Sa tử cung có quan hệ được không? Bài tập chữa sa tử cung

Sa tử cung là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp phụ nữ Việt nam. Bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, sinh hoạt và lao động của nữ giới. Vậy nguyên nhân của sa tử cung là gì, sa tử cung có quan hệ được không, chữa trị thế nào… Bài viết dưới đây Sống Khoẻ 24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, cần thiết cho bạn về căn bệnh này.

Sa tử cung là như thế nào?

Các cơ quan nội tạng của bạn, trong đó bao gồm có cả tử cung được nâng đỡ và cố định vị trí bởi cơ xương chậu, cơ sàn và dây chằng. Bất cứ một lý do nào khiến cho các bộ phận này bị suy yếu cũng có thể gây ra hiện tượng lệch vị trí của một số cơ quan.

Sa tử cung (tên tiếng Anh là Prolapse- tức sự sa xuống, rơi xuống) là tình trạng tử cung bị tụt xuống dưới, thường gặp ở nữ giới sau khi sinh và tùy thuộc vào tiến triển bệnh mà mức độ tụt của tử cung mỗi người khác nhau, có thể tụt đến và ra ngoài lỗ âm đạo.

Hình ảnh sa tử cung ở phụ nữ

Hình ảnh sa tử cung ở phụ nữ 
Hình ảnh sa tử cung ở phụ nữ

 

Hình ảnh sa tử cung ở phụ nữ
Hình ảnh sa tử cung ở phụ nữ

Nguyên nhân sa tử cung

Sa tử cung là bệnh lý có nhiều nguyên nhân gây ra, và như đã nêu ở trên, các nguyên nhân này sẽ dẫn đến sự tổn thương, suy yếu của các bộ phận có chức năng nâng đỡ tử cung như sau:

  • Do chấn thương xương chậu, dây chằng và mô nâng đỡ từ quá trình sinh nở, đặc biệt là khi em bé khá lớn hoặc thời gian chuyển dạ sinh con kéo dài.
  • Do sử dụng thuốc, hay các biện pháp như sinh mổ, nội soi trong quá trình sinh con.
  • Do không có đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau khi sinh, sản phụ phải lao động nặng nhọc, với cường độ cao, tử cung, xương chậu, dây chằng vốn chưa hồi phục lại phải chịu thêm tổn thương nên gây ra sa tử cung.
  • Do tăng áp lực thành bụng bởi táo bón- đây là tình trạng thường gặp ở một vài sản phụ sau sinh.
  • Do dị tật, di truyền, một số nữ giới có xương chậu hay mô nâng đỡ yếu, dễ bị tổn thương hơn người khác.

Phân loại Sa tử cung

Người ta chia thành 3 mức độ khác nhau, dựa trên vị trí sa xuống của tử cung như sau:

Sa tử cung độ 1

  • Sa thành trước âm đạo- sa bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo- sa trực tràng.

Ở mức độ này, cổ tử cung vẫn nằm trong âm đạo, cách màng trinh một khoảng xấp xỉ 1cm.

Sa tử cung độ 2

  • Sa thành trước âm đạo- sa bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo- sa trực tràng.

Khi này, cổ tử cung đã sa gần sát âm hộ.

Sa tử cung độ 3

  • Sa thành trước âm đạo- sa bàng quang.
  • Sa thành sau âm đạo- sa trực tràng.

Đây là mức độ nặng nhất của sa tử cung, tử cung lúc này đã thò hẳn ra ngoài âm hộ, gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh.

Sa tử cung có những dấu hiệu nào?

Sa tử cung có những dấu hiệu nào?
Sa tử cung có những dấu hiệu nào?

Sa tử cung có thời gian ủ bệnh không cố định, có khi là ngay sau sinh hoặc có thể kéo dài đến vài năm- vài chục năm, điều này phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe cũng như cường độ lao động mỗi người. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ triệu chứng của bệnh để có thể phát hiện và điều trị kịp thời:

  • Cảm giác nặng nề, khó chịu, đau rát vùng âm đạo. Triệu chứng này ngày càng tăng dần cùng với tiến triển của bệnh, gây ảnh tới tâm lý cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
  • Đau nhiều cơ quan vùng bụng dưới như bàng quang, âm đạo, tầng sinh môn…
  • Gặp khó khăn khi tiểu tiện và đại tiện.
  • Táo bón kéo dài, người bệnh cảm nhận chưa tống xuất hết phân, trong phân có lẫn chất nhầy.
  • Đau lưng, và vùng bụng dưới.
  • Khí hư người bệnh bất thường, lượng khí hư tăng lên, màu trắng, khá loãng.
  • Nếu nặng có thể bị chảy máu âm đạo.

Đối tượng có nguy cơ mắc Sa tử cung

Sa tử cung là bệnh lý có thể gặp ở hầu hết nữ giới, tuy nhiên ở một số đối tượng sau thì nguy cơ mắc bệnh lại cao hơn:

Phụ nữ sau sinh: sau khi sinh con, xương chậu, dây chằng và mô nâng đỡ của sản phụ thường bị tổn thương, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến sa tử cung, đặc biệt là ở các trường hợp sau:

  • Sinh con qua đường âm đạo.
  • Thai nhi khá to hoặc mang thai đôi, đa thai.
  • Thời gian chuyển dạ của sản phụ khá dài.

Sản phụ sau sinh phải hoạt động, lao động nặng với cường độ cao, kéo dài, không nghỉ ngơi đầy đủ, khiến cơ bụng cùng một số cơ quan dù chưa hồi phục hoàn toàn đã phải chịu thêm áp lực.

Nữ giới tuổi tác cao, trong giai đoạn mãn kinh. Đây là thời điểm mà các cơ quan bao gồm mô nâng đỡ, dây chằng, xương chậu bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, giãn ra, không thực hiện được chức năng như trước.

Những thay đổi đường tiết niệu trong sa tử cung

Những thay đổi đường tiết niệu trong sa tử cung
Những thay đổi đường tiết niệu trong sa tử cung

Có thể nói là đường tiết niệu của người bệnh bị sa tử cung có nhiều biến đối bất thường nhất và người bệnh có thể cảm giác rõ ràng những bất thường đó:

  • Số lần đi tiểu tăng lên, lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
  • Tiểu tiện chậm, lâu.
  • Có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột.
  • Đôi khi tiểu tiện không tự chủ.

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Vì vậy, sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc hộ bạn như sau: bệnh không gây nhiều nguy hiểm, nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bệnh có thể điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm và kịp thời, vì vậy bạn cần theo dõi sức khỏe cẩn thận để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Một số biến chứng của bệnh sa tử cung như sau:

  • Viêm nhiễm, loét âm đạo: đây là biến chứng khi bệnh đã tiến triển đến mức độ 3 bởi khi này, tử cung tụt xuống sâu, thò ra ngoài âm đạo nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi cọ xát, tiếp xúc với quần áo, gây sưng tấy, đau rát, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét âm đạo và khó khăn khi điều trị.
  • Sa sinh dục: đây là tình trạng sa tử cung ở mức độ nặng. Các mô nâng đỡ, dây chằng bị giãn, tổn thương làm suy giảm chức năng nâng đỡ các cơ quan khác. Đồng thời, khi tử cung bị kéo ra ngoài cũng kéo một phần các cơ quan nội tạng như bàng quang, trực tràng ra theo. Trong đó, sa tử cung trước sẽ kéo theo bàng quang, còn sa tử cung sau sẽ kéo theo trực tràng. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình bài tiết, tiểu tiện, đại tiện khó khăn. Bên cạnh đó, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây nên các bệnh lý viêm nhiễm.

Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm?

Để có thể phòng tránh cũng như phát hiện được bệnh sa tử cung, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là với sản phụ- những người có nguy cơ cao mắc bệnh để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Theo dõi những thay đổi bất thường của vùng kín và cơ thể khi có các dấu hiệu như sau: Gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiểu tiện, đại tiện; Có cảm giác khó chịu, trống rỗng, đau rát âm đạo; Đau bụng dưới và đau lưng vùng hạ sườn.
  • Bên cạnh việc theo dõi và khám sức khỏe định kỳ, bạn cũng nên chú ý vấn đề ăn uống, vệ sinh cũng như nghỉ ngơi của sản phụ sau sinh.

Khám và điều trị sa tử cung

Khám và điều trị sa tử cung
Khám và điều trị sa tử cung

Sa tử cung có thể phát hiện và chữa khỏi nếu thăm khám và phát hiện kịp thời. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách điều trị sa tử cung phổ biến hiện nay:

Điều trị sa tử cung không dùng đến các liệu pháp trị liệu và phẫu thuật

Đây là biện pháp áp dụng cho các đối tượng bệnh nhân như sau:

  • Bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ, các triệu chứng bệnh còn chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Các sản phụ có nhu cầu sinh thêm con sau khi khỏi bệnh.
  • Người bệnh đã có tuổi, sức khỏe suy giảm, mắc bệnh do sự suy yếu, lão hóa của các cơ quan với chức năng nâng đỡ như dây chằng, xương chậu, mô nâng đỡ, không đủ sức khỏe để phẫu thuật.

Điều trị bệnh sa tử cung không cần của phẫu thuật là biện pháp chủ yếu thay đổi lối sống, chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như sau:

  • Sử dụng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh. Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, tránh tình trạng táo bón hoặc thừa cân, béo phì vì nó làm tăng áp lực lên các cơ quan nâng đỡ, tăng nguy cơ sa tử cung.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động, lao động nặng nhọc sau khi sinh để các cơ quan có thể phục hồi hiệu quả nhất.
  • Tránh căng thẳng, lo âu, stress trong thời gian này.
  • Sản phụ có thể sử dụng một số bài tập đơn giản để có thể chữa trị bệnh sa tử cung.
  • Sử dụng liệu pháp trị liệu đơn giản bằng cách dùng estrogen trực tiếp tại âm đạo, điều này sẽ tăng cường khả năng hồi phục chức năng nâng đỡ của các dây chằng, mô liên kết.

Điều trị sa tử cung bằng liệu pháp phẫu thuật

Bệnh nhân chỉ thực hiện phẫu thuật khi bệnh tiến triển nặng nề, các biện pháp điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả, gây nên biến chứng là viêm loét tử cung, âm đạo… ảnh hưởng tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên nghe theo hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để có thể lựa chọn được liệu pháp điều trị phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế.

Các liệu pháp phẫu thuật thường được sử dụng như:

  • Phẫu thuật khắc phục tình trạng sa vòm âm đạo.
  • Phẫu thuật khắc phục các biến chứng sa bàng quang, sa trực tràng đi kèm.

Quy trình phẫu thuật điều trị sa trực tràng được tiến hành theo các hướng như sau:

  • Sửa chữa, tái tạo các mô nâng đỡ tự nhiên: các bác sĩ sẽ sử dụng mô của chính bạn để sửa chữa.
  • Sửa chữa, tái tạo sinh học: theo hướng điều trị này thì các bác sĩ sẽ cấy ghép các mô tạm thời để đảm nhiệm chức năng nâng đỡ và sử dụng cho đến khi các mô hồi phục hoàn toàn.

Khi lựa chọn phẫu thuật, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Phẫu thuật có thể ảnh hưởng phần nào đến việc mang thai và sinh con sau này, vì vậy, trong trường hợp nếu có thể thì bạn hãy ngừng, hoặc trì hoãn phẫu thuật cho đến khi không còn nhu cầu sinh con. Còn nếu vẫn muốn sinh sau khi phẫu thuật, bạn nên lựa chọn sinh mổ, và hãy nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả sản phụ và em bé.
  • Sau khi phẫu thuật, tránh làm việc nặng nhọc, hay lao động ở cường độ cao.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, phát hiện và báo cho bác sĩ những bất thường để có thể điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng xấu.
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đều đặn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp lạm dụng thuốc quá mức làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Một số bài tập cải thiện tình trạng sa tử cung ở phụ nữ

Một số bài tập cải thiện tình trạng sa tử cung ở phụ nữ
Một số bài tập cải thiện tình trạng sa tử cung ở phụ nữ

Để có thể giúp đỡ chị em phụ nữ trong việc điều trị sa tử cung tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số số bài tập hữu ích, tiện lợi, dễ dàng thực hiện để cải thiện tình trạng bệnh như sau:

Bài tập Kegel

Bài tập Kegel với 5 động tác đơn giản, ai cũng thực hiện được như sau:

Động tác 1: Bài tập Kegel với chân:

  • Bước 1: Nằm thẳng ở trên sàn hoặc trên giường.
  • Bước 2: Giơ và giữ chân thẳng, vuông góc với mặt sàn trong khoảng 5 giây rồi hạ thuốc.

Lưu ý: Bạn có thể tập cơ eo bằng cách phối hợp với cá động tác xoay sang trái hoặc phải.

Động tác 2: Bài tập Kegel với tay:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên sàn, luồn ngón tay xuống và bám vào vùng bẹn.
  • Bước 2: Duỗi thẳng chân, từ từ ngả về đằng sau sao cho hai tay được kéo căng.
  • Bước 3: Giữ tư thế trên trong khoảng 15- 20 giây, tập khoảng 10 lần/ ngày.

Động tác 3: Bài tập Kegel co cơ:

  • Bước 1: Nằm thẳng trên sàn, hai chân co, gập đầu gối vuông góc với sàn.
  • Bước 2: Co thắt vùng âm đạo, từ từ nâng hông lên cao khoảng 5-7cm so với sàn.
  • Bước 3: Giữ tư thế 5 giây, tập trong vòng 1 tháng với cường độ 10 lần/ mỗi ngày để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Động tác 4: Bài tập Kegel giúp siết chặt co thắt:

  • Bước 1: Nằm thẳng trên sàn, hai chân gập vuông góc với sàn, còn hai tay đặt song song nhau trên mặt sàn.
  • Bước 2: Hít sâu, nâng lưng, hông và bụng lên sao cho lưng và chân tạo thành 1 đường thẳng.
  • Bước 3: Từ từ hạ lưng xuống kết hợp với thở ra.

Nên thực hiện động tác này 15 lần/ ngày.

Động tác 5: Bài tập Kegel giúp co thắt vùng xương chậu:

  • Bước 1: đứng thẳng, hai chân ngang vai.
  • Bước 2: hít sâu, hai tay ôm đầu, khụy chân xuống sao cho đầu gối không vượt qua ngón chân, giữ lưng thẳng, hông song song với sàn (gần giống với squat).
  • Bước 3: thở ra nhẹ nhàng kết hợp với việc từ từ đứng thẳng lại.

Thực hiện động tác này 15 lần, ngày để có thể việc điều trị đạt kết quả tốt.

Những lưu ý khi thực hiện bài thể dục để điều trị sa tử cung

Bên cạnh việc sử dụng các bài tập điều trị bệnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tiến hành bài tập từ từ, không nôn nóng, tập với cường độ cao ngay khi mới bắt đầu.
  • Kết hợp việc tập luyện với việc ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Phân bố thời gian tập luyện trong ngày hợp lý, nên tập vào buổi sáng và chiều muộn hoặc tối.
  • Dừng việc tập luyện và đi gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, đau bụng dưới, tim đập nhanh, phù tay, phù chân và chảy máu âm đạo.
  • Với một số người mắc các bệnh lý như thiếu máu, suy giảm miễn dịch, cao huyết áp, đái tháo đường… thì cần chú ý thêm trong việc tập luyện, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chữa sa tử cung bằng thuốc nam

Sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh sa tử cung là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu với người dân Việt Nam bởi quen thuộc, an toàn, lành tính, dễ dùng và công dụng hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc nam được ưa chuộng nhất hiện nay để điều trị sa tử cung:

  • Sử dụng xơ mướp và rượu trắng: đốt khoảng 50- 60g xơ mướp cho đến khi thành bột, hòa lẫn với một ít rượu trắng rồi uống hàng ngày.
  • Sử dụng muối rang và cám tấm: rang muối và cám tấm với nhau, rồi gói lại đắp lên lưng. Biện pháp này có tác dụng làm thu nhỏ, hỗ trợ điều trị sa tử cung hiệu quả.
  • Sử dụng vỏ cây hòe, lá thầu dầu tía và vỏ thăng: sao nóng hỗn hợp vỏ cây hòe, lá thầu dầu tía và vỏ thăng theo tỷ lệ 20: 20: 20g rồi đắp lên bụng (vùng rốn) hoặc đỉnh đầu.
  • Sử dụng lá thài lài tía và phèn chua: giã nát hoặc xay nhuyễn hỗn hợp thài lài tía và phèn chua rồi gói vào bông gạc mềm rồi đặt vào âm đạo trong nhiều giờ.
  • Sử dụng hoa và lá cây thiên lý: cây thiên lý có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh sa tử cung. Cách làm đơn giản như sau: xay nhuyễn hỗn hợp trên rồi gói vào bông gạc mềm, đặt vào trong âm đạo qua đêm.

Mẹo dân gian chữa bệnh sa tử cung

Mẹo dân gian chữa bệnh sa tử cung
Mẹo dân gian chữa bệnh sa tử cung

Với những trường hợp mắc bệnh sa tử cung mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa biểu hiện rõ ràng, bạn đọc có thể tự chữa trị tại nhà với những mẹo dân gian sau:

  • Cháo lươn nấu với hạt kê: Cháo hạt kê có giá trị dinh dưỡng rất cao bởi hạt kê tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, bổ trung ích khí, chống mất nước, hạn chế tình trạng táo bón. Không những vậy, hạt kê còn giàu acid amin và khoáng chất như silic nên rất bổ ích cho phụ nữ mắc bệnh sa tử cung. Hạt kê kết hợp với thịt lươn giúp bổ máu, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe.
  • Cháo kê nấu trứng gà và hà thủ ô: nhiều sản phụ mắc sa tử cung do không có đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau khi sinh. Cháo kê trứng gà và hà thủ ô chính là liều thuốc hữu hiệu cho trường hợp này. Cháo kê nấu với trứng gà tốt cho tim mạch, chữa thiếu máu, hà thủ ô là một liều thuốc an thần dân gian trị suy nhược thần kinh, bổ huyết, ích gân cốt.

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung là một bệnh lý phổ biến, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Việc phẫu thuật chỉ diễn ra khi bệnh tiến triển nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của của người bệnh. Không ít chị em lo lắng về mức độ an toàn khi phải phẫu thuật sa tử cung.

Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của cuộc phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ nguy hiểm của bệnh nhân nhưng theo ý kiến chuyên gia thì nhìn chung phẫu thuật sa tử cung khá an toàn. Bệnh nhân sẽ được đánh giá và hội chẩn kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay đều an toàn cho sức khỏe của chị em nhưng bạn đọc cũng cần cân nhắc cẩn thận và lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng với bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo sức khỏe của bản thân, người nhà.

Kết luận

Sa tử cung sẽ không nguy hiểm nếu bạn nắm rõ được nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị bệnh.

Cảm ơn bạn đã đón đọc, và hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hay, bổ ích, cấp thiết về bệnh sa tử cung, từ định nghĩa, nguyên nhân đến cách phòng tránh và điều trị.

Nếu còn nhiều điều chưa rõ bạn có thể gửi câu hỏi của mình về cho trang web, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

Uterine prolapse – Symptoms and cause
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458

Uterine prolapse – Diagnosis and treatment
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/diagnosis-treatment/drc-20353464

Ngày viết:

One thought on “Sa tử cung có quan hệ được không? Bài tập chữa sa tử cung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *