Sữa mẹ để ngoài được bao lâu trong không khí và ngăn mát tủ lạnh?

Việc chăm con đối với mẹ bầu là điều không hề dễ dàng. Các mẹ thường gặp nhiều rắc rối và băn khoăn khi đối mặt với sức khỏe của bé. Một trong những câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm nhất đó là sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Và đâu là cách bảo quản sữa an toàn cho sức khỏe của bé. Hãy theo dõi hết bài viết của Sống Khỏe 24h để có được câu trả lời.

Có nên dự trữ sữa mẹ cho bé?

Nhiều người khi mới lần đầu làm mẹ thường lo lắng rằng liệu việc dự trữ để sữa mẹ ở ngoài 1 thời gian rồi cho con sử dụng có an toàn không? Điều này có làm biến đổi thành phần cũng như tạo nên các chất có hại trong sữa không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Các mẹ không phải lo lắng về điều này vì việc dự trữ sữa cho bé đã được rất nhiều mẹ bầu thực hiện. Quan trọng là chúng ta phải bảo quản sữa như thế nào là đúng cách.

Trong thành phần của sữa mẹ có rất nhiều nguồn dinh dưỡng tốt và có lợi cho bé. Trong sữa có các loại kháng sinh giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, cùng các dưỡng chất mẹ hấp thu qua nguồn thức ăn cũng được chuyển 1 phần cho bé qua sữa mẹ. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Và ở Việt Nam thì thời gian này thường kéo dài trên dưới 1 tuổi tùy vào từng bé.

Đối với nhiều người thì lượng sữa mẹ tiết ra đều vừa đủ, đáp ứng được bữa ăn của bé nên cho bé bú trực tiếp là tốt nhất. Tuy nhiên thì có nhiều lý do mẹ nên dự trữ bảo quản sữa đó là:

  • Lượng sữa quá nhiều bé không bú kịp khiến mẹ bị căng ngực và khó chịu. Hút sữa ra vừa giúp ngực mẹ bớt căng lại có được sữa cho bé lúc cần thiết.
  • Bé không chịu ti mẹ hoặc gặp khó khăn trong việc này khiến bé phải bú bình sớm, nên mẹ có thể vắt ra, dự trữ và đổ vào bình cho bé bú dần.
  • Vì lý do nào đó mẹ không có nhà để cho bé bú thường là do đi làm nên mẹ cần vắt sữa ra bảo quản cho bé sử dụng.
  • Việc này cũng giúp bé dần quen với việc bú bình giúp thời kỳ cai sữa mẹ để uống sữa ngoài trở nên dễ dàng với bé hơn.
Có nên dự trữ sữa mẹ cho bé?
Có nên dự trữ sữa mẹ cho bé?

Hút sữa mẹ đúng cách

Ngoài việc lưu ý các cách bảo quản sữa an toàn thì các mẹ cần chú ý đảm bảo cả khâu vắt sữa. Vì nếu như vắt sữa không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi bảo quản. Khi vắt sữa ra để bảo quản cho bé các mẹ cần lưu ý:

  • Thời điểm thích hợp là: Buổi sáng hoặc khi ngực mẹ cảm thấy căng rát khó chịu, cần giải phóng sữa ra ngay.
  • Mẹ có thể vắt sữa bằng tay nhưng cần lưu ý các dụng cụ có liên quan phải được vệ sinh sạch sẽ. Cụ thể bình hoặc túi đựng sữa, khăn lau. Trước khi thực hiện cần vệ sinh 2 tay và vú sạch sẽ.
  • Ngoài ra hiện nay nhiều người sử dụng hút sữa bằng máy điện hoặc các dụng cụ hút sữa khác. Việc này sẽ giúp mẹ hút sữa 1 cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều cần lưu ý vẫn là vệ sinh tay, ngực và dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi hút.

Xem thêm: Làm sao để có nhiều sữa? Mẹ nên ăn và uống gì để cho con bú?

Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Nơi thích hợp nhất để bảo quản sữa mẹ đó là tủ lạnh. Tuy nhiên tùy từng nhiệt độ mà thời gian bảo quản này sẽ thay đổi.

Nếu mẹ muốn bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng để cho bé dùng trong ngày thì cũng cần lưu ý về nhiệt độ và thời gian sữa còn đảm bảo an toàn cho bé.

Dụng cụ bảo quản sữa mà các mẹ nên dùng là túi hoặc bình thủy tinh, bình nhựa. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại túi và bình chuyên dụng để bảo quản sữa mẹ. Trên ngoài vỏ sẽ có chỗ để các mẹ ghi được ngày vắt, thể tích sữa trong đó. Điều này giúp các mẹ dễ dàng theo dõi và bảo quản sữa tốt hơn.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu trong không khí?

Sữa mẹ để được bao lâu ngoài không khí
Sữa mẹ để được bao lâu ngoài không khí

Sữa mẹ vắt ra để ngoài không khí được bao lâu là một câu hỏi được nhiều người quan tâm đến. Các thành phần có mặt trong sữa mẹ mang lại nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng nó cũng đồng thời tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển và dễ hỏng. Chẳng hạn như đường là nguyên nhân khiến sữa rất dễ bị lên men và ôi thiu, đạm trong sữa là nguồn thức ăn cho đám vi khuẩn sinh sôi phát triển.

  • Sữa mẹ khi không được bảo quản trong tủ lạnh sẽ hỏng trong vòng 30 phút với điều kiện nhiệt độ 37°C trong những ngày hè nắng nóng.
  • Ở nhiệt độ phòng trên 26°C sữa mẹ được để tối đa trong vòng 1 tiếng.
  • Còn ở nhiệt độ phòng điều hòa dưới 26°C thời gian sử dụng tối đa của sữa mẹ là 6 tiếng.

Vì vậy nếu vắt sữa mẹ để sử dụng cho bé trong 1 vài giờ thì không nhất thiết bảo quản trong tủ lạnh nhưng cần để ý thời gian để cho bé uống sữa. Bạn nên trữ sữa vào các chai sạch và trước khi dùng thì xoay trai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp sữa bị tách ra, không khuấy hoặc lắc mạnh.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

Sữa mẹ được vắt ra đem hâm nóng hoặc sau khi để tủ lạnh để rã đông và hâm nóng cho bé thì nên sử dụng càng sớm càng tốt, tốt nhất là 1 giờ, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất trước khi cho con bú.

Xem thêm: [MỚI NHẤT] Bà đẻ nên ăn gì để mát sữa, con nhanh tăng cân?

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?
Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Việc bảo quản sữa trong tủ lạnh sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn nhiều so với để ở ngoài điều kiện thường. Và đây cũng là cách mà nhiều mẹ bầu đang sử dụng. Tuy nhiên tùy vào mục đích và tính toán thời gian và lượng sữa cho bé mẹ sẽ cân nhắc để sữa vào ngăn mát hay ngăn đá.

  • Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được tối đa trong vòng 2 tiếng. Khi sử dụng chỉ cần làm nóng lại cho bé.
  • Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh loại tủ nhỏ 1 cửa thì được tối đa là 2 tuần, tủ có riêng ngăn đá và ngăn mát 2 cửa thì tối đa là 4 tháng. Còn với loại tủ đông lạnh chuyên dụng thì trữ được tối đa trong vòng 6 tháng.

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:

  • Sữa sau khi vắt ra nên để nguội 1 vài phút rồi mới cho vào tủ vì sữa trong cơ thể mẹ thường ấm, chênh lệch nhiệt độ có thể khiến sữa giảm chất lượng. Nếu để cùng các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh cần đảm bảo đồ đựng sữa kín, tránh bị nhiễm khuẩn chéo.
  • Sữa mẹ sau khi để ngăn đá và được rã đông thì có thể để được bên ngoài nhiệt độ phòng 2 tiếng và ở ngăn mát thêm 1 tiếng.
  • Nên đánh dấu các túi hoặc bình sữa bảo quản với các thông tin ngày vắt, số lượng sữa (thường thì nên để mỗi túi từ 60ml đến 120ml để sử dụng đủ không nên để nhiều quá tránh lãng phí), có thể thêm luôn ngày hết hạn của sữa.
  • Không tiếp tục trữ đông phần sữa mà bé uống còn dư.
  • Không nên trộn chung sữa mới vắt và sữa trữ đông để cho bé bú.
  • Sữa để ngăn đá cần rã đông, để ngăn mát cần được hâm ấm lại cho trẻ trước khi sử dụng.

Xem thêm: Cốm lợi sữa Curmilk có tốt không? Dùng bao lâu thì có tác dụng?

Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Cách rã đông sữa mẹ và hâm nóng
Cách rã đông sữa mẹ và hâm nóng

Với sữa mẹ để trong ngăn mát thì chỉ cần lây ra và để ở ngoài nhiệt độ phòng cho bớt lạnh hoặc ngâm bình trong nước ấm. Không ngâm ngay vào bình nước quá nóng vì khi thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến chất lượng sữa bị giảm.

Với sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá thì cần rã đông bằng cách cho sữa xuống ngăn mát trước sau đó đem hâm nóng ở nhiệt độ khoảng 40°C. Hiện nay có máy hâm sữa chuyên dụng bạn có thể tìm mua để sử dụng, hoặc đơn giản nhất là hâm với nước nóng đủ độ là được.

Lưu ý là tuyệt đối không được sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì nó có thể làm mất đi 1 số kháng thể trong sữa. Một điều nữa là các mẹ luôn phải quan sát màu sữa và ngửi mùi sữa trước khi cho bé sử dụng. Nếu sữa chua, dậy men và bị vón cục thì có thể sữa đã bị hỏng.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *