Bệnh Trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị tại nhà hiệu quả
Bệnh trĩ đang ngày trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt với những người làm công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng, người lái xe đường dài,… Căn bệnh vừa gây khó chịu vừa khó nói ra này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Vậy bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu bệnh trĩ, nguyên nhân bệnh trĩ, Biến chứng bệnh trĩ, Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ… Hãy cùng FEL giải đáp các thắc mắc này nhé.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý xảy ra khi có nhiều áp lực đè nén lên vùng ổ bụng khiến cho lượng máu đến tĩnh mạch hậu môn không lưu thông được hết, bị ứ đọng lại. Khi kéo dài tình trạng này sẽ khiến cho tĩnh mạch ngày càng giãn ra, phồng lên tạo thành các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Các áp lực xảy ra có thể đến từ việc rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một căn bệnh vô cùng phổ biến, tuy nhiên cũng có nhiều người không thể hiểu được tại sao người ta gọi là trĩ nội, tại sao lại là trĩ ngoại hay trĩ cấp độ 1, cấp độ 2 là gì. Thực chất bệnh trĩ được các chuyên gia phân thành nhiều loại để có thể đưa ra biện pháp điều trị cho từng loại đó.
Theo vị trí hình thành búi trĩ có thể phân loại bệnh trĩ thành 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại còn nếu theo sự tiến triển của búi trĩ có thể phân bệnh trĩ thành 4 cấp độ.
Xét tổng thể, nếu bạn có đôi chút tìm hiểu về căn bệnh này thì rất dễ để có thể nhận biết mình đang thuộc loại nào.
Bệnh trĩ nội
Như các bạn đã biết, nguyên nhân bị trĩ là do vùng mao mạch ở vùng hậu môn bị dãn, sa xuống làm nên các búi trĩ gây khó chịu cho người bị bệnh.
Trĩ nội là người có búi trĩ ở bên trong hậu môn, không lộ r ngoài, nếu để tình trạng nghiêm trọng lâu dần có thể bị sa đến mức lòi ra ngoài, khi đó nó sẽ không thể tự thụt vào trong như trước được nữa.
Các búi trĩ xuất phát từ phía trên đường hậu môn-trực tràng, nằm trong ống hậu môn. Các búi trĩ này sẽ sa ra ngoài hậu môn nếu để lâu ngày và không có khả năng tự thụt vào trong được.
Bệnh trĩ ngoại
Đây là căn bệnh mà người có búi trĩ mọc từ bên dưới của đường ngăn cách giữa hậu môn và trực tràng, khác với trĩ nội nằm trên. Nó sẽ có xu hướng phát triển thò ra bên ngoài, có thể gây đau cho bệnh nhân. Và nếu bạn bị mắc chứng bệnh này thì cũng có thể dễ dàng hơn trong việc cắt bỏ.
Phân độ của bệnh trĩ
Trĩ độ 1
Bệnh trĩ được chia từ cấp độ 1 đến cấp độ 4 với mức nặng tăng dần. Nếu bạn có búi trĩ chưa sa khỏi hậu môn, vẫn đang được nằm bên trong thì chứng tỏ bạn đang mắc trĩ cấp độ 1 đó. Nếu bạn phát hiện sớm được tình trạng bệnh tật của mình thì việc sẵn sàng để chữa trị là rất đơn giản. Vì thế bạn nên tìm hiểu ngay những dấu hiệu có thể bị bệnh trĩ để chữa trị kịp thời.
Trĩ độ 2
Đây là cấp độ nặng hơn cấp 1 một chút, bình thường búi trĩ vẫn nằm bên trong như cấp 1 nhưng khi bạn rặn ra lúc đại tiện thì nó có thể nhô ra bên ngoài 1 ít và búi trĩ của bạn sẽ tự co vào trong khi hoàn thành xong công việc. Chính vì thế mỗi lần đi đại tiện bạn nên theo dõi của mình nếu có những dấu hiệu nghi ngờ để được chữa trị kịp thời.
Trĩ độ 3
Không phải là đi đại tiện mới bị thò ra ngoài nữa mà búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng. Nó sẽ không thể tự co lại ngay mà bạn cần phải nghỉ một thời gian thì nó mới vào được hoặc có thể đẩy vào. Nếu bạn phát hiện mình mắc căn bệnh này đã ở cấp độ 3 thì mình khuyên bạn nên đi điều trị ngay trước khi nó nặng thêm.
Trĩ độ 4
Đây là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ, không phải mỗi lần hoạt động mạnh, đi cầu hau ngồi lâu nữa mà nó xuất hiện khá thường xuyên, bạn sẽ liên tục thấy có một búi trĩ nhô ra ở bên dưới của mình và cảm giác có thể là rất đau. Bạn không nên để cơ thể mình lâm vào cấp độ này bởi nó gây phiền toái cho bạn rất nhiều
Nguyên nhân của bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ. Tất cả những nguyên nhân làm gia tăng áp lực ở phần dưới trực tràng đều dẫn tới bệnh trĩ, có thể kể đến như:
- Do bạn đi đai tiện ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
- Do bạn ăn quá ít chất xơ gây nên táo bón.
- Do bạn lười vận động, làm các cơ không được tự nhiên.
- Do bạn bị táo bón mạn hoặc cả tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Người làm việc văn phòng, ngồi quá lâu một chỗ.
- Những người lao động nặng nhọc cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Mang thai khiến người mẹ luôn phải chịu đựng rất nhiều và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ ở phụ nữ.
- Béo phì không những làm tăng mỡ máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn mà nó cũng có thể gây nên trĩ
- Tuổi già khiến cho cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch bị mất độ đàn hồi, lỏng lẻo hơn.
- Một nguyên nhân nữa đó là quan hệ qua đường hậu môn.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là những dấu hiệu mà cơ thể gặp phải để chắc chắn rằng họ đã mắc bệnh trĩ. Có thể kể đến những dấu hiệu sau đây:
- Triệu chứng bệnh trĩ sớm nhất và hay gặp nhất chính là bị chảy máu khi đi đại tiện. Ban đầu có thể là một lượng máu nhỏ, sau này nặng hơn thì máu chảy thành giọt hay thành tia khi rặn nhiều, có thể chảy máu dù chỉ mới ngồi xổm.
- Nếu thi thoảng đột nhiên thấy ngứa ngáy ở vùng đó thì khả năng bị tric khá cao.
- Đôi khi bạn cảm thấy bị đau hoặc rát ở hậu môn thì rất có thể bạn đang bị trĩ
- Bạn hãy quan sát nếp gấp hậu môn, nếu thấy nó nhô lên thì bệnh trĩ đã hoành hành ở bạn rồi đó.
- Có cảm giác cộm, vướng ở vùng hậu môn, có thể có gì đó lồi ra ngoài.
Bạn cũng có thể đoán được bản thân mắc trĩ nội hay trĩ ngoại qua những dấu hiệu sau:
- Đối với trĩ ngoại, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng nếu hình thành cục máu đông trong búi trĩ ngoại. Ngoài ra cũng có thể cảm thấy một khối nhô lên ở quanh hậu môn cùng với cảm giác ngứa, rát.
- Đối với trĩ nội, bệnh nhân thường không thấy đau. Búi trí thường không thể cảm thấy hoặc nhìn thấy được, do đó bệnh nhân có thể biết được mình bị bệnh qua triệu chứng xuất huyết, ví dụ như nhìn thấy máu trên giấy vệ sinh hay nhỏ giọt trong bồn cầu. Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài, gọi là trĩ nội sa. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau, ngứa và rát. Không nên lau liên tục để giảm ngứa vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ như:
Tắc mạch
Do vùng mao mạch bị tổn thương dẫn đến tạo thành nhiều cục máu đông ở vùng hậu môn. Khi bị tắc mạch ở bệnh trĩ ngoại thì sẽ có màu xanh xuất hiện ở vùng quanh bối trĩ đó và rất đau rát nếu bị cọ sát. Khi bạn bị tắc mạch bên trong thì sẽ cứ có cảm giác ngứa ngứa, vướng vướng nhưng không hề sờ thấy có vật gì.
Sa nghẹt búi trĩ
Khi búi trĩ phát triển quá to, gây đau đớn cho bệnh nhân và không thể đại tiện được, có thể kèm thêm viêm nhiễm khi búi trĩ bị nứt.
Viêm nhiễm, hoại tử
Khi phân táo và cứng có thể cứa vào các búi trĩ gây nứt các búi trĩ này và gây ra chảy máu. Do đó hiện tượng viêm nhiễm, thậm chí hoại tử là hoàn toàn có thể xảy ra.
Thiếu máu, nhiễm trùng máu
Khi bị trĩ người bệnh thường xuyên bị chảy máu, do đó tình trạng thiếu máu là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra việc có vi khuẩn xâm nhập vào gây nguy cơ nhiễm trùng máu cao.
Những biến chứng này gây nguy hiểm cực kỳ nghiêm trọng cho người bị bệnh, do đó chúng ta không nên coi thường khi có những dấu hiệu mắc bệnh và cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Ngoài những tác động trước mắt dễ thấy như kể trên thì căn bệnh này còn mang đến khá nhiều phiền toái khác như có thể chức năng của hậu môn bạn có thể không còn được hoạt động bình thường, có thể lây lan ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm viêm nhiễm lên cả đường tình dục nếu bị nặng chính vì thế mà bạn ên cẩn trọng.
Có thể phân loại cách chữa bệnh trĩ thành 2 phương pháp chính là Tây y và Đông y, trong đó những biện pháp Đông y rất được ưa chuộng vì tính an toàn của nó.
Cách chữa bệnh trĩ bằng Tây Y
Phương pháp này chính là việc dùng thuốc để làm giảm triệu chứng nhanh chóng. Và cũng được nhiều người sử dụng hiện nay. Các nhóm thuốc trị bệnh trĩ có thể kể đến như sử dụng thuốc làm co mạch, giúp co búi trĩ kèm theo thuốc giảm đau như Trimebutin. Đặc biệt, để giảm biến trứng thì có thể sử dụng thuốc giảm viêm như Aspyrin. Ngoài ra biện pháp đặt thuốc cũng khá hiệu quả và thuốc bôi cũng như thế ví dụ như thuốc Calmol, Proctolog
Mặc dù thuốc Tây làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: sưng, mẩn ngứa, nổi mề đay, đau dạ dày,… vì vậy không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Còn rất nhiều loại thuốc giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả khác.
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định làm các can thiệp ngoại khoa như thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại. Việc thực hiện các can thiệp này mặc dù rất nhanh chóng nhưng sẽ gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Ngoài ra nguy cơ xuất huyết, viêm, nhiễm trùng máu cũng có thể xảy ra.
Trong trường hợp trĩ độ 3, độ 4, bệnh nhân có thể được chỉ định làm phẫu thuật cắt trĩ. Cách này tuy giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng hậu phẫu kèm nguy cơ tái phát cao.
Xem thêm: Cách sử dụng thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Đông y tại nhà
Việc chữa bệnh bằng phương pháp Đông y có một ưu điểm nổi bật là tính an toàn cao mà lại hiệu quả. Có rất nhiều bài thuốc cổ truyền đã được dùng để điều trị căn bệnh này.
Một số liệu pháp chữa bệnh trĩ dân gian mà bạn có thể tham khảo:
- Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: bạn có thể giã nát rau diếp cá rồi đắp vào vùng hậu môn, thực hiện mỗi ngày một lần để búi trĩ không bị sa xuống thêm, giảm nhẹ tình trạng bệnh.
- Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ: đu đủ có tính sát khuẩn cao, có thể giúp thu nhỏ búi trĩ. Do đó bạn có thể dùng đu đủ chín ăn hàng ngày.
- Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không: Nấu nước lá trầu không sau đó dùng xông khi nước nóng hoặc ngâm khi nước ấm, dùng tay rửa nhẹ nhàng. Lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, kháng nấm, làm mềm mao mạch, hạn chế sự viêm nhiễm.
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi: ngâm tỏi với rượu lấy tinh chất. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng bông thấm tinh chất này đắp vào hậu môn sẽ giúp teo nhỏ búi trĩ, giảm sưng đau hậu môn.
Dù bằng phương pháp nào thì bạn cũng nên nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi áp dụng các phương pháp dân gian.
Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Điển hình trong các loại thuốc chữa trị bệnh trĩ đó là Thuốc Daflon 500mg, trong sản phẩm này chứa những hoạt chất phục vụ cho công tác trợ tim thông qua tác dụng gia tăng sức khỏe đường tĩnh mạch, giảm độ căng giãn của tĩnh mạch. Từ đó người ta phát triển thành thuốc chữa bệnh trĩ.
Thuốc trị bệnh trĩ từ Việt Nam có thể kể đến Trĩ Linh Hoàn. Với tác dụng làm co búi trĩ, giúp cải thiện đường tiêu hóa, hạn chế táo bón, nhuận tràng từ đó giảm được đáng kể các cơn đau do búi trĩ gây ra. Đây là một loại thuốc được sản xuất từ những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, an toàn, hiệu quả. Ưu điểm của loại thuốc này là không làm cho búi trĩ quay trở lại.
Còn rất nhiều loại thuốc hiệu quả khác, bạn có thể xem tại đây: TOP 15 thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
Nên dùng viên đặt trĩ hay kem bôi?
Hiện nay có hai dạng điều trị trĩ trực tiếp tại hậu môn được dùng nhiều nhất đó là dạng viên đặt và kem bôi. Và rất nhiều người thắc mắc rằng nên dùng loại nào, viên đặt hay kem bôi hiệu quả hơn?
Thực chất ở cả hai dạng này hàm lượng cũng như cơ chế tác dụng đều như nhau, đều thông qua việc thẩm thấu hoạt chất thông qua mao mạch.
Việc sản xuất hai dạng nhằm phục vụ cho nhu cầu người sử dụng. Nếu bạn sử dụng viên đặt thì có thể sử dụng ít lần hơn so với thuốc bôi nhưng sẽ khó chịu hơn.
Bạn có thể lựa chọn một trong hai đều được.
Một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà khác
- Chườm 1 túi đá lạnh ở hậu môn để giảm sưng và đau.
- Mặc quần rộng rãi, thoáng mát sẽ tránh được các va chạm đến vùng bị trĩ, gây khó chịu
- Khi đi cầu không nên rặn quá mạnh bởi rất dễ chảy máu phần búi trĩ.
- Ngâm hậu môn trong bồn chứa nước muối, sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Bạn cũng có thể dùng thuốc làm mềm phân để không gây những tác động mạnh tới búi trĩ.
- Ăn thêm chất xơ, giảm ăn đồ cay nóng.
Tại sao mang thai lại dễ bị mắc bệnh trĩ
Với sự tăng trưởng về trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn trong tử cung dẫn đến những áp lực được gây ra nặng nề tới các mô cùng các cơ quan nội tạng của bà bầu.
Chính vì những áp lực đó đã khiến những dòng máu lưu thông trong động mạch, tĩnh mạch cũng như các mao mạch tại phần xương chậu của người mẹ vị giữ lại gây nên tổn thương.
Khi mang thai, các nội tiết tố cũng bị thay đổi từ đó làm các liên kết giữa các mô bị lỏng lẻo trong đó có thành tĩnh mạch. Hay có thể nói cách khác là nó bị suy yếu đi, khiến nó dần trở nên sưng lên, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.
Một nguyên nhân nữa đó là khi mang thai, người mẹ phải cung cấp một lượng oxi dồi dào cho trẻ, chính vì thế lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng hơn 40% so với khi không mang thai.
Mà tất cả lượng máu đó vẫn được vận chuyển thông qua hệ thống mao mạch, tĩnh mạch như thế dẫn đến các hệ thống mạch máu dễ tổn thương hơn.
Nếu bạn đã có tiền sử mặc bệnh trĩ, rất có thể sẽ bị trở lại hoặc nặng hơn khi mang thai.
Bà bầu, phụ nữ cho con bú có uống thuốc trĩ được không?
Việc bị bệnh trĩ khi mang thai là một mối lo ngại khá lớn đối với các bà mẹ vậy phụ nữ mang thai có uống thuốc trĩ được không?
Theo lời khuyên của một số chuyên gia, khi mang thai bạn không nên sử dụng các loại thuốc trĩ để điều trị đặc biệt là đối với các dạng thuốc uống. Bởi điều này rất dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên nếu người mẹ cần thiết phải chữa trị thì nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược dạng kem bôi hoặc thuốc đặt, bởi những sản phẩm loại này không gây nhiều tác dụng phụ. Hiện nay cũng đã có nhiều sản phẩm dành riêng cho bà bầu, bạn có thể lựa chọn.
Còn đối với phụ nữ cho con bú thì việc sử dụng thuốc điều trị sẽ ít gây tác dụng phụ tới trẻ hơn, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến cáo các bà mẹ nên cố chịu đựng chờ bé cai sữa rồi hãy chữa trị.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ được chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Đối với những người còn ở trĩ độ 1 và độ 2 thì vẫn còn ở mức nhẹ. Tuy nhiên, trên xã hội ngày nay vẫn còn rất nhiều người chủ quan với căn bệnh của mình, cho rằng nó sẽ tự khỏi mà không cần làm gì.
Nếu bạn không áp dụng việc ăn kiêng, chăm sóc sức khỏe tốt thì chỉ cần sau một thời gian ngắn, căn bệnh của bạn sẽ phát triển hơn rất nhiều và liệu pháp điều trị cũng sẽ phải phức tạp hơn. Vậy bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Theo các chuyên gia, nếu bạn đang ở trĩ độ 1 thì có thể làm giảm các triệu chứng thông qua việc ăn kiêng, ăn nhiều rau kết hợp với việc luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên vẫn nên sử dụng các phương pháp điều trị để nhanh khỏi và tối ưu hơn.
Còn về những cấp bậc tiếp theo chắc chắn bạn cần phải có một liệu pháp điều trị hợp lý thì búi trĩ mới có thể co lên được. Đặc biệt nếu bạn ở giai đoạn 3 và 4 thì cần phải phẫu thuật để cắt búi trĩ kết hợp với các thuốc điều trị trong thời gian dài.
Chữa bệnh trĩ ở đâu Hà Nội, TPHCM tốt nhất?
Có rất nhiều địa điểm có khả năng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả hiện nay, đặc biệt tại hai thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bạn có thể tìm đến những phòng khám riêng đã có uy tín từ lâu đời hoặc có thể đến trực tiếp bệnh viện nổi tiếng.
Căn bệnh này cũng khá phổ biến nên có rất nhiều chuyên gia tìm hiểu sâu về lĩnh vực này, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng khi chữa trị cùng các chuyên gia.
Bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Không chỉ có thể chữa trị bệnh trĩ bằng các thuốc đông y, tây y, các bài tập, phương pháp mà căn bệnh này cũng có thể được suy giảm nếu bạn tuân thủ đúng các thực đơn mà bác sĩ đưa ra. Việc ăn uống thế nào, ăn những gì ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng khỏi bệnh của người bị trĩ.
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là bổ sung nhiều nước, đủ nước cho cơ thể. Không chỉ đối với những người bị mắc bệnh trĩ mà còn áp dụng với những người bình thường.
Vì một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên nên nếu bạn có thể hạn chế được việc đó thì khả năng triệu chứng của bệnh trị suy giảm là rất cao. Bạn nên ăn nhiều rau xanh hơn, để cung cấp giàu chất xơ cho cơ thể, giúp đi đại tiện một cách dễ dàng.
Ngoài ra bạn nên ăn những thực phẩm nhiều sắt, bổ dưỡng cho hồng cầu, ăn nhiều trái cây cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng của trĩ, giảm đau vùng hậu môn.
Khi mắc bệnh trĩ, ngoài phải đối mặt với cơn đau do búi trĩ gây nên, người bị bệnh còn bị mất rất nhiều máu do liên tục chảy máu ở hậu môn. Nguyên nhân là búi trĩ thực chất là một búi mao mạch nên khi bị tổn thương rất dễ bị chảy máu.
Chính vì mất nhiều máu nên nếu bạn mắc phải chứng bệnh này, bạn cần phải ăn nhiều thức ăn có giàu sắt để bổ sung sản sinh hồng cầu. Điển hình trong các thực phẩm ràu sắt đó là các gan động vật ngoài ra bạn còn có thể bổ sung các loại thịt màu đỏ tươi hoặc một số loại ngũ cốc, hải sản.
Người bị trĩ nên kiêng gì?
Cũng xuất phát từ nguyên nhân táo bón, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây táo bón, khó đi ngoài như các đồ cay nóng. Các loại đồ chiên rán nhiều mỡ không nên bởi nó sẽ làm nóng trong người, rất dễ táo bón.
Ngoài những đồ cay nóng, bạn cũng nên hạn chế ăn các đồ ngọt, bánh ngọt thì triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giảm đi đáng kể.
Bạn nên hạn chế ăn mặn. Bởi nếu trong người có nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của cơ thể. Khả năng hút nước của cơ thể rất cao, từ đó sẽ hạn chế quá trình thải nước ra khỏi môi trường. Chính vì thế mà sẽ dẫn đến tình trạng đi đại tiện khô, táo bón, gây đau và cản trở rất lớn trong quá trình điều trị bệnh trĩ.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ
Việc phòng ngừa bệnh trĩ là rất quan trọng, đặc biệt với những người phải ngồi nhiều như dân văn phòng, người chạy xe đường dài. Để phòng ngừa bệnh bạn nên làm theo các phương pháp sau:
- Chế độ ăn hợp lý để tránh táo bón.
- Uống nhiều nước để làm mềm phân.
- Tránh ngồi lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, không nên lười biếng.
- Ngay khi có cảm giác mắc cầu cần đi ngay, không nên nhịn.
- Đi khám ngay khi nghi ngờ có vấn đề, không nên quá tự tin vào khả năng phán đoán.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết liên quan tới bệnh trĩ mà chúng tôi muốn gửi tới độc giả, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn và điều trị được căn bệnh của mình.
Bệnh Trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị tại nhà hiệu quả
[Đánh giá] Các thuốc thay thế Proctolog tốt nhất khi Proctolog bị thu hồi
Khó chịu, bứt rứt, đứng không được mà ngồi cũng chẳng xong, sợ hãi và đau đớn mỗi khi đi vệ sinh… là nỗi ám ảnh kéo dài của những bệnh nhân mắc trĩ. Sức khỏe, công việc, cuộc sống gia đình đều bị ảnh hưởng. Căn bệnh khó nói và tai quái này lại......
Th5
10+ Cách chữa bệnh trĩ ngoại, nội bằng dân gian tại nhà hiệu quả hiện nay
Như các bạn đã biết, bệnh trĩ là loại bệnh mà hiện nay rất thường gặp phải, khi mắc bệnh này, người bệnh luôn thấy ngứa ngáy, khó chịu, sinh hoạt khó khăn, bất tiện. Vì thế, để chữa trị dứt điểm căn bệnh “tác oai tác quái” trên, Sống Khỏe 24h xin được bày......
Th5
[TÌM HIỂU] Cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả mà an toàn
Theo thống kê của Hội tiêu hoá Việt Nam năm 2017 cho biết, khoảng 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ và tỉ lệ mắc bệnh trĩ đang ngày càng trẻ hóa. Chính vì tỉ lệ mắc bệnh trĩ đang ngày càng tăng nên càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề......
Th5
[GIẢI ĐÁP] Đi ngoài ra máu: Triệu chứng, nguyên nhân hiện tượng và cách chữa trị
Đi ngoài ra máu hiện đang là một trong những tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Nhiều người nghĩ rằng đây là một tình trạng bình thường nhưng bạn không nên chủ quan với triệu chứng này. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu......
Th5
[REVIEW] Thuốc Hemoclin Gel có nên dùng? Hướng dẫn cách bôi thuốc hiệu quả
Trĩ có thể xem là một căn bệnh phổ biến nhất nhì từ xưa đến nay. Tuy nó không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng lại có thể khiến cho người mắc phải ăn không ngon, ngủ không yên, đứng, ngồi, kể cả nằm cũng cảm thấy khó chịu. Nhiều......
Th5
[HƯỚNG DẪN] Cách chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản mà hiệu quả
Bất kỳ bệnh gì cũng ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống của chúng ta, đặc biệt đối với “bệnh trĩ” thật “kinh khủng” mỗi khi đi đại tiện hay ngồi làm gì đấy mỗi ngày bởi cái cảm giác đau, đau tới mức rùng mình. Từ xưa đến nay ông bà ta......
Th5
[HƯỚNG DẪN] Chữa bệnh trĩ bằng mật ong đơn giản mà hiệu quả cao
Mật ong từ xưa đến nay đã được biết đến như là một loại “thần dược” mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người bởi công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Mật ong giúp chăm sóc sắc đẹp giữ gìn tuổi thanh xuân thì có lẽ là ai cũng biết. Nhưng, ngoài......
Th5
[REVIEW] TPCN trị bệnh trĩ Trilado có tốt không? Cách sử dụng hiệu quả
Theo báo cáo của Hiệp hội Tiêu hóa Việt Nam thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta chiếm 55% dân số, trong đó 61% là bệnh nhân nữ. Và tỷ lệ này đang ngày càng trẻ hóa. Những người mắc bệnh trĩ thường mang tâm lý e ngại, coi bệnh này không nghiêm......
Th5
[TÌM HIỂU] Cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ có tác dụng không? Cách dùng
Cỏ mần trầu, bạn có thấy cái tên này xa lạ không? Nhưng khi nhìn thấy hình ảnh thực có nó, bạn sẽ nhận ra không hề xa lạ một chút nào. Cái tên có chút lạ lẫm nhưng hình ảnh lại vô cùng quen thuộc. Đây được mệnh danh là vị thuốc “quý nhưng......
Th5
[TÌM HIỂU] Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả
“Tôi đã sống chung với bệnh trĩ được 3 năm. Tôi thực sự cảm thấy ám ảnh mỗi khi đi vệ sinh. Do đặc thù công việc văn phòng nên tôi phải ngồi nhiều, điều đó khiến bệnh trĩ của tôi càng trầm trọng hơn. Không chỉ ám ảnh mỗi lần đi vệ sinh mà......
Th5