Hậu môn là một cơ quan khá nhạy cảm, nó là con đường để giúp cơ thể thải các chất cặn bã ra bên ngoài rất quan trọng. Nhưng hậu môn cũng là một vùng thường dễ bị tổn thương, khó chịu như trĩ, hay đặc biệt là áp xe hậu môn,… Áp xe hậu môn không còn là vấn đề xa lạ với mọi người, bạn cũng biết đấy nó sẽ gây bất tiện rất lớn đối với người bệnh.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn thì trong bài viết dưới đây, Sống khỏe 24h sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích liên quan đến căn bệnh này.
Áp xe hậu môn là bệnh gì?
Trước hết, bạn cần hiểu về khái niêm áp xe là gì? Áp xe là tình trạng xuất hiện ổ mủ trong các mô trên cơ thể, ổ mủ đấy có thể lớn hay nhỏ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn tại đấy. Triệu chứng đặc trưng của áp xe là sưng đau, xung huyết đỏ, ở giữa vùng xung huyết có ổ mủ, vùng xung huyết sẽ lan rộng ra xung quanh. Khi nhấn nhẹ vào ổ áp xe thấy có cảm giác như bên trong chứa một bọc nước.
Áp xe thường do vi khuẩn gây và có thể nhiều loại vi khuẩn cùng gây nên với nhiều mức độ, nhiều vị trí khác nhau (ngoài da vùng lỗ chân lông, hậu môn,…
Áp xe hậu môn là tình trạng vùng hậu môn xuất hiện ổ mủ do nhiễm khuẩn mà hình thành. Sự nhiễm khuẩn để gây nên vùng áp xe này có thể do nhiễm khuẩn bên trong lỗ hậu môn hoặc xung quanh đường lược, hay xung quanh bên ngoài cũng có thể bị nhiễm khuẩn gây áp xe. Ổ áp xe thường biểu hiện ra bên ngoài là những nốt mủ bên trong chứa đầy mủ, sưng tấy, đỏ và đau, nếu đụng vào còn đau nhức hơn nữa.
Có những bệnh nhân nốt mủ không hiện rõ ràng mà mọc bên trong lớp mô ở hậu môn, khi này triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ không điển hình và rõ ràng mà chỉ xuất hiện triệu chứng khi bệnh đã nặng. Ổ áp xe ở hậu môn sẽ gây bất tiện rất nhiều cho người bệnh khi ngồi, khi đi ngoài,…
Xem thêm: Cắt trĩ có đau không? Bao lâu thì lành? Phẫu thuật ở đâu tốt nhất?
Áp xe cạnh hậu môn
Áp xe cạnh hậu môn là ổ nhiễm trùng chứa mủ do vi khuẩn gây ra, nằm vị trí cạnh hậu môn và trực tràng. Đây là loại áp xe hậu môn phổ biến, hay gặp trên lâm sàng ở mọi lứa tuổi khác nhau. Ổ áp xe xuất hiện với các triệu chứng đỏ, nóng, đau khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, mệt mỏi, cáu gắt, cơ thể suy nhiệt.
Theo vị trí của ổ áp xe, người ta chia áp xe cạnh hậu môn thành 5 nhóm:
- Áp xe dưới da.
- Áp xe hố ngồi – trực tràng.
- Áp xe chậu hông – trực tràng.
- Áp xe niêm mạc.
- Áp xe giữa thắt cơ.
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe hậu môn cả bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Nhiễm trùng, viêm tại hậu môn trong khoảng thời gian dài
Khi viêm, nhiễm trùng kéo dài ở vùng hậu môn khiến cho vi khuẩn tích đọng ở đây nhiều và trong khoảng thời gian dài sẽ là một yếu tố thuận lợi cho chúng phát triển dần và gây nên tình trạng áp xe.
Khi nhiễm trùng lâu ngày các vùng đấy sẽ dần trở thành nhiễm trùng mạn tính, hay có một số bệnh lý nhiễm khuẩn ở hậu môn, ổ mủ sẽ lớn dần thành ổ áp xe. Đây được coi là nguyên nhân chính và hay gặp nhất gây nên áp xe hậu môn.
- Giảm sức đề kháng, chức năng miễn dịch yếu
Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, chức năng bảo vệ cơ thể của các tế bào cũng giảm theo là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công cơ thể, từ đấy hình thành ổ áp xe. Đặc biệt là trẻ dưới 14 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị áp xe hậu môn vì đối tượng này hệ miễn dịch còn yếu. Tuy nhiên người lớn suy giảm hệ miễn dịch cũng là một đối tượng rất nguy cơ.
Em bé, trẻ sơ sinh hay những người già cũng là một đối tượng vô cùng dễ bị áp xe hậu môn, vì trẻ sơ sinh, người già sức đề kháng rất kém, khả năng chống lại vi khuẩn xấu yếu, dễ bị nhiễm khuẩn.
- Có can thiệp phẫu thuật tại hậu môn, trực tràng
Vì sao can thiệp phẫu thuật ở hậu môn lại dễ gây áp xe hậu môn? Khi thực hiện phẫu thuật, yếu tố về kỹ năng chuyên môn và vệ sinh sẽ rất quan trọng. Nếu không được thực hiện nghiêm ngặt, tay nghề bác sĩ kém, dụng cụ hành nghề không được khử khuẩn đúng tiêu chuẩn thì việc để lại di chứng sau phẫu thuật như xuất hiện các ổ áp xe là điều rất dễ xảy ra.
Không những thế, sau khi tiến hành phẫu thuật, cơ thể người bệnh bị tổn thương về cả mặt tế bào và mất máu nên cơ thể suy yếu hơn bình thường. Cần có thời gian bồi dưỡng để cơ thể khỏe mạnh trở lại, nhưng thời điểm cơ thể suy yếu này lại là thời cơ cho vi khuẩn hoành hành. Vì vậy, hậu phẫu sẽ là thời điểm vàng cho vi khuẩn chờ đợi tấn công cơ thể bạn.
- Do tác dụng không mong muốn sau khi sử dụng thuốc
Khi bệnh nhân bất khả kháng phải dùng một số thuốc có ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động, hay các tổ chức tại hậu môn sẽ gây nguy cơ bị áp xe hậu môn cao. Khi các tổ chức tế bào tại hậu môn bị ảnh hưởng thì dễ bị vi khuẩn tấn công nên dễ gây nhiễm khuẩn. Khi tình trạng viêm nhiễm này được phát hiện sớm và laoij bỏ thì sẽ giúp giảm nguy cơ bị áp xe hậu môn cho bệnh nhân.
Triệu chứng lâm sàng của áp xe hậu môn
Những triệu chứng lâm sàng cụ thể nào của bệnh để bạn có thể phát hiện được mình đang bị áp xe hậu môn?
- Tại hậu môn thấy có khối chắc, cứng
Xuất hiện khối chắc, cứng xung quanh vùng hậu môn chính là biểu hiện đầu tiên của của áp xe hậu môn. Các khối cứng ban đầu sẽ là sưng, xung huyết đỏ với mảng rộng và lớn dần. Nếu chú ý kỹ hơn ở những vùng xung huyết các bạn sẽ thấy có xuất hiện nốt mủ ở khoảng giữa, và càng về sau nốt mủ này sẽ lớn lên và nhìn rõ hơn.
Nếu các khối mủ này lớn đến một mức độ nhất định mà bạn vẫn không phát hiện ra để điều trị, nốt mủ có thể bị vỡ, rỉ dịch ra bên ngoài và có thể làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Dịch mủ có thể có màu trắng đục, hay vàng, mùi khó ngửi.
- Đau nhức ở vùng hậu môn
Đau nhức vốn là một triệu chứng rất điển hình khi chúng ta bị viêm nhiễm, và khi áp xe vùng hậu môn cũng vậy. Khi ổ áp xe nhẹ, đau nhức xuất hiện khi ta ấn vào nó, hay khi ta ngồi,… Nhưng đến khi ổ áp xe nặng hơn thì cảm giác đau nhức sẽ ở mức độ cao hơn, khi đi vệ sinh cảm giác đau nhức rất kinh khủng.
Đặc biệt nếu đến khi mà ổ áp xe bị vỡ ra thì sẽ cảm giác đau nhức sẽ rất khó chịu, nó tăng lên gấp nhiều lần so với bình thường.
- Ngứa, rát vùng hậu môn
Khi bị áp xe không chỉ đau nhức đơn thuần mỗi khi chạm vào nó, bạn còn có cảm giác ngứa, rát. Vì sao bạn lại có cảm giác ngứa, rát ở vùng hậu môn?
Vì áp xe sẽ có dịch mủ, dịch mủ có thể rỉ ra, và là do vi khuẩn tấn công nữa nên sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, rát.
- Thấy có dịch mủ rỉ ra
Dịch mủ trong các ổ áp xe là đặc trưng của áp xe, khi mủ trong ổ tích trữ ngày càng nhiều khiến bọc mủ căng ra và dẫn đến vỡ. Sau khi vỡ dịch mủ từ trong các ổ áp xe sẽ tràn ra bên ngoài. Do trong chất dịch này chứa lượng lớn vi khuẩn nên khi tiếp xúc với vùng da khác vi khuẩn sẽ tấn công gây viêm nhiễm lan rộng.
Viêm nhiễm chính ở xung quanh là do vi khuẩn chui vào lỗ chân lông và sinh sôi, phát triển ở đấy.
- Các triệu chứng lâm sàng toàn cơ thể
Khi bị viêm, biểu hiện của cơ thể sẽ là sốt, mức độ sốt nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào mức độ viêm tại cùng hậu môn nữa, và thường là sốt nhẹ.
Cơ thể suy nhược nên dẫn tới mệt mỏi, uể oải và không muốn làm việc. Đau nhức, khó chịu sẽ ảnh hưởng cả đến thần kinh làm cho người bệnh căng thẳng, stress.
Biến chứng của áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn sẽ không quá nguy hiểm nếu chúng ta điều trị kịp thời, loại bỏ hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị thì bệnh có thể đem đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.
- Đại tiện khó: Áp xe ở vùng hậu môn sẽ khiến người bệnh cảm giác đau khó chịu, đặc biệt khi đi đại tiện.
- Nhiễm trùng hậu môn: Các ổ áp xe rỉ dịch mủ ra xung quanh, lan ra các vùng lân cận gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu môn.
- Rò hậu môn: Khi bệnh tiến tới giai đoạn nặng, ổ áp xe vỡ, bưng mủ ra bên ngoài, các lỗ rò hình thành gây đau đớn, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này gọi là rò hậu môn.
- Viêm nang lông quanh vùng hậu môn: Mủ tại ổ áp xe là nguyên nhân gây ra viêm nang lông quanh hậu môn. Mủ rỉ ra xung quanh dẫn đến kích thích và tạo môi trường sống và phát triển cho vi khuẩn.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Đi ngoài ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân hiện tượng và cách chữa trị
Điều trị bệnh áp xe hậu môn như thế nào?
Điều trị bằng Tây y
Bệnh áp xe hậu môn có thể được loại bỏ dứt điểm bằng nhiều cách. Tuy nhiên khi phát hiện bệnh sớm thì việc điều trị sẽ diễn ra thuận lợi và đơn giản hơn là đợi đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị và không nên thực hiện các cách này tại nhà dù có để dụng cụ cần thiết.
- Cách điều trị thông thường dành cho trường hợp nhẹ:
Khi tình trạng của bệnh nhân ở thể nhẹ (mức độ nhẹ, mới bị), tiến hành hút dịch mủ trong ổ áp xe, loại bỏ toàn bộ mủ. Để quá trình diễn ra thuận lợi, giảm sự đau đớn cho bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ.
Sau khi loại bỏ hết dịch cần đưa gạc vào bên trong để dẫn lưu.
- Điều trị áp xe bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật HCPT:
Kỹ thuật HCPT là một phương pháp áp dụng khoa học công nghệ cao trong điều trị bệnh áp xe. Đây là kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật này dùng các đầu điện cực để tiếp cận ổ áp xe, thông qua ống kinh nội soi sẽ dọn bỏ hoàn toàn mủ trong ổ áp xe.
Sau khi loại bỏ mủ sẽ làm kín miệng ổ áp xe, sau đấy làm khô vùng tổn thương đấy lại để tránh tình trạng vi khuẩn quay trở lại tấn công vị trí đấy lần nữa.
Kỹ thuật HCPT được thực hiện phổ biến hiện nay để điều trị áp xe hậu môn. Kỹ thuật này được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao và đảm bảo tỷ lệ khỏi, không tái phát lại lần nữa của áp xe tại vùng đấy cao.
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Thuốc đông y là các bài thuốc sử dụng kết hợp các vị dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh. Khi sử dụng các bài thuốc đông y, hiệu quả trị bệnh sẽ chậm hơn một chút nhưng độ an toàn, hạn chế có tác dụng phụ cao hơn.
Tuy nhiên, bạn cần được khám và kê đơn thuốc rồi hãy sử dụng các bài thuốc đông y này. Vì làm như vậy các thầy thuốc sẽ dễ dàng theo dõi tình trạng tiến triển của ổ áp xe và xử lý kịp thời theo tình trạng bệnh.
Bài thuốc thứ nhất
Kết hợp Hoa hòe (15 gam), kinh giới tuệ (10 gam), chỉ xác (10 gam), hoàng bá (10 gam), trắc bá diệp (10 gam). Cho có dược liệu đã chuẩn bị vào nồi đun nước uống. Lưu ý đun sôi lâu đến khi còn khoảng hơn 1 bát, dùng uống 3 lần trong ngày là được. Cứ uống liên tục đúng liều kéo dài khoảng 3 tuần, ổ áp xe sẽ được loại bỏ.
Bài thuốc thứ hai
Kết hợp các vị dược liệu là sài hồ (8 gam), bạch truật (12 gam), trần bì (6 gam), thăng mai (10 gam), đẳng sâm (15 gam), đương quy (12 gam), hoàng kỳ (10 gam), chích cam thảo (5 gam).
Tương tự với bài thuốc 1, cho có dược liệu đã chuẩn bị vào nồi đun nước uống. Đun sôi lâu đến khi còn khoảng hơn 1 bát, dùng uống 3 lần trong ngày là được. Cứ uống liên tục đúng liều kéo dài khoảng 3 tuần, ổ áp xe sẽ được loại bỏ.
Kinh nghiệm chữa rò hậu môn
Điều trị áp xe tại nhà chỉ được áp dụng khi bệnh của bạn đang còn nhẹ, hay mới chớm bị thì hiệu quả sẽ tốt và an toàn. Có thể sử dụng một số phương pháp sau để hỗ trợ điều trị áp xe hậu môn tại nhà một cách đơn giản mà hiệu quả.
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn chỉ định của bác sĩ để sử dụng, uống thuốc đúng liều, đều đặn và uống hết liệu trình mới được dừng lại. Khi sử dụng thuốc nếu có các biểu hiện khác thường của cơ thể thì cần báo ngay với bác sĩ điều trị.
- Hạn chế tối đa việc tập thể dục mạnh, vận động mạnh, làm việc mạnh để không ảnh hưởng nhiều tới ổ áp xe hay vết mổ sau khi điều trị ổ áp xe
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, như vậy vừa giúp thanh lọc cơ thể, thải độc, vừa giúp làm mềm phân để quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn.
Điều trị áp xe hậu môn tại nhà
Bên cạnh việc điều trị áp xe hậu môn bằng bài thuốc Đông y hoặc phương pháp Y học hiện đại thì bạn cũng cần có thêm phương pháp hỗ trợ tại nhà để kết quả điều trị tốt hơn, nhanh chóng hồi phục như:
- Chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, bổ xung chất xơ, chất khoáng, vitamin (đặc biệt vitamin C).
- Có chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng để máu được lưu thông, cơ thể thoải mái, khỏe mạnh.
- Cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn đều đặn, có thể dùng nước ấm sạch, nước muỗi loãng sau khi đi vệ sinh (nhưng cần nhẹ nhàng để ổ áp xe không bị vỡ)
- Hạn chế ăn uống không lành mạnh, giảm ăn đồ cay nóng, đồ nếp, rượu,…
- Không quan hệ khi bạn đang trong tình trạng bị áp xe hậu môn, như vậy không những bạn có cảm giác rất đau đớn mà còn gây ảnh hưởng nguy cơ vỡ ổ áp xe và dễ khiến đối phương bị nhiễm khuẩn theo. Bởi vì ổ áp xe là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Áp xe hậu môn cần uống thuốc gì?
Đối với bệnh áp xe, khi viêm nhiễm ở hậu môn việc dùng thuốc chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn nhẹ, mới bị. Khi bệnh đã từ lâu ngày, trở nên nặng, chảy mủ ra ngoài nhiều thì cần can thiệp điều trị ngoại khoa (tức là dùng các kỹ thuật tác động trực tiếp vào ổ áp xe để điều trị).
Khi bệnh áp xe hậu môn nhẹ bạn có thể sử dụng các thuốc sau:
- Sử dụng thuốc Tây
Thuốc tây sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn hơn. Do áp xe hậu môn là hậu quả của quá trình viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Vì thế, bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, diệt khuẩn theo đơn của thầy thuốc hay bác sĩ để điều trị.
Cân nhắc trong việc sử dụng kháng sinh để giảm thiểu tối đa nguy cơ kháng kháng sinh cho bạn vì việc kháng kháng sinh sẽ để lại tác hại vô cùng to lớn cho hiện tại và sau này.
- Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng kết hợp các loại dược liệu, theo đúng tỷ lên kê đơn của thầy thuốc gồm Tỳ giải, xích linh, ý dĩ, xa tiền thảo, hoàng bá, trạch tả, xích dược, đan bì. Sau khi chuẩn bị lượng dược liệu tương ứng, đem nấu nước uống, uống đều đặn cho tới khi hết đơn thuốc.
Khi dùng bài thuốc đông y này sẽ giúp cơ thể thanh lọc độc tố, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ ổ viêm và khô lành ổ áp xe.
Chú ý: bạn nên dùng thuốc theo đơn kê của thầy thuốc để đáp ứng được liều lượng cần thiết và cho kết quả tốt nhất.
Xem thêm: [TOP] 15 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay [Bác Sĩ Khuyên Dùng]
Mổ áp xe hậu môn bao lâu thì khỏi?
Mổ áp xe hậu môn là phương pháp điều trị ngoại khoa khi mà ổ áp xe của bệnh nhân đã nặng và có kích thước lớn, nguy cơ biến chứng cao. Biện pháp này sẽ được bác sĩ chuyên khoa có tay nghề tiến hành, bạn tuyệt đối không được tự trích ổ áp xe tại nhà.
Trước khi tiến hành mổ, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, sẽ tiến hành các xét nghiệm liên quan trước rồi mới tiến hành phẫu thuật: như xét nghiệm huyết học, nước tiểu, nội soi,…
Không được tùy ý ăn uống, sử dụng các loại thuốc mà không được chỉ định bởi bác sĩ điều trị vì sẽ gây tăng nguy cơ gặp nguy hiểm cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Trong khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mủ trong ổ áp xe, vệ sinh sạch sẽ vùng này và khâu liền vết mổ lại. Quá trình mổ diễn ra an toàn khi bác sĩ thwucj hiện có tay nghề, có kinh nghiệm, cùng dụng cụ chuyên ngành được khử khuẩn đúng chuẩn và an toàn.
Sau khi ca phẫu thuật thành công, bạn cần chăm sóc vết thương một cách cẩn thận và thường xuyên, tránh để tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn, uống thuốc giảm đau theo đơn nếu cần.
Sau khi tiến hành mổ, chăm sóc vết thương đúng cách và bồi bổ thêm chất cho cơ thể hợp lý, sau khoảng hơn 1 tuần vết thương của bạn sẽ khỏi. Hãy tiếp tục chăm sóc bản thân thật tốt cùng với chăm sóc vết mổ đến khi khỏi hẳn nhé.
Áp xe ở hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Áp xe hậu môn của trẻ sơ sinh sẽ không đáng ngại nếu trẻ được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Bố mẹ không nên tự mua thuốc dùng, tự điều trị tại nhà cho trẻ sơ sinh. Vì, trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, sức đề kháng yếu nên sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
Triệu chứng lâm sàng gặp của trẻ sơ sinh biểu hiện khá rõ ràng. Bạn cần quan sát các thay đổi của cơ thể bé, can thiệp điều trị khi bệnh còn mới. Nếu bệnh trở nên nặng hơn thì cần can thiệp phẫu thuật theo quyết định của bác sĩ điều trị.
Áp xe hậu môn có tự vỡ không?
Áp xe hậu môn đôi khi sẽ bị nhầm lẫn với mụn nhọt thông thường, có thể tự khỏi trong vài ngày khiến cho người bệnh chủ quan, bỏ lơ qua mà không có ý định điều trị. Nếu để tình trạng bệnh diễn biến trong khoảng thời gian dài mà không điều trị vì ổ áp xe sẽ tự vỡ và gây nhiễm trùng nặng và rối loạn hoạt động các hệ cơ quan. Điều đó khiến bệnh trở nên phức tạp hơn và gây khó khăn trong công tác điều trị.
Hơn nữa, áp xe hậu môn là do vi khuẩn đã tích tụ và phát triển ở đấy rất lâu rồi, khi chúng đã tấn công, hủy hoai tế bào xung quanh thì sẽ ngày càng phát triển hơn. Vì thế, cần có biện pháp ngăn cản kịp thời trước khi quá muộn.
Áp xe hậu môn có lây không?
Những thắc mắc về vấn đề áp xe hậu môn có lây không được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia về lĩnh vực này cũng đã có những kết luận chính xác để giải đáp thắc mắc. Đây là căn bệnh không lây qua bất kỳ đường nào, bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác.
Dựa vào nguyên nhân của bệnh, bạn cũng có thể phần nào hiểu rõ hơn nguyên nhân và khả năng mắc áp xe hậu môn.
Chi phí mổ áp xe hậu môn
Chi phí mổ áp xe hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình khám chữa bệnh, vì thế không có một con số cụ thể nào để tổng kết cho vấn đề này.
- Địa chỉ phẫu thuật sẽ chi phối khá nhiều phần chi phí. Nếu bạn lựa chọn địa chỉ có tiếng về chất lượng và an toàn cao thì chi phí mổ cũng sẽ cao hơn những tuyến dưới, hay các phòng khám tư khác.
- Bác sĩ điều trị càng giỏi, có kinh nghiệm và mức độ hiểu biết chuyên môn cao thì mức phí điều trị cũng sẽ cao hơn những bác sĩ bình thường.
- Chi phí thăm khám và kiểm tra, xét nghiệm ban đầu sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí chữa trị. Khi bạn cần thực hiện càng nhiều xét nghiệm, kiểm tra thì chi phí cần trả sẽ càng tăng và ngược lại.
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại thời điểm điều trị cũng ảnh hưởng tới tổng chi phí. Tình trạng sức khỏe càng nghiêm trọng, cần áp dụng các biện pháp điều trị phức tạp thì chi phí sẽ tăng thêm.
- Lựa chọn phương pháp mổ áp xe rất quan trọng. Các phương pháp áp dụng khoa học càng tiên tiến thì mức phí sẽ càng đắt đỏ, ngược lại với các phương pháp thông thường chi phí sẽ thấp hơn.
- Cuối cùng là chi phí tái khám. Sau khi ca phẫu thuật thành công, việc tái khám là điều không thể bỏ qua của bệnh nhân. Chi phí này cũng được cộng gộp vào tổng chi phí phẫu thuật áp xe.
Hãy quan tâm hơn tới sức khỏe của mình, không nên chủ quan khi cơ thể có biểu hiện lạ. Nếu cần chúng tôi cung cấp thêm thông tin hay giải đáp thắc mắc gì, hãy liên hệ tới hotline của chúng tôi.