[Chia sẻ] Phương pháp dùng rau mồng tơi trị bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ở Việt Nam ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Nguyên nhân bị bệnh trĩ của mỗi người cũng khác nhau, có người bị táo bón lâu ngày dẫn đến trĩ. Có người do thói quen ăn uống không đảm bảo đầy đủ chất xơ, uống ít nước hoặc cũng có thể do ít vận động, ngồi nhiều,… Dù là từ bất kể một nguyên nhân gì thì bệnh trĩ cũng là một căn bệnh khiến cho người bệnh rất khó chịu. Vì lý do này nên hôm nay Sống khỏe 24h sẽ giới thiệu cho tất cả bạn đọc một phương thức chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, đó là sử dụng rau mồng tơi trị bệnh trĩ.

Tác dụng của rau mồng tơi trong điều trị bệnh trĩ

Tác dụng của rau mồng tơi trong điều trị bệnh trĩ
Tác dụng của rau mồng tơi trong điều trị bệnh trĩ

Rau mồng tơi thuộc loại dây leo quấn, khi bẻ ra thấy hơi nhớt và thân cây khá mập mạp, là cây sống một hoặc nhiều năm. Cây mồng tơi lớn lên rất nhanh, dây leo quấn của cây thậm chí có thể dài đến 10m. Đây cũng được coi là một loại thực phẩm quen thuộc với tất cả mọi người và có thể được tìm thấy ở các góc trong vườn nhà ở nông thôn hoặc bạn cũng có thể mua với giá thành rất rẻ.

Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể gieo trồng loại rau này rất đơn giản là bằng hạt. Ngoài việc được sử dụng để chế biến ra những món ăn thơm ngon, dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng thì theo đông y rau mồng tơi còn có công dụng trong việc chữa bệnh.

Vì thế, trong các phương thuốc được lưu truyền trong dân gian rau mồng tơi còn được dùng để giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và một số bệnh viêm nhiễm khác.

Trong Đông y, rau mồng tơi được coi như một vị thuốc có tính mát, vị ngọt
Trong Đông y, rau mồng tơi được coi như một vị thuốc có tính mát, vị ngọt

Trong Đông y, rau mồng tơi được coi như một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, không mang chất độc và có tác dụng thanh nhiệt thải độc, giúp đào thải các nội độc tố trong cơ thể và các nguyên nhân gây bệnh khác.

Không chỉ vậy, do mang trong mình tính mát và một số chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể mà loại dược liệu này còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng, đẩy nhanh quá trình làm liền các vết thương hở.

Đồng thời nó còn giúp bệnh nhân thông tiểu, đi ngoài dễ dàng hơn, làm sạch đường trực tràng – hậu môn, ngăn ngừa và điều trị các bệnh do nóng trong gây ra như: mụn nhọt, rôm sẩy.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn giúp điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ. Các triệu chứng đó là: đau rát, sưng đỏ, ngứa ngáy theo từng mức độ khác nhau, trong khi đi đại tiện thấy chảy máu, kích thích gây ngứa vùng hậu môn, khó chịu, sưng nóng đỏ quanh vùng hậu môn,…

Nền y học khoa học hiện đại và tiên tiến đã chứng minh rằng, trong lá mồng tơi có chứa những hoạt chất rất phù hợp dùng để điều trị cho những bệnh nhân đang bị bệnh trĩ. Những bệnh nhân thậm chí có thể dùng lá mồng tơi để dùng mỗi ngày để khắc phục tình trạng bệnh lý mà không cần lo lắng sẽ ngộ độc hoặc xảy ra tác dụng phụ khi dùng thường xuyên như các loại thảo dược khác.

Trong rau mồng tơi có chứa một lượng lớn chất xơ, đây là chất có khả năng phòng ngừa và chữa trị tình trạng táo bón – nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ và giúp nó ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu đi.

Không chỉ như thế mà các chuyên gia dinh dưỡng còn tìm thấy chất sắt với hàm lượng lớn tồn tại bên trong rau mồng tơi. Đây là một loại dưỡng chất vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất máu của cơ thể nên nó cũng rất tốt cho việc điều trị bệnh trĩ do họ có thể bị đại tiện ra máu dẫn tới thiếu máu.

Thành phần vitamin B3 có trong rau mồng tơi sẽ tác dụng và các biểu hiện sưng nóng đỏ, viêm gây khó chịu do bệnh tình trạng nứt hậu môn gây ra. Cũng nhờ vào những thành phần trên mà hiện tượng táo bón cũng giảm đi rõ rệt do đó giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ tái phát.

XEM THÊM: [Bật mí] Lá Lốt trị bệnh trĩ có hiệu quả như lời đồn hay không?

Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi hiệu quả tại nhà
Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi hiệu quả tại nhà

Đắp trực tiếp rau mồng tơi vào hậu môn

Việc sử dụng rau mồng tơi để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn đang bị sưng, viêm, nóng đỏ có tác dụng giúp ngăn máu tiếp tục chảy, hạn chế các triệu chứng của bệnh trĩ như: đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g rau mồng tơi
  • Muối hạt

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn phải rửa sạch từng lá của rau mồng tơi.
  • Cho tất cả lá mồng tơi đã được rửa sạch vào ngâm với nước muối pha loãng nhằm mục đích là loại bỏ hết bụi bẩn , vi khuẩn và giun sán.
  • Sau khi ngâm khoảng 15-20 phút thì vớt lá mồng tơi ra, rửa lại là mồng tơi với nước sạch và để cho ráo nước.
  • Sau khi cảm thấy nước đã ráo rồi thì cho lá mồng tơi vào cối (Lưu ý là phải dùng cối đã rửa sạch) để giã nát lá mồng tơi ra, sau đó cho thêm một ít muối vào trong cối rồi trộn đều hỗn hợp với nhau.
  • Sau khi đã vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và lau khô nước đi thì lấy hỗn hợp đã được rã nhuyễn ở bước trên đắp lên vùng hậu môn đang bị sưng, viêm( Lưu ý: Nên thực hiện sau khi đã đi đại tiện rồi).
  • Dùng băng gạc để cố định qua đêm, việc làm này giúp các dưỡng chất có trong hỗn hợp có đủ thời gian để thấm sâu và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Đắp trực tiếp rau mồng tơi vào hậu môn
Đắp trực tiếp rau mồng tơi vào hậu môn

Với phương pháp chữa bệnh này thì bệnh nhân có thể thực hiện thường xuyên dễ dàng, lời khuyên là nên dùng mỗi ngày, thời điểm thích hợp nhất là vào buổi tối.

Trong quá trình thực hiện thì sau khi đắp lá mồng tơi lên hậu môn thì nên hạn chế đi lại khi để tránh bã thuốc rơi xuống, gây khó chịu cho bệnh nhân và có thể dây vào các đồ vật, dụng cụ trong gia trình.

Thời gian để có thể cải thiện tình hình bệnh trĩ là sau khoảng 5 – 10 ngày áp dụng phương pháp trên. Nên bạn nên kiên trì thực hiện để đạt được kết quả như mong muốn.

Uống nước ép rau mồng tơi trị bệnh trĩ

Uống nước ép rau mồng tơi trị bệnh trĩ
Uống nước ép rau mồng tơi trị bệnh trĩ

Ngoài các mẹo tác động từ bên ngoài của bệnh như đã nói ở trên thì bệnh nhân còn có thể kết hợp với việc dùng nước ép của lá mồng tơi để có thể điều trị bệnh trĩ từ bên trong cơ thể.

Uống nước ép lá mồng tơi sẽ giúp các dưỡng chất trong lá được phát huy tác dụng hiệu quả. Việc này có thể giúp người bệnh đào thải được các nội độc tố tích tụ từ sâu bên trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn chế sự tiến triển của bệnh và tăng nhanh hiệu quả điều trị.

Không chỉ vậy mà nước ép rau mồng tơi còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh, giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài tác động vào người bệnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một nắm rau mồng tơi khoảng 20g
  • Muối hạt tinh khiết

Cách thực hiện:

  • Việc đầu tiên là bạn phải mang rau mồng tơi đi rửa sạch.
  • Sau đó mang tất cả lá mồng tơi đã được rửa sạch đi ngâm với nước muối pha loãng để có thể loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, cặn bẩn và giun sán côn trùng có trong rau mồng tơi.
  • Sau khi ngâm khoảng 15-20 phút thì vớt rau mồng tơi ra và rửa sạch lại với nước sạch và để cho ráo hết nước.
  • Dùng máy xay sinh tố để  xay nát rau mồng tơi ra (nếu không có máy xay sinh tố thì bạn cũng có thể dùng chày cối cũng được), đến khi thấy đã nhuyễn rồi thì cho thêm khoảng 100ml nước lọc vào và khuấy đều lên.
  • Dùng vải màn sạch hoặc cái rây để lọc lấy phần nước và đừng bỏ phần bã đi nhé vì bã bạn cũng có thể tận dụng để đắp lên vùng hậu môn.
  • Uống phần nước ép rau mồng tơi ngay khi vừa lọc xong, tránh tình trạng để quá lâu nước ép sẽ bị hỏng.

Để có thể thuyên giảm được bệnh trĩ thì bạn nên uống nước thuốc rau mồng tơi thường xuyên mỗi ngày 1 lần, liên tục khoảng 5-6 ngày. Khi đó bạn sẽ thấy đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm dần tình trạng chảy máu ở hậu môn và không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu nữa.

Ăn các món ăn được chế biến từ rau mồng tơi điều trị bệnh trĩ

Ăn các món ăn được chế biến từ rau mồng tơi điều trị bệnh trĩ
Ăn các món ăn được chế biến từ rau mồng tơi điều trị bệnh trĩ

Mồng tơi đã là loại rau vô cùng quen thuộc đối với nhiều bữa ăn trong gia đình, nếu nhà nào có bệnh nhân bị bệnh trĩ thì nó còn xuất hiện nhiều hơn.

Do đây là một loại thực phẩm lành tính, dễ ăn và có nhiều công dụng tốt, bổ sung nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, cách chế biến cũng khá đơn giản, dễ chế biến nên loại rau này được bán ở khắp mọi nơi, bạn có thể dễ dàng mua ở trong siêu thị hoặc trong các chợ.

Với những bệnh nhân bị bệnh trĩ có thể tự trồng cây này trong vườn hoặc có thể đi mua về để làm thành các các món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình chữa bệnh.

Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp một số cách chế biến và nguyên liệu của một số món ăn từ rau mồng tơi dễ thực hiện nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất.

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi (tùy số lượng thành viên trong gia đình mà chuẩn bị vừa đủ)
  • Tôm tươi ( nếu không có thì bạn cũng có thể thay bằng thịt nạc xay) khoảng 200-300g tùy sở thích và sức ăn của mỗi gia đình.
  • Các loại gia vị yêu thích để nêm nếm cho vừa miệng.

Cách thực hiện:

  • Nhặt rau sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Tôm cũng bóc vỏ, rửa sạch, giã tôm nhẹ nhàng (để khi nấu canh thì nước tôm giúp canh ngọt nhiều hơn).
  • Sau chuyên mục chuẩn bị là chuyên mục nấu nướng. Cho hành vào nồi phi thơm lên, sau đó cho tôm vào và đảo đều cho đến khi thấy thịt tôm gần chín.
  • Đổ khoảng 1 lít nước lọc( tùy số lượng thành viên mà căn chỉnh) vào nồi và đun sôi, chú ý vớt bọt trong quá trình nấu để nước canh có thể trong hơn.
  • Cho lá mồng tơi đã thái nhỏ vào nồi, nêm nếm bột canh, mì chính bột ngọt cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
  • Ăn chung canh với cơm trắng, lưu ý: ăn canh khi còn nóng, ấm sẽ có tác dụng vượt trội hơn. Vì vậy bạn nên nấu canh trước khi ăn cơm nhé.

Dùng món ăn từ rau mồng tơi để chữa bệnh trĩ là cách dễ thực hiện nhất và hiệu quả nhất để người bệnh có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng mà không lo bị chán và khó nuốt.

Nguyên nhân là do có một số bệnh nhân sẽ không uống được nước ép của lá mồng tơi nhưng họ lại có hứng thú hơn khi chế biến thành món ăn.

Ngoài nấu thành món canh, rau mồng tơi còn có thể luộc, xào rau với các loại thịt khác nhau. Như vậy, người bệnh không chỉ có thể chữa bệnh mà còn có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

XEM THÊM: Top 10+ cách trị bệnh trĩ bằng nha đam tại nhà hiệu quả cao

Sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? 
Sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Để biết sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Thì sau đây chúng tôi đã tổng hợp một số ưu nhược điểm của phương pháp này để quý bạn đọc có thể cân nhắc và lựa chọn xem có nên thực hiện hay không?

Ưu điểm

  • Nguyên liệu để thực hiện các phương pháp này rất dễ tìm thấy hoặc mua với giá khá rẻ.
  • Cách thực hiện dễ dàng, không cầu kỳ, ai cũng có thể thực hiện được.
  • Các thành phần có trong rau mồng tơi rất có ích trong việc khắc phục tình trạng , biến chứng của bệnh trĩ và những biểu hiện khó chịu kèm theo.
  • Mồng tơi là một thực phẩm không mang độc, vô cùng lành tính và khá an toàn và không hề có tác dụng phụ khi sử dụng trong một thời gian dài.
  • Thời gian và tiền bạc bỏ ra để thực hiện các bài thuốc này khá ít nên bạn ai cũng có điều kiện thực hiện được.
  • Trong y học cổ truyền đã chứng minh được là cây rau mồng tơi có công dụng giải nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau… Đặc biệt hiệu quả để dùng cho bệnh nhân đang bị táo bón lâu ngày, kéo dài dẫn đến bệnh trĩ.

Nhược điểm

  • Cũng như những bài thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian khác, phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi thường thấy tác dụng điều trị chậm. Vậy nên yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì thực hiện phương pháp thường xuyên trong một thời gian dài để có thể đạt hiệu điều trị như mong muốn.
  • Cũng có một số trường hợp không thể uống được nước ép rau mồng tơi vì nó hơi ngang. Nhưng đừng lo vì ngoài mẹo uống nước ép bạn cũng có thể đắp trực tiếp lá mồng tơi vào hậu môn hoặc chế biến thành món ăn gia đình thì hiệu quả mang lại cũng như ý muốn.

XEM THÊM: [Chia sẻ] Một số cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà bằng hoa thiên lý

Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ

Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ 
Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi chữa bệnh trĩ
  • Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ rau mồng tơi chỉ thích hợp với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, khi các búi trĩ mới hình thành( khoảng mức độ 1,2). Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nặng, các bài thuốc này chỉ có khả năng kiểm soát và làm giảm các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra mà không điều trị được hết bệnh trĩ.
  • Rau mồng tơi chỉ có thể giúp bệnh nhân giảm bớt mức độ nghiêm trọng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh mà không có khả năng điều trị được dứt điểm tình trạng bệnh lý. Vì vậy, khi biết mình không may mắc bệnh trĩ thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh và được điều trị kịp thời. Sau khi đã biết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh, người bệnh cần tuân thủ áp dụng phác đồ điều trị do các bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
  • Trước khi thực hiện các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng rau mồng tơi, bạn cần rửa rau sạch sẽ, nhặt và loại bỏ những lá hỏng và sâu. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh khỏi bị nhiễm các khuẩn dẫn đến bội nhiễm, làm cho tiến trình của bệnh ngày càng phát triển nhanh hơn.
  • Bệnh nhân có thể kết hợp đồng thời những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi cùng với các loại thuốc tây y hoặc những liệu trình điều trị chuyên sâu khác do bác sĩ đề ra để có thể rút ngắn thời gian chữa bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài, bạn cần phải thường xuyên tăng cường vận động để tăng sức đề kháng và sức khỏe. Nguyên nhân là ngồi lâu sẽ vô thức tác động và sinh ra áp lực lên vùng hậu môn đang mắc phải bệnh trĩ. Do đó khiến tĩnh mạch quanh búi trĩ và búi trĩ trở lên căng trướng to hơn khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, những người đang mắc phải bệnh trĩ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi. Bạn cần ăn thêm nhiều rau bổ sung chất xơ và ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất sắt. Việc này sẽ giúp bạn tăng nhanh tốc độ điều trị bệnh, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Hạn chế các vấn đề gây ra sức ép tâm lý lớn, giữ vững tâm hồn thoải mái nhẹ nhàng. Đồng thời ăn nhiều rau củ quả để bổ sung thêm chất xơ, vitamin, đặc biệt là Vitamin B3 để quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ và nhanh hết bệnh hơn.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày cũng là một phương pháp để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá tốt. Vì vậy bạn nên uống khoảng 2 – 2,5 lít/ngày là tốt nhất.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được về phương pháp chữa bệnh trĩ bằng rau mồng tơi. Mong là có thể giúp bạn tìm thêm được một mẹo hay để có thể chữa khỏi căn bệnh gây nhức nhối khó chịu này. Nếu bạn có bất kỳ một thắc mắc nào về các phương pháp trên thì có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách nhanh nhất có thể.

 

 

Ngày viết:

2 thoughts on “[Chia sẻ] Phương pháp dùng rau mồng tơi trị bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *