Khổ qua rừng là một trong những loại dược liệu quý có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng loài cây này không được nhiều người biết đến nên cũng không nhiều người biết được công dụng cũng như những lợi ích tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
Vậy cây khổ qua rừng có đặc điểm gì mà lại mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người như vậy? Hãy cùng Sống khỏe 24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Khổ qua rừng là gì?
Đặc điểm
Khổ qua rừng được biết đến với một số tên gọi khác như: Cẩm lệ chi, mướp đắng rừng, dây cứt quạ, lương qua. Là loài cây thuộc chi mướp đắng, họ bầu bí.
Đây là loài cây thân thảo, trên thân có nhiều tua cuốn để leo bám vào các vật thể khác. Vòng đời của một cây chỉ từ 5-6 tháng, sau một năm phát triển, cây sẽ chết và thế hệ khác sẽ tiếp nối và lan rộng.
Cây có lá mọc so le, chia thành nhiều thùy nhọn, mép lá không phẳng mà có nhiều răng cưa. Hoa đơn tính đực và cái màu trắng mọc trên cùng 1 cây. Hoa cái sau khi được thụ phấn thì phát triển thành quả hình thoi, thuôn dài, vỏ quả xù xì có nhiều đốm lồi lõm xen lẫn nhau, có vị đắng.
Phân bố
Khổ qua rừng có mặt tại nhiều nước trên thế giới nhưng nguồn gốc là từ một số quốc gia Châu Á, Châu Úc và Châu Phi như: Việt Nam, Australia, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Ở Việt Nam, Cây phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều ở các vùng như đồi núi, phổ biến nhất là các khu miền núi, rừng ở miền Nam.
Xem thêm: Cây Hương nhu trắng: Tên khoa học, đặc điểm thực vật, công dụng
Bộ phận dùng
Trong cây có chứa lượng dược chất dồi dào nên hầu hết các bộ phận đều được sử dụng làm thuốc. Các bộ phận có thể sử dụng làm thuốc là: thân, lá, quả.
Thu hái và sơ chế
Khổ qua rừng phát triển tốt vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nên bạn có thể thu hái loài cây này vào tất cả các thời điểm trong năm.
Cây có tác dụng tốt ở cả dạng tươi và dạng khô nên bạn có thể sử dụng ở cả hai dạng tùy sở thích. Tuy nhiên, khổ qua tươi thường không để được lâu nên nhiều người lựa chọn khổ qua khô để sử dụng được lâu dài và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển đến các nơi xa khác.
Khổ qua khô được tạo ra bằng cách sơ chế khổ qua tươi. Sau khi thu hái khổ qua tươi về thì thái thành từng lát mỏng, đem rửa sạch rồi phơi khô dưới vài nắng, bảo quản trong các túi nilon để ở nơi thoáng mát là có thể sử dụng lâu dài.
Cách trồng khổ qua rừng
Để có thể tự tay trồng khổ qua rừng, bạn cần chuẩn bị:
- Chậu hoặc thùng xốp để trồng.
- Đất tơi xốp, màu mỡ.
- Khay ươm hạt giống.
- Hạt giống
- Phân bón để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.
Khổ qua rừng không phải là một loại cây khó trồng. Để có thể trồng được loài cây này, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Ủ cho hạt nảy mầm
Pha một hỗn hợp nước ấm vừa phải rồi ngâm hạt giống vào trong phần nước đó. Sau 4-5 giờ thì vớt ra, dùng khăn ấm ủ hạt thành từng lớp mỏng. Sau 24 tiếng ủ, bạn bỏ khăn ra, rửa lớp nhờn ngoài vỏ đi rồi lại đem ủ trong khăn tương tự bước trên. Sau thời gian ủ từ 3-5 giờ, hạt bắt đầu nứt nanh. Khi nào thấy hạt nứt mầm thì mang đi gieo.
Bước 2: Gieo hạt
Hạt được gieo trong khay ươm đã chuẩn bị. Chỉ để hạt sâu khoảng 1cm dưới đất, không gieo quá nông hay quá sâu, phủ kín hạt để tránh tiếp xúc với ánh nắng. Tưới nước hằng ngày.
Bước 3: Trồng cây
Sau 20-22 ngày, hạt giống đã mọc thành cây con đủ lớn thì tiến hành trồng ra đất hay chậu để cây phát triển tiếp. Khi trồng ra chậu không nên trồng quá thưa hay quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Bước 4: Làm giàn leo
Vì đây là cây thân leo nên bạn cần làm giàn thì cây mới phát triển tốt được. Khi cây đạt chiều cao khoảng 25-30cm thì bắt đầu tiến hành làm giàn leo. Có thể sử dụng cột tre hay tấm lưới giăng lên để cây bám vào đó. Nên dùng dây buộc ngọn khổ qua vào giàn để cây leo đúng vị trí và không bị ngả xuống đất. Chỉ cần chăm sóc đầy đủ thì cây sẽ phát triển rất nhanh và có thể thu hoạch sau khoảng vài tháng.
Thành phần hóa học của mướp đắng rừng
Trong thân, lá và quả của cây mướp đắng rừng có rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó, nhiều thành phần có công dụng tốt đối với sức khỏe và chữa được nhiều bệnh cho con người.
Thành phần hóa học bao gồm: Một lượng lớn nước, lipid, nhiều chất xơ và carbohydrate, một lượng nhỏ chất béo no và chất béo không no, đa dạng các loại vitamin như vitamin A,B12,C,E,.. các nguyên tố cần thiết cho cơ thể như Canxi, Kẽm, Kali, Photpho, Magie,…
Bên cạnh những thành phần dầu dưỡng chất trên, mướp đắng rừng còn được công nhận chứa một số hoạt chất có tác dụng dược lý là Ankaloid, Charantins, Monocdicin, Peptide,..
Xem thêm: Cây Tràm: Công dụng, phân bố, đặc điểm sinh thái, phân loại
Tác dụng của khổ qua rừng
Trong Y học cổ truyền
Mướp đắng là loại cây mọc hoang trong rừng nhưng lại có tính mát và không chứa thành phần gây độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và còn giúp tiêu đờm.
Nếu bạn gặp phải các biểu hiện như say nắng, nổi mụn nhọt hay bị viêm nhiễm thì bạn cũng có thể sử dụng khổ qua rừng để làm giảm và hạn chế các tình trạng trên tiến triển nặng thêm.
Sử dụng khổ qua rừng một cách điều độ và hợp lý còn giúp giảm tình trạng căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái hơn, tâm trạng tốt lên và giảm stress.
Mướp đắng có tác dụng dưỡng và làm đẹp da rất tốt.
Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc sử dụng mướp đắng rừng để trị các bệnh như gan bị rối loạn hay bệnh lý, đau bụng, cảm lạnh dẫn tới bị viêm họng, lượng đường trong máu bị giảm,…
Trong Y học hiện đại
Khổ qua rừng có thể điều hòa và giúp huyết áp có thể giữ ở mức ổn định, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho người sử dụng.
Trong mướp đắng rừng, đặc biệt là trong phần nước cốt có một thành phần tương tự như một Alkaloid là một hoạt chất làm tăng quá trình nuốt của thực bào và giúp thực bào có thể tóm bắt và tiêu nuốt tốt hơn.
Làm kích hoạt một số enzym trong cơ thể, các enzym này chủ yếu có tác dụng vận chuyển lượng glucose dư thừa trong máu tới các tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Do đó, nó có tác dụng nổi bật là làm giảm và giữ chỉ số đường huyết luôn ở mức cân bằng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trong thảo dược có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, là loại vitamin cần thiết cho cơ thể để tạo ra hàng rào miễn dịch tốt, hệ thống tế bào và hàng rào miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể hoạt động tốt có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư và các tế bào xấu một cách tốt hơn.
Các dưỡng chất và vitamin dồi dào trong loại quả này còn giúp cho quá trình thải độc cho gan được hiệu quả và triệt để hơn, các chất độc hại sau đó nhanh chóng được thải ra ngoài môi trường, không còn bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Khổ qua rừng trị bệnh gì?
Khổ qua rừng mọc tự nhiên có dược tính cao hơn rất nhiều so với loại được trồng tại nhà. Ngoài ra, vì có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên loài cây này hoàn toàn không chứa phân bón hay các chất hóa học độc hại. Đây là loại cây quý được dân gian sử dụng làm vị thuốc từ lâu đời nhưng không phải ai cũng có thể biết hết được những tác dụng trị bệnh mà nó mang lại.
Hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tim mạch
Trong thành phần của khổ qua rừng có nhiều hoạt chất có tác dụng ổn định huyết áp, giảm tình trạng mỡ máu cao, hạn chế sự phát triển quá mức của các gốc tự do trong cơ thể nên rất tốt cho hệ tim mạch.
Người mắc các bệnh về tim mạch nên sử dụng khổ qua rừng hàng ngày bằng cách chế biến thành các món ăn khác nhau hay nấu thành trà để uống.
Khổ qua rừng tốt cho người bị viêm gan B,C
Theo Y học cổ truyền, khổ qua rừng là loại cây có tính mát, có vị đắng, không có tính độc nên sử dụng rất tốt cho cơ thể nhất là với gan bởi nó có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể. Sử dụng loại cây này thường xuyên và liều lượng vừa đủ sẽ giúp gan làm việc tốt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp cho men gan luôn ở mức ổn định, hạn chế các bệnh về gan, đặc biệt, làm kìm hãm sự phát triển và nhân lên của các loại virus viêm gan B, C.
Hầu hết những người bị bệnh gan đều có thể sử dụng loại dược liệu này một cách thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn là người bị men gan thấp thì không nên sử dụng khổ qua rừng vì có thể làm tình trạng trầm trọng thêm.
Khổ qua rừng tốt cho người bị Gout
Khi một người bị tích tụ trong cơ thể một lượng acid uric quá lớn mà không đào thải ra ngoài được thì sẽ mắc phải bệnh Gout. Căn bệnh này gây ra nhiều sự đau đớn và bất tiện trong việc đi lại cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Có nhiều cách để chữa cũng như làm giảm tình trạng bệnh tái diễn và nặng thêm, một trong số các cách đó chính là sử dụng khổ qua rừng. Các hoạt chất có trong mướp đắng có tác dụng làm tiêu giảm lượng acid uric tích tụ lâu ngày trong cơ thể, vì thế, sử dụng mướp đắng vừa có tác dụng ngăn ngừa vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout vô cùng hiệu quả.
Khổ qua rừng trị bệnh tiểu đường
Trên thế giới đã đưa ra nhiều nghiên cứu về tác dụng của khổ qua rừng trong điều trị bệnh tiểu đường. Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả khả quan cho thấy rằng tác dụng của khổ qua trong điều trị bệnh tiểu đường là rất hiệu quả.
Lượng protein dồi dào có trong khổ qua có tác dụng thúc đẩy cơ thể phân giải lượng đường dư thừa, đồng thời chuyển hóa lượng đường này thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Người bị bệnh tiểu đường nếu sử dụng khổ qua rừng thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu và giữ chúng ở mức ổn định.
Dây khổ qua rừng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp là rất cần thiết. Khổ qua rừng là một loại thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, giúp huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định nên người bệnh cao huyết áp có thể sử dụng chúng để làm ổn định huyết áp.
Vì có tác dụng hạ huyết áp nên khổ qua không khuyến cáo sử dụng cho người bị huyết áp thấp.
Khổ qua rừng tốt cho người bị mỡ máu cao
Như đã biết về công dụng của khổ qua rừng đối với người bị tiểu đường, tác dụng mà nó mang lại đó là làm hạ và giữ ổn định lượng đường trong máu, giúp chuyển hóa mỡ thừa thành dạng năng lượng cho con người hoạt động. Với tác dụng chuyển hóa mỡ hiệu quả, loại dược liệu này có thể sử dụng cho người bị mỡ máu có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm, làm ổn định và hạn chế lượng mỡ trong máu tăng quá cao.
Điều trị gan nhiễm mỡ
Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ men gan, khổ qua rừng không chỉ tốt cho người bị viêm gan B, C mà còn sử dụng tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Khi sử dụng loại dược liệu này thường xuyên, tình trạng gan của bạn sẽ được cải thiện, lượng mỡ tích tụ trong gan cũng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Vị đắng của khổ qua rừng được cho là có nguồn gốc từ loại hoạt chất là vitamin B17 là một loại hoạt chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển và nhân lên của các tế bào xấu này.
Ngoài ra, lượng vitamin C có trong loại cây này có khả năng củng cố và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể hoạt động và đề kháng hiệu quả hơn, nâng cao khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Cách làm đơn giản nhất là sử dụng nước ép khổ qua rừng nguyên chất sẽ giúp ức chế và ngăn các tế bào ung thư có cơ hội phát triển và lan rộng.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Hoạt chất Charantin có trong trái khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol và Triglycerides trong cơ thể. Bên cạnh đó, hạt chất này còn có tác động làm cho các mảng xơ vữa bám trong các mạch máu tan ra, làm giảm nguy cơ bị các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến do mạch máu bị tắc.
Trị chứng mất ngủ
Với những người mắc phải chứng mất ngủ hay ngủ không ngon, giải pháp chính là sử dụng một cốc trà khổ qua nóng trước khi đi ngủ. Với thành phần hoạt chất có tác dụng cải thiện giấc ngủ, bạn sẽ không còn đau đầu với tình trạng này nữa.
Khổ qua rừng tốt cho người bị béo phì
Khổ qua rừng có thể ổn định lại lượng mỡ máu trong cơ thể, giữ đường huyết luôn ở mức ổn định, an toàn nên đây cũng là một lựa chọn hữu hiệu cho những người béo phì. Bởi vì người bị béo phì có nguy cơ rất cao mắc phải các bệnh như tiểu đường, mỡ máu hay xơ vữa động mạch,… Cách làm đơn giản nhất là đưa khổ qua vào thực đơn hằng ngày, vừa giúp lấy lại vóc dáng khỏe đẹp, vừa giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Công dụng của khổ qua rừng trong làm đẹp
Lá khổ qua rừng giúp trị mụn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, các nguyên nhân chủ yếu thường là do nóng trong, thức khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu,… làm cho gan bị tổn thương nên hình thành mụn.
Theo y học, khổ qua rừng là một loại thảo dược có vị đắng, tính hàn, làm mát gan và thành nhiệt giải độc rất tốt. Sử dụng lá của loại cây này giúp đào thải lượng độc tố trong gan và cơ thể nên tình trạng mụn cũng được cải thiện và biến mất.
Bên cạnh đó, với đặc tính kháng viêm nên nó giúp làm lành các vết viêm mụn nhanh chóng, không gây tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn.
Khổ qua rừng giúp giảm cân
Mướp đắng rừng dùng làm trà hay nước ép sẽ mang đến công dụng giảm cân hiệu quả bởi vì:
- Với khả năng thanh trừ lượng mỡ dư thừa, mướp đắng rừng có thể hấp thụ từ 10-60% lượng đường và mỡ dư thừa trong cơ thể bạn. Lượng đường và mỡ sau đó nhanh chóng được đào thải ra bên ngoài cơ thể nên bạn có thể giảm cân một cách hiệu quả.
- Trong khổ qua rừng có nhiều chất xơ và các loại vitamin nên thích hợp sử dụng làm thực phẩm giảm cân.
- Lượng calo trong mướp đắng rừng rất ít lại nhiều chất xơ nên có tác dụng tiêu mỡ thừa rất tốt.
- Trung hòa chất béo nên ngăn tích tụ mỡ thừa.
- Làm giảm cảm giác thèm ăn.
Khi sử dụng mướp đắng rừng để giảm cân, bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau: Dùng ép trực tiếp thành nước để uống hoặc pha thành trà để sử dụng hàng ngày.4
Tác dụng điều trị nám da
Với đặc tính có khả năng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan tốt nên khổ qua rừng có tác dụng làm đẹp và cải thiện làn da, kể cả làn da bị nám sạm, xỉn màu, lão hóa. Phụ nữ có nhiều vấn đề về da như nám sạm hay bị lão hóa sớm có thể sử dụng loại thảo mộc này thường xuyên và điều độ để cải thiện tình trạng này.
Trên đây là một số tác dụng tiêu biểu trong điều trị bệnh của khổ qua rừng. Ngoài các tác dụng trên thì loài cây này còn mang trong mình rất nhiều công dụng khác nên sử dụng một cách điều độ và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
Cách dùng khổ qua rừng trị bệnh
Khi đã biết được những công dụng của khổ qua rừng thì chắc hẳn bạn rất muốn biết cách chế biến chúng như thế nào để có thể làm giảm hay điều trị bệnh một cách tốt nhất đúng không.
Cách dùng khổ qua rừng trị tiểu đường
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 10g mướp đắng rừng khô. Sử dụng đơn giản bằng cách dùng kèm một lượng nhỏ trong mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng hạ và ổn định đường huyết. Loại dược liệu này thích hợp sử dụng cho những người bị đái tháo đường từ tuýp 2.
Dùng hạ nhiệt cơ thể
Cách làm: Chế biến như dùng khổ qua làm trà. Sau khi phơi khô khổ qua thì mỗi lần lấy một lượng nhỏ hãm với nước sôi và uống mỗi ngày khoảng 1 cốc là được. Nếu thấy đắng và khó uống quá thì có thể sử dụng chung với mật ong.
Trị rôm, mẩn ngứa
Khi thời tiết nắng nóng hay do cơ địa, bệnh rôm rất dễ xuất hiện gây khó chịu cho người bệnh.
Cách làm: Hái một nắm mướp đắng rừng (cả lá và thân) to, rửa sạch rồi mang nấu với khoảng 2 lít nước. Nước nấu xong để nguội, dùng tắm hàng ngày, sau vài ngày tình trạng rôm sảy sẽ hết và cải thiện đáng kể.
Dùng cho người bị côn trùng cắn
Cách làm: Nhai nát phần hạt của quả khổ qua rừng, lấy phần bã vừa nhai đắp vào phần bị sưng hay đau do côn trùng đốt, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.
Trị ho hay viêm họng
Cách làm: Nếu bị viêm họng, bạn có thể dùng hạt khổ qua của quả đã chín già, cho vào miệng nhai kỹ, uống thêm nước rồi cẩn thận uống phận nước xuống còn phần bã của hạt thì nhả ra ngoài. Nước của hạt khổ qua có tác dụng tốt trong các chứng viêm họng, sưng hay cổ họng bị kích thích.
Trị mụn
Cách làm: Với người bị tình trạng mụn bọc, mụn sưng hay mụn viêm thì bạn có thể lấy một vài lá mướp đắng rừng đốt cho cháy rồi nghiền ra như bột mịn. Đắp phận bột vừa chuẩn bị lên vùng da bị mụn. Các hoạt chất có trong cây sẽ giúp các nốt mụn giảm sưng viêm đáng kể.
Tiêu đờm
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 1 lạng mướp đắng rừng khô, nấu chúng với 1 lít nước, sử dụng để uống sau bữa ăn, sau vài ngày, tình trạng đờm và rát họng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Dùng cho người bị thấp khớp
Cách làm: Khổ qua sau khi thu hái thì thái lát và đem phơi khô, sử dụng hãm chè uống hàng ngày sẽ có tác dụng tốt đối với xương khớp, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp ngăn ngừa bệnh hình thành và phát triển.
Tắm lá khổ qua rừng
Mướp đắng rừng mang tới vô vàn công dụng. Vậy khi sử dụng mướp đắng rừng để tắm sẽ mang tới những công dụng gì? Sử dụng mướp đắng rừng để tắm mang lại nhiều hiệu quả như làm mát da, kháng viêm, mụn, làm sạch da an toàn, hạn chế tình trạng rôm sảy. Với các công dụng trên nên nước khổ qua rừng được nhiều phụ huynh lựa chọn làm nước tắm cho trẻ.
Cách nấu nước tắm khổ qua rừng dùng cho người lớn
Cách làm: Chuẩn bị khoảng 3-4 trái mướp đắng, thái lát và cho vào nồi nấu chúng với một lượng nước vừa đủ. Đến khi sôi một lúc thì đợi nước ấm vừa đủ, với bã mướp đắng ra rồi sử dụng nước đó để tắm.
Lưu ý trước khi tắm nước khổ qua cần tắm sạch với nước thường trước để đạt hiệu quả tốt hơn, khi tắm có thể kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút sẽ giúp tinh thần sảng khoái và dược liệu có khả năng thấm sâu.
Cách nấu nước khổ qua rừng tắm cho trẻ em
Trẻ em tắm nước mướp đắng rừng có thể làm tăng sức đề kháng, loại bỏ các vết rôm, ngứa trên cơ thể.
Cách làm: Mướp đắng rừng cần chọn những quả còn tươi, rửa sạch và ngâm vào dung dịch nước muối khoảng 15 phút. Sau đó, cắt nhỏ mướp đắng rừng, trộn cùng một nắm lá kinh giới và xay nhuyễn hỗn hợp trên. Lọc lấy phần nước trong, pha cùng một lượng nước ấm vừa đủ để tắm cho trẻ.
Khi tắm cần chú ý nhẹ nhàng vì làn da của trẻ rất non nớt và dễ bị tổn thương. Nếu trên cơ thể trẻ đã có sẵn các vết thương hở thì nên tắm bằng nước thường chứ không nên dùng nước khổ qua. Ngoài ra, cũng cần chọn những trái khổ qua có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ và không bị tẩm hóa chất.
Nước tắm khổ qua có thể tắm cho trẻ 2-3 lần mỗi tuần. Dùng nước khổ qua rừng để tắm mang đến rất nhiều tác dụng như giúp thư giãn, tinh thần sảng khoái, làm đẹp da, giảm các nốt mụn và tình trạng rôm sảy trên cơ thể.
Cách chế biến khổ qua rừng
Ngoài tác dụng trị bệnh thì khổ qua rừng cũng được người dân tận dụng để chế biến thành các món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Bộ phận thường được sử dụng là lá hay các đọt non của cây, ăn vào có tác dụng kích thích vị giác, có thể khiến bạn nhớ ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Lá và các ngọn non của mướp đắng rừng thường được hái về, sử dụng như các loại rau thông thường khác. Các món từ lá và ngọn mướp đắng rừng có thể làm là luộc, xào tỏi hay nấu canh đều cho các hương vị thơm ngon khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá và ngọn để nấu thịt viên hay một số món khác đều rất tuyệt vời.
Quả của cây mướp đắng rừng có vị rất đắng nhưng nếu bạn có thể ăn được thì sẽ thấy nó rất ngon. Các món ăn từ quả mướp đắng rừng có thể là: Quả sau khi rửa sạch, bỏ hạt thì thái nhỏ rồi đem xào với trứng hay với các loại rau củ khác đều được. Đặc biệt, món mướp đắng rừng xào trứng là món ăn được nhiều các cánh mày râu ưa thích.
Bên cạnh các món ăn trên, quả mướp đắng rừng cũng được dùng để hầm với xương hay hầm rau củ sẽ là một món ăn vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Các sản phẩm liên quan đến khổ qua rừng
Trà khổ qua rừng
Vì khổ qua rừng có vị khá đắng nên nếu ăn không quen thì bạn khó có thể ăn được các món ăn chế biến từ loài cây này. Tuy nhiên, vẫn còn một cách khác để bạn có thể tận hưởng được trọn vẹn mùi vị và tác dụng mà loài cây này mang lại đó chính là dùng nấu trà.
Cách làm này khá đơn giản, dễ làm, lại có thể tiết kiệm thời gian cho mọi người.
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 cân khổ qua rừng, đem đi rửa sạch.
- Bước 2: Đem thái khổ qua thành từng lát mỏng, có thể bỏ hạt hoặc thái cả hạt chung vào đều được.
- Bước 3: Dàn lượng khổ qua vừa thái lên một cái mâm hay một bề mặt sạch nào đó, đem phơi ngoài nắng cho khổ qua khô lại. Thường chỉ cần phơi từ 1 đến 2 nắng là được. Khi phơi, để tránh các loại côn trùng khác xâm nhập thì có thể sử dụng một tấm vải mỏng để đậy lại.
- Bước 4: Khổ qua đã phơi khô đem sao vàng lên đến khi nó có màu nâu đều là được. Để khổ qua khô rồi bảo quản trong một lọ kín, để ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần.
Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần lấy vài lát mướp đắng rừng hãm cùng nước nóng. Mỗi ngày dùng một lượng khoảng hai tách trà là được. Nếu bạn cảm thấy đắng và khó uống thì có thể thêm một ít đường phèn hoặc mật ong để uống chung.
Mặt nạ khổ qua rừng
Mọi người đa phần chỉ biết đến khổ qua rừng thông qua công dụng chữa bệnh và dùng làm món ăn. Tuy nhiên, ngoài các công dụng phổ biến trên thì khổ qua rừng còn được sử dụng làm mặt nạ. Có nhiều loại mặt nạ khổ qua rừng với các công dụng đặc hiệu khác nhau.
Mặt nạ trị mụn, dưỡng ẩm
Các hoạt chất trong trái mướp đắng rừng có tác dụng tốt trong trị mụn và cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.
Cách làm: Mướp đắng rừng tươi sau khi rửa sạch và bỏ vỏ thì đem cắt thành các lát mỏng để khi đắp có thể ôm sát vào da mặt. Sau khi chế biến xong, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh, sau từ 1-2 tiếng có thể lấy ra dùng làm mặt nạ.
Mướp đắng rừng lạnh giúp tinh thần bạn được thư giãn, tình trạng mụn cải thiện, se khít lỗ chân lông. Đặc biệt, sử dụng mặt nạ này thường xuyên, da bạn sẽ được cung cấp lượng ẩm cần thiết, không còn tình trạng da khô, nứt nẻ.
Mặt nạ làm sáng da
Sự kết hợp giữa mướp đắng rừng và lòng trắng trứng gà chính là công thức tuyệt vời giúp làm sáng da, giúp da đều màu
Cách làm: Chọn một trái khổ qua tươi, ngon đem rửa sạch rồi bỏ phần ruột. Phần thịt quả cắt thành từng lát nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay cùng với 2 lòng trắng trứng gà. Khi cả hai thành phần được xay nhuyễn và hòa trộn vào nhau thì ta có thể sử dụng hỗn hợp này để đắp lên mặt. Rửa mặt sạch với nước sau khoảng 15-30 phút.
Mặt nạ chống lão hóa
Cách làm: Chuẩn bị một trái khổ qua rừng tươi, đem đi rửa sạch, bỏ phần ruột, cắt thành từng lát nhỏ. Cho phần khổ qua vừa chuẩn bị vào máy xay sinh tố cùng với 1 nhánh nha đam và một muỗng nhỏ mật ong. Xay đều hỗn hợp trên, sử dụng đắp mặt sau khoảng 15 phút thì rửa sạch lại với nước.
Trong hỗn hợp mặt nạ trên chứa rất nhiều dưỡng chất như: Chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C,… không chỉ giúp nuôi dưỡng, tái tạo làn da mà còn có công dụng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, làm da sáng và đều màu.
Cao khổ qua rừng
Khổ qua rừng để bảo quản được trong một thời gian dài cần được qua quá trình chế biến. Có 3 cách chế biến thông dụng là cắt lát phơi khô, nghiền thành bột hoặc nấu thành cao. Cao khổ qua rừng được làm bằng cách nấu khổ qua tươi với nước trong ít nhất 8 tiếng. Trong quá trình nấu cần để lửa nhỏ, đảo đều tay mới có được một mẻ cao chất lượng.
Cao khổ qua mang lại một số công dụng nổi bật sau:
- Làm lành mụn, mờ thâm: Với công dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn nên cao khổ qua rừng giúp các nốt mụn nhanh chóng, không để lại sẹo thâm.
- Làm mịn da: Cao khổ qua cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da nên da trở lên mềm mại và mịn màng hơn.
- Se khít lỗ chân lông, da sẽ giảm dầu nhờn và giảm khô vì được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.
- Các nốt nám, tàn nhang được đẩy lên và biến mất sau khoảng 1 tháng sử dụng, giúp da sáng đều màu.
Bột khổ qua rừng
Ngoài dùng để nấu cao thì khổ qua rừng còn được chế biến bằng cách phơi khô và nghiền thành bột. Bột khổ qua rừng được sử dụng nhiều với công dụng làm đẹp dựa trên các thành phần dược chất và dưỡng chất dồi dào có trong trái khổ qua rừng, một số công dụng nổi bật như
- Giúp trị mụn hiệu quả.
- Làm da trắng sáng đều màu.
- Dưỡng ẩm, đẩy lùi lão hóa.
- Xóa mờ các đốm nâu trên da.
Cách sử dụng bột khổ qua rừng để làm đẹp rất đơn giản, bạn có thể dùng pha nước uống hay kết hợp cùng một số nguyên liệu khác để đắp mặt nạ sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trà khổ qua rừng Maruda
Trà khổ qua rừng là loại trà được biết đến với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không có chất bảo quản. Trong trà có chứa thành phần là 80% khổ qua rừng, 20% cỏ ngọt Stevia. Tất cả các nguyên liệu đều trải qua quá trình trồng trọt, chăm sóc và chế biến nghiêm ngặt, đảm bảo giữ được nhiều dược chất nhất.
Với sự kết hợp giữa khổ qua rừng và cỏ ngọt Stevia nên trà khổ qua rừng Maruda mang tới một số công dụng sau:
- Ổn định đường huyết: Trong trái khổ qua có chứa một hoạt chất có tên gọi là Charantin. Hoạt chất này qua nhiều quá trình nghiên cứu đã được chứng minh là có công dụng hạ đường huyết, giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, trong mướp đắng còn có nhiều thành phần có thể tăng hoạt động của tuyến tụy, giúp kích thích sản xuất Insulin. Bệnh tiểu đường được kiểm soát và giữ ở trạng thái ổn định.
- Hỗ trợ hạ mỡ máu: Bản thân trái khổ qua rừng có tác dụng rất tốt trong việc hạ mỡ máu. Công dụng này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
- Ổn định huyết áp cho người bị bệnh về tim mạch: Khổ qua rừng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do nên ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và ổn định huyết áp cho người bệnh.
- Hạ men gan, thanh lọc cơ thể: Công dụng này cũng xuất phát từ những thành phần hoạt chất có trong trái khổ qua rừng.
- Giảm cân: Thông qua việc ngăn ngừa hấp thu đường vào cơ thể, từ đó làm giảm lượng mỡ thừa nên có tác dụng giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, cỏ ngọt Stevia với vị ngọt tự nhiên nên có thể dùng thay thế cho đường, giúp giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Đây là một loại thức uống cực kỳ hiệu quả cho người tiểu đường.
- Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh cho người bị Gout: Khổ qua rừng có tác dụng giảm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể. Lượng acid uric tích tụ chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout. Sử dụng sản phẩm thường xuyên, tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện.
- Tạo giấc ngủ ngon, cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng, stress.
Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?
Như đã biết, khổ qua rừng là loại thực phẩm mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho con người. Bởi vậy nước uống từ khổ qua rừng được rất nhiều người ưa chuộng, lựa chọn làm đồ giải khát có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sử dụng hợp lí hoặc lạm dụng quá mức thì nó gây ra phản tác dụng, đặc biệt đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ nhỏ, người hay tụt huyết áp,…
Ngoài ra, uống quá nhiều nước khổ qua rừng còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lí về đường tiêu hóa, gây buồn nôn, tiêu chảy
Lưu ý khi sử dụng mướp đắng rừng
Người bệnh cần tìm hiểu kĩ về công dụng, cách dùng và liều dùng để việc hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất và cần lưu ý một số điều sau:
- Mướp đắng rừng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với một số đối tượng như phụ nữ có thai và cho con bú, người bị tụt huyết áp,… nên cần thận trọng khi sử dụng.
- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà khổ qua rừng có các liều lượng sử dụng khác nhau, bạn có thể dùng để uống, nấu ăn hay nấu thành nước tắm đều được.
- Về lượng dùng an toàn thì vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu cụ thể nhưng bạn không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Những người không thể dùng được khổ qua tươi và nguyên chất thì có thể sử dụng các dạng điều chế nhưng hàm lượng dược chất thường không được như ban đầu và tỷ lệ mua phải hàng kém chất lượng rất cao nên bạn cần thận trọng.
Tác dụng phụ của khổ qua rừng
Với công dụng nêu trên thì nhiều người lạm dụng, sử dụng nhiều quá mức với mong muốn rằng tác dụng mà nó mang lại sẽ ngày càng cao. Tuy nhiên, sử dụng khổ qua rừng không đúng cách và lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ sinh ra các vấn đề làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Điển hình là một số tác hại sau đây:
Không tốt cho sữa mẹ
Khổ qua rừng thường có nguồn gốc từ những nơi rừng núi hoang dại, các khu vực đó hay có tình trạng bị nhiễm các kim loại nặng. Các kim loại nặng thường có độc tính nhưng với hàm lượng ít nên nó thường không gây ảnh hưởng đến người lớn nếu người đó chỉ sử dụng trong thời gian ngắn.
Với những ảnh hưởng trên, khi bà mẹ sử dụng khổ qua rừng thì một lượng nhỏ hàm lượng các kim loại nặng cùng đọc tính nhẹ từ khổ qua rừng có thể ngấm vào sữa mẹ, từ đó truyền sang cho bé, gây ra các ảnh hưởng không tốt.
Nếu người mẹ chỉ sử dụng khổ qua rừng với hàm lượng vừa phải thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều và cần có sự tham khảo của bác sĩ chuyên khoa.
Gây sảy thai
Tác dụng phụ này là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất mà loài cây này gây ra. Lạm dụng khổ qua rừng có thể khiến cho thai phụ có nguy cơ cao bị sảy thai bởi thành phần trong loài cây này có khả năng gây kích thích tử cung.
Ảnh hưởng ở mức độ nhẹ có thể là gây ra một số tác dụng như gây khó chịu hay đau bụng. Nhưng khi thai phụ sử dụng với liều lượng cao và trong thời gian dài thì có thể gây ra các tác động nghiêm trọng là gây kích thích tử cung mạnh và gây sảy thai hoặc sinh non.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Nếu sử dụng với liều lượng vừa phải và hợp lý thì loài cây này có thể mang lại các tác dụng tốt cho đường tiêu hoá như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hiệu quả hơn như tăng tiết men tiêu hóa.
Nhưng nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều thì tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại. Đường tiêu hóa bị tác động, ảnh hưởng, gây ra các chứng như tiêu chảy, kiết lỵ, và có thể gây một số bệnh ở dạ dày.
Gây hạ đường huyết quá mức
Ăn hay sử dụng quá nhiều khổ qua rừng có thể làm cho hàm lượng đường trong máu giảm đột ngột, làm cho huyết áp hạ xuống dưới ngưỡng bình thường. Thường gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, đau đầu vì thế loại dược liệu này thường không được khuyến cáo dùng cho người bị huyết áp thấp. Đây cũng là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nên mọi người cần lưu ý khi sử dụng.
Ảnh hưởng đến phụ nữ sau sinh
Trong khổ qua rừng có một thành phần đặc biệt là Vicine, thành phần này đối với một số đối tượng, nhất là những đối tượng nhạy cảm có thể gây ra một số hội chứng cấp tính, các hội chứng cấp tính điển hình có thể gặp là đau đầu, đau vùng thắt lưng hay thậm chí là hôn mê.
Phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ mắc phải các hội chứng cấp tính trên bởi sau sinh, thể lực của phụ nữ thường rất yếu và cơ địa rất nhạy cảm, hệ miễn dịch bị suy yếu và chưa được phục hồi. Vì thế, đối tượng này nên hạn chế sử dụng khổ qua rừng để tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Khổ qua rừng bán ở đâu?
Khổ qua rừng hiện không còn là loại dược liệu hiếm gặp và khó tìm như trước nữa nên việc mua khổ qua rừng cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể mua trực tiếp khổ qua rừng tươi ở những vùng đồi núi, mang về sử dụng tươi sẽ có tác dụng rất tốt, nếu không bạn cũng có thể thái lát và phơi khô để sử dụng được lâu dài.
Còn nếu bạn sử dụng khổ qua để làm món ăn thì có thể tìm mua ở một số chợ hay siêu thị lớn cũng có thể có. Khổ qua rừng khô hiện cũng được bán phổ biến nhưng bạn cần tìm hiểu kĩ và mua ở những địa chỉ uy tín để tránh tình trạng hàng kém chất lượng, mất vệ sinh.
Khổ qua rừng giá bao nhiêu?
Với những công dụng và lợi ích mà khổ qua rừng đem lại thì nó có mức giá khá cao trên thị trường hiện nay. 1kg khổ qua rừng có giá khoảng 400.000 đồng, giá có thể dao động một chút tùy từng nơi bán.
Các dạng khổ qua rừng cũng rất phong phú như loại gồm có thân và lá, loại nguyên quả hay loại thái lát,…nên giá thành cũng có nhiều sự khác nhau.
Các công dụng của cây khổ qua rừng được đề cặp bên trên không phải mới được tìm ra mà đã có và được áp dụng từ lâu đời nên hiệu quả của nó là không thể chối cãi. Đây là một loại thực phẩm vừa an toàn, vừa mang lại nhiều hiệu quả nên bạn có thể sử dụng nó để hỗ trợ điều trị cho các chứng bệnh của mình.
Tuy nhiên, cần sử dụng một cách thông minh và tỉnh táo để hiệu quả đạt được cao nhất và không gặp phải tác dụng phụ.