tuyệt vời cho người bị Cholesterol cao.
Ăn giò heo có bị Cholesterol cao không?
Theo như các bác sĩ, việc ăn nhiều chân giò sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ Cholestrol. Những người thường xuyên sử dụng món ăn này cần được kiểm tra thường xuyên nồng độ Cholesterol trong máu do nguy cơ rất cao có thể mắc phải bệnh Cholesterol cao do thu nập vào cơ thể quá nhiều chất dinh dưỡng từ giò heo.
Tuy nhiên, nếu sử dụng ở một mức độ vừa đủ thì giò heo lại rất tốt cho cơ thể khi nó chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau như calci, sắt và các loại vitamin cần thiết.
Đối với những người đang bị Cholesterol cao thì nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này, cùng với đó là các loại nội tạng động vật. Hãy thay thế chúng bằng các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe hơn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng bệnh Cholesterol cao. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!