Tinh dầu thiên nhiên – mang hương thơm cho mọi nhà

Tinh dầu
Tinh dầu

Tinh dầu là một trong những sản phẩm thiên nhiên được ưa chuộng nhất vì lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp mà tinh dầu mang lại. Đặc biệt trong khoảng thời gian giao mùa, khí hậu thất thường thì tinh dầu được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết. Hãy cùng Sống khoẻ 24h tìm hiểu về 10 loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất thơm được chiết xuất từ lá cây, thân cây, vỏ cây, hoa….. Tinh dầu thường được chiết bằng phương pháp chưng cất, ép lạnh hoặc chiết tách dung môi.

Từ ngàn xưa, tinh dầu đã được sử dụng trong hoàng gia vì mùi thơm quyến rũ và tác dụng giảm stress. Tinh dầu được coi là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng, độ tinh khiết và mùi thơm gấp 50 – 100 lần các loại thảo mộc sấy khô. Tinh dầu hầu hết là nhẹ hơn nước và rất dễ bay hơi nên lan tỏa tốt trong không khí và tương tác trực tiếp với khứu giác. Mỗi loại thảo dược đều có mùi hương đặc trưng và tác dụng riêng biệt, hãy cùng tìm hiểu lỹ hơn từng loại dưới đây nhé!

Phân loại tinh dầu

Phân loại tinh dầu
Phân loại tinh dầu

Trên thị trường hiện nay tinh dầu chủ yếu được chia thành 3 loại: Tinh dầu nguyên chất, tinh dầu tổng hợp và tinh dầu bán tổng hợp.

  • Tinh dầu nguyên chất: Đây là cấp độ cao nhất của tinh dầu vì hoàn toàn tinh khiết từ các loại thảo dược. Chúng được chiết xuất 100% từ thiên nhiên và có thể dùng ăn uống được, nó không chỉ có tác dụng tạo mùi thơm mà còn  được dùng trong trị liệu.

Ngoài các tinh dầu không ăn được như tràm, lộc đề… thì những tinh dầu chiết xuất từ cam, chanh, sả, quế, gừng… vẫn có thể ăn uống được ở lượng nhất định.

Tinh dầu nguyên chất trên thị trường hiếm và giá thành đắt hơn các loại tinh dầu tổng hợp.

  • Tinh dầu tổng hợp là giả tinh dầu bằng hợp chất hóa học có mùi thơm hay được gọi là dầu thơm. Ngửi thoáng qua thì có mùi khá giống với tinh dầu tự nhiên tuy nhiên không phải, khi ngửi lâu tinh dầu tổng hợp sẽ thấy đậm mùi và gắt hơn.

Loại tinh dầu này thường được dùng để xịt phòng, đốt nến thơm… chứ hoàn toàn không có công dụng trong trị liệu, thậm chí không nên ngửi nhiều hoặc dùng trực tiếp cho da vì có thể sẽ gây kích ứng và đau đầu.

Tinh dầu tổng hợp được bán rất phổ biến ở Việt Nam với giá thành rẻ.

  • Tinh dầu bán tổng hợp: Còn được gọi là tinh dầu không nguyên chất được pha trộn từ những loại tinh dầu nguyên chất và các chất hóa học khác mà vẫn giữ được mùi hương của tinh dầu. Loại tinh dầu này cũng chỉ để tạo mùi thơm và không nên dùng trong trị liệu.

Các cách sử dụng tinh dầu hiệu quả

Dùng để massage, xoa bóp

Tác dụng massage xoa bóp của tinh dầu
Tác dụng massage xoa bóp của tinh dầu

Tinh dầu có tính chất mạnh gấp 50 – 100 lần thảo mộc sấy nên không dùng tinh dầu để xoa trực tiếp lên da vì có thể gây nóng, bỏng da.

  • Thử một lượng rất nhỏ tinh dầu trên da kiểm tra kích ứng, nếu không kích ứng với các loại tinh dầu không nóng thì có thể xoa trực tiếp vào lòng bàn tay rồi massage.
  • Với tinh dầu nóng cho một lượng tinh dầu vừa đủ khoảng 4-5 giọt cùng với 10ml dầu nền hoặc sữa dưỡng thể. Dùng tay massage nhẹ nhàng để tinh dầu thấm sâu vào da.

Lưu ý: – Phải dùng tinh dầu nguyên chất, không dùng loại tổng hợp hoặc bán tổng hợp.

  • Không massage tinh dầu cho những trường hợp bị sốt, mụn, nổi phát ban, giãn tĩnh mạch, nhiễm trùng….
  • Không massage tinh dầu lên vùng mắt

Massage body trị liệu bằng tinh dầu được nghiên cứu có rất nhiều tác dụng:

  • Giảm căng thẳng, stress do mùi hương dễ chịu
  • Dưỡng da, ngăn lão hóa
  • An thần, ngủ ngon
  • Lưu thông máu, giảm đau nhức
  • Thanh lọc và thải độc cho cơ thể

Phương pháp tạo mùi hương ( Xông, khuếch tán)

Xông hay khuếch tán tinh dầu giúp khử mùi nhà cửa, tạo mùi thơm,tránh ẩm mốc, đuổi muỗi, giảm căng thẳng, ngủ ngon…

Tinh dầu giúp cho đầu óc giảm stress, tập trung hiệu quả làm việc. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu trong phòng sẽ giúp tinh dầu được phát tán tốt hơn, hiệu quả và tiết kiệm hơn, không gian làm việc và ngủ thoảng mùi tinh dầu sẽ tạo cảm giác cực kỳ nhẹ nhàng,dễ chịu.

Hiện nay có 2 loại đèn xông được sử dụng nhiều là đèn xông tinh dầu bằng điện và bằng nến.

Đèn xông tinh dầu bằng điện:

Bước 1: Đổ nước ấm hoặc lạnh vào đĩa chứa nước

Bước 2: Nhỏ trực tiếp 3-4 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước. Không nên đổ nhiều hơn vì sẽ gây lãng phí và mùi bị nồng.

Bước 3: Cắm điện để tinh dầu khuếch tán ra không khí.

Đèn xông tinh dầu bằng nến:

Bước 1: Đổ nước ấm ngập 2/3 đĩa chứa nước

Bước 2: Pha 3-5 giọt tinh dầu mùi yêu thích vào đĩa nước.

Bước 3: Lấy giấy nến và đốt nến ở khoang dưới của đèn xông. Không nên chọn nến có mùi vì sẽ ảnh hưởng đến mùi và chất lượng của tinh dầu.

Sử dụng qua đường tiêu hóa

Nếu hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, hấp thụ chất dinh dưỡng kém thì tinh dầu có thể giúp bạn cải thiện đường ruột rất tốt đấy!

Tinh dầu có chức năng kháng khuẩn và nấm, sử dụng tinh dầu là phương thuốc trong Đông Y giúp diệt các vi khuẩn gây hại nhưng không làm mất đi vi khuẩn có lợi, làm tăng nhu động ruột, giảm khó tiêu.

Các loại tinh dầu tốt cho tiêu hóa như tinh dầu gừng, bạc hà, thì là, hoa cúc, oải hương. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha tinh dầu với dầu nên rồi massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng và bàn chân 2-3 ngày/ lần hoặc pha 2 giọt tinh dầu vào nước ấm uống mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa thực hiện tốt hơn, giảm buồn nôn chướng bụng, giúp tuyến tụy hoạt động khỏe mạnh.

Lưu ý: Bắt buộc phải chọn loại tinh dầu nguyên chất để có tác dụng trong trị liệu.

Một số loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến cùng công dụng

Tinh dầu sả

Tinh dầu sả
Tinh dầu sả

Tinh dầu sả là loại tinh dầu truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka được chiết xuất từ thân và lá sả. Có 2 loại tinh dầu sả là sả Java và sả chanh:

  • Tinh dầu sả Java: loại sả này không mọc ở Việt Nam mà mọc ở vùng đảo Nam Thía Bình Dương.

Thành phần hóa học : citrnellal chiếm khoảng 30%, citronellol 10% và geranol chiếm 40%. Loại sả này hơi đắng và có màu vàng, không dùng để uống, có mùi thơm rất đậm mùi sả xen mùi quýt.

Loại tinh dầu này dùng để tạo mùi hương. Có thể dùng để xông đèn, nhỏ tinh dầu dưới gối để thư giãn, giúp giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài ra chị em có thể tẩm nước ấm vào khăn giấy rồi cho vài giọt tinh dầu sả đặt vào góc phòng ẩm hoặc gốc cây cảnh sẽ khử mùi ẩm mốc trong phòng và xua muối rất hiệu quả.

  • Tinh dầu sả chanh: Đây là loại sả mọc tại “vườn nhà” ở Việt Nam, tên thật là sả chanh chứ không phải là tinh dầu sả và chanh nhé! Loại tinh dầu này dễ tìm và phổ biến nhất ở Việt Nam. Tinh dầu sả chanh có rất nhiều tác dụng sau:

+ Thư giãn, an thần,giảm đau đầu ngủ ngon

+ Xua muỗi và côn trùng

+ Khử mùi , diệt khuẩn tránh ẩm mốc trong nhà

+ Chống cúm, sốt xuất huyết

+ Dưỡng da, dưỡng tóc

+ Chữa đau nhức cơ thể, chướng bụng

Có thể dùng các loại đèn xông để khuếch tán tinh dầu trong phòng hoăc pha cùng nước lau sàn để nhà cửa luôn có mùi thơm và chống muỗi, côn trùng đặc biệt là trong thời gian dịch Covid, kiến ba khoang, sốt xuất huyết đang xuất hiện.

Chị em có thể cho tinh dầu sả chanh vào bồn tắm ấm để tắm gội hoặc xông mặt, massage cùng các loại thảo dược khác để dưỡng da, giảm đau nhức cơ thể.

Tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ và hoa bưởi. Thành phần chính trong tinh dầu bưởi là pectin, Vitamin A và C, naringin và các men tiêu hóa.

Tác dụng chính của tinh dầu bưởi:

  • Kháng khuẩn, chống ẩm mốc
  • Giảm rụng tóc, bảo vệ tóc khỏi hóa chất, ánh sáng mặt trời….giúp tóc chắc khỏe
  • Kích thích sản sinh collagen, duy trì độ đàn hồi cho da
  • Giảm căng thẳng
  • Hỗ trợ điều trị mụn
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa
  • Giảm cân

Tinh dầu bưởi chứa lượng lớn chất có khả năng kháng khuẩn, khử mùi. Tinh dầu bưởi là nguyên liệu rất quen thuộc trong ngành mỹ phẩm, với thành phần vitamin A và C, tinh dầu bưởi có tác dụng hữu ích trong việc giữ cho làn da được khỏe mạnh, giảm mụn viêm dưới tác động của ô nhiễm không khí và tia UV.

Đáng nói nhất chính là khả năng chống rụng tóc của tinh dầu bưởi. Pectin và naringin tiết ra từ tinh dầu bưởi giúp giảm gầu, giảm dầu ở tóc và ngăn chặn tóc gãy rụng. Từ ngày xưa các bà các mẹ đã sử dụng vỏ bưởi nấu cùng hương nhu để gội đầu để có mái tóc đen bóng mượt, các chị em hiện nay có thể sử dụng tinh dầu bưởi cho vào dầu gội rất nhanh và hiệu quả.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà ( peppermint) có nguồn gốc từ châu Âu, chứa 10 – 30% methone và 35% menthol. Tinh dầu bạc hà được chưng cất từ lá bạc hà tươi

Một số tác dụng của tinh dầu bạc hà

  • Trị khó tiêu, chướng bụng: giãn cơ trơn đường tiêu hóa, giảm đầy hơi, giảm co thắt ruột già
  • Giảm đau răng, sát trùng răng miệng: Tinh dầu bạc hà có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn các bệnh sâu răng, hôi miệng..
  • Hạ sốt: Methol có tác dụng giảm nhiệt cơ thể, bạn có thể pha tinh dầu bạc hà với dầu dừa xoa vào lòng bàn tay rồi xoa lên cổ và lòng bàn chân sẽ làm mát cơ thể rất tốt.
  • Hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp như đau họng, giảm ho, tắc nghẽn mũi, hen, cúm, cảm lạnh….

Tinh dầu bạc hà có chứa những chất như menthol, pinen…. Có khả năng kháng khuẩn, chống virus, chống oxy hóa nên ngăn các bệnh về hô hấp hay nhiễm trùng.

Tinh dầu quế

Tinh dầu quế
Tinh dầu quế

Tinh dầu quế có tên khoa học là Cinnamomun Cassia thuộc họ Long não( Lauraceae) được chiết xuất từ vỏ thân cây quế. Thành phần chính của tinh dầu quế gồm cinnamaldehyd, eugenol, linalol. Tác dụng của tinh dầu quế được chú ý :

  • Tốt cho tim mạch: Tinh dầu quế có tác dụng làm giảm cholesterol có hại (LDL) và tăng cholesterol có lợi (HDL), tăng tuần hoàn máu giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ
  • Hỗ trợ giảm cân: Quế gúp giảm cảm giác thèm ăn, cân bằng lượng đường trong máu. Cinamaldehyd sinh nhiệt có tác dụng đốt cháy mỡ thừa dưới da chống béo phì.
  • Chống ký sinh trùng: Theo nghiên cứu năm 2014, quế làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp acid amin của ký sinh trùng sốt rét, ngoài ra còn ngăn chặn sự phát triển giun G. lamblia – một loại ký sinh trùng đường ruột.
  • Chăm sóc da, môi và tóc: Tinh dầu quế có khả năng chống viêm, tái tạo mô tế bào. Chị em có thể trộn tinh dầu quế cùng dầu dừa để tăng lưu thông máu, chăm sóc môi và da.
  • Điều trị viêm loét dạ dày: Thành phần eugenol có khả năng chống viêm làm giảm vết loét, dù không tiêu diệt hoàn toàn HP nhưng ngăn chặn đáng kể được sự xâm nhập của vi khuẩn này
  • Giảm đau họng: Nhỏ vài giọt tinh dầu quế cùng mật ong và nước chanh ấm sẽ giảm đau họng. Tinh dầu quế được coi là loại tinh dầu tốt nhất cho họng nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch.

Tinh dầu quế an toàn tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp mang thai và cho con bú.

Tinh dầu tỏi

Tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi

Tỏi không chỉ làm gia vị trong nấu nướng mà đã nổi tiếng trong mục đích y học vì có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất. Thành phần chính là allicin, flavonoid,selen cùng các loại vitamin C,B1,E….

Tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe:

  • Tăng miễn dịch cho cơ thể: Các chất dinh dưỡng vitamin A,C,E, phospho, sắt, protein bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, chống lão hóa, cải thiện hệ thống miễn dịch và bạch cầu chống bệnh tật. Có thể pha tinh dầu tỏi cùng nước ấm để uống giúp cải thiện sức khỏe và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
  • Tinh dầu tỏi có tính ấm và kháng viêm, ức chế sự phát triển của virus và vi khuẩn có hại,hỗ trợ người bị nhiễm trùng, ho cảm lạnh, cúm mùa.
  • Đau nhức cơ thể: Những người hay bị chuột rút hoặc thiếu máu có thể uống viên dầu tỏi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng co thắt cơ bắp.
  • Giảm cholesterol và béo phì: Tinh dầu tỏi loại bỏ các chất dư thừa của nước, chất béo, kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể. Uống tinh dầu tỏi cùng dầu mè sẽ khiến nước thải thừa thải ra mồ hôi làm tan mỡ.
  • Điều trị xơ vữa động mạch: Tỏi giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim và làm chậm phát triển chứng xơ vữa động mạch
  • Kháng khuẩn, đuổi muỗi: Allicin và Thiosulfin có vai trò quan trọng trong kháng khuẩn và có thể đuổi muỗi hiệu quả.

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà Melaleuca alternifolia ở Úc. Tác dụng nổi tiếng nhất của tràm trà chính là trị mụn vì đây là thành phần không còn xa lạ của của các hãng mỹ phẩm do các chất trong tràm trà có thể giết chết vi khuẩn, nhiễm nấm và dị ưng da. Ngoài ra một số công dụng khác như:

  • Đẩy nhanh quá trình bình phục da: Nếu bị vết thương hoặc côn trùng đốt có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào băng gạc sẽ làm dịu vết thương hơn đấy!
  • Nước rửa tay: Với khả năng kháng khuẩn tuyệt vời, tinh dầu tràm là thành phần quan trọng trong nước rửa tay, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh ho, cảm cúm… Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid 19 thì nước rửa tay là vật bất ly thân của mỗi người.
  • Nước súc miệng: Pha loãng tinh dầu tràm với nước súc miệng mỗi ngày giúp bạn có hơi thở thơm mát và chống được sâu răng.
  • Chữa ho, nghẹt mũi: Dùng đèn xông hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu tràm sẽ giảm đau đầu, giảm ho và thông mũi.

Tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh
Tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh chiết xuất bằng cách ép lạnh vỏ chanh vì vỏ chanh chứa rất nhiều túi tiết tinh dầu. Tinh dầu chanh hay được gọi là Citrus limon, các thành phần gồm terpen, aldehyd, sesquiterpenes,…. Có khả năng chống oxy hóa rất tốt.

Tác dụng của tinh dầu chanh

  • Cải thiện tình trạng tiêu hóa kém như táo bón và viêm dạ dày: Tinh dầu chanh giảm sự ăn mòn của dạ dày, khi massage cùng với hương thảo và bạc hà sẽ làm tăng tác dụng rõ rệt, giảm chướng bụng, táo bón.
  • Chăm sóc da mặt: Hàm lượng vitamin C cùng khả năng chống lão hóa tuyệt vời nên tinh dầu chanh rất hữu hiệu trong việc chăm sóc da. Xông tinh dầu chanh cùng vỏ bưởi,sả, hương nhu… giúp cải thiện mụn trứng cá, trắng da, mờ thâm sạm.
  • Hỗ trợ giảm cân: Tinh dầu chanh chứa d – limonene, một loại chất thúc đẩy quá trình giảm cân của cơ thể, tăng khả năng trao đổi chất, làm sạch tuyến bạch huyết. Các tình trạng tích mỡ, tăng cholesterol, tăng lipid được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng tinh dầu chanh.
  • Làm sạch răng miệng: Nhờ tính kháng khuẩn, kháng nấm nên tinh dầu chanh có khả năng giảm mùi hôi miệng, giúp răng chắc hỏe và trắng sáng hơn.
  • Làm sạch khử mùi nhà cửa: Nhờ hợp chất limonene và b-pinene nên tinh dầu chanh có tính kháng khuẩn ,làm sạch không khí, tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây bệnh trong nhà.

Tinh dầu hoa anh thảo

Hoa anh thảo là loài hoa đẹp đến từ miền nam châu Âu và Địa Trung Hải. Tinh dầu hoa anh thảo có tên Evening primrose essential oil và được người dân châu Âu và Mỹ sử dụng từ rất lâu. Hoa anh thảo rất giàu Omega – 6 là một acid béo có lợi cho sức khỏe, xây dựng cấu trúc hormone và màng tế bào, hấp thụ vitamin. Vậy tinh dầu hoa anh thảo có tác dụng gì?

  • Chống viêm giảm đau nhờ Omega – 6 sau khi được cung cấp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Prostaglandin Serin làm giảm các triệu chứng gây sưng, giảm đau.
  • Điều trị viêm da, vảy nến, mẩn ngứa: Tinh dầu anh thảo có tác dụng làm mềm, cải thiện vùng da bị bong tróc, loại bỏ vi khuẩn trên da.
  • Cân bằng hormone: Omega- 6 giúp cân bằng hormone ở nữ giới nên có tác dụng trị mụn rất tốt. Uống tinh dầu hoa anh thảo hoặc massage lên da mặt sẽ cải thiện mụn ở tuổi dậy thì đáng kể.
  • Tinh dầu anh thảo tăng khả năng thụ thai: tinh dầu này tăng chất nhờn ở tử cung nên tinh trùng sẽ ở được lâu hơn và tăng khả năng thụ thai. Chị em nên dùng tinh dầu anh thảo vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt nếu muốn có em bé nhé!
  • Điều kinh, giảm đau bụng kinh: Dùng tinh dầu anh thảo thường xuyên sẽ cải thiện được vấn đề rối loạn kinh nguyệt mà chị em lo lắng, ngoài ra còn giảm đau, giảm cáu gắt mỗi khi “bà dì” tới thăm.
  • Phòng đa nang buồng trứng: Đây là căn bệnh khá phổ biến của chị em phụ nữ, lượng omega – 6 sẽ giúp ổn định được nội tiết, cải thiện sức khỏe.

Tinh dầu hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng thường được chiết xuất từ loài hoa hồng nhung đỏ vì mùi hương quyến rũ. Không chỉ có mùi hương nhẹ nhàng thư giãn, lãng mạn mà còn giúp cân bằng hormone, làm đẹp… Thành phần chính của hoa hồng như:

  • Citronellol : kháng khuẩn có trong tinh dầu sả
  • Eugenol : Một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất
  • Citral : Chất kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin A
  • Phenyl Acetaldehyd : Chất tạo mùi thơm

Một số công dụng được kể đến như:

  • Ngăn ngừa trầm cảm, giảm stress: Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng thì ngửi tinh dầu hoa hồng hoặc tắm bồn cùng tinh dầu sẽ giúp cải thiện tâm trạng, thoải mái và thư thái, ngủ tốt hơn nhất là chị em phụ nữ.
  • Chăm sóc da, trị mụn trứng cá: Tinh dầu hoa hồng có thể pha loãng và sử dụng như toner để cấp ẩm, trị mụn, làm mềm da và se khít lỗ chân lông. Đây là phương pháp làm đẹp của phụ nữ Trung Quốc thời trung cổ.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Khả năng kích thích hormone có thể điều hòa kinh nguyệt nếu bạn lo lắng với các vấn đề đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hội chứng tiền mãn kinh…
  • Tăng ham muốn: Hoa hồng từ lâu được coi là biểu tượng cua sự lãng mạn, vì nó giúp giảm lo âu, căng thẳng, điều hòa hormone, tăng khả năng ham muốn tình dục.
  • Chống co thắt: Giảm co thắt ruột, co thắt ở cơ, chi.

Tinh dầu dừa

Tinh dầu dừa chứa rất nhiều acid béo cần thiết và các khoáng chất như canxi, magie… Dầu dừa nguyên chất thường có màu hơi vàng và mùi thơm của dừa rất đặc trưng.

Dầu dừa không chỉ là nguyên liệu trong nhà bếp mà còn là vũ khi đắc lực trong làm đẹp của chị em và chữa bệnh rất tốt nữa đấy:

  • Điều trị mụn trứng cá: Acid lauric, acid capric có tính kháng khuẩn và làm dịu vết mụn sưng viêm, sử dụng mỗi ngày cùng nước ấm để có làn da mềm mại mịn màng.
  • Tác dụng dưỡng môi, tóc: Giúp môi mềm mịn, tóc chắc khỏe, giảm xơ tóc và gãy rụng.
  • Phòng và điều trị bệnh ung thư: Các ketone trong dầu có tác dụng diệt khối u ung thư ra khỏi cơ thể.
  • Điều trị bệnh tim và tăng huyết áp: Lượng chất béo tự nhiên tăng cholesteron HDL giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm trigycerid và tăng huyết áp.

Phương pháp chung làm tinh dầu tai nhà


Phương pháp cất hơi nước đơn giản và dễ làm nhất. Tự chế tinh dầu tại gia sẽ khiến bạn không còn lo lắng về tinh dầu giả trên thị trường.

Vật dụng : Bếp , nồi, ống dẫn hơi nước

Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, thái nhỏ rồi đưa vào nồi nấu chưng cách thủy

Bước 2: Tạo nắp hình nón và gắn ống dẫn nước ở phần nắp nồi

Bước 3: Đun sôi nước, nước kéo theo tinh dầu theo ống dẫn nước qua bình ngưng tụ. Đặt bình ngưng tụ trong nước đá để ngưng tụ nước, phần tinh dầu sẽ tách lớp và nổi phía trên

Bước 4: Hút nước thu tinh dầu nguyên chất.

Cách bảo quản tinh dầu làm tại nhà

  • Chọn chai đúng cách: Nên chọn các chai thủy tinh tối màu( xanh, tím, nâu…) để tránh ánh sáng ảnh hưởng đến chất lượng. Sử dụng lọ nhỏ để tránh bị oxy hóa.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không cho vào ngăn đá. Bảo quản trong tủ lạnh để giữ nhiệt độ ổn định, tránh ánh sáng.

Tinh dầu tự pha có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 1 tháng.

Lưu ý khi mua và sử dụng tinh dầu

  • Chọn cơ sở bán tinh dầu nguyên chất, uy tín. Có thể thử tinh dầu bằng cách cho vào giấy thấm, nếu bay hơi hết thì tinh dầu không đạt chất lượng. Tinh dầu nguyên chất đều có mùi dễ chịu chứ không bị hắc nên người mua cần cẩn trọng để tránh mua phải hàng nhái.
  • Người cao huyết áp không dùng tinh dầu khuynh diệp, xạ hương…
  • Không bôi tinh dầu nguyên chất lên vết thương hở
  • Để xa tầm tay trẻ em
  • Không để tinh dầu rơi vào mắt
  • Tránh để tinh dầu tiếp xúc với ánh sáng hay thấm nước
  • Sau khi sử dụng đóng chặt nắp để tránh bị oxy hóa.

Đối tượng không nên mua tinh dầu

Đối tượng không nên sử dụng tinh dầu
Đối tượng không nên sử dụng tinh dầu

Một số trường hợp không thể sử dụng tinh dầu như:

  • Bị dị ứng mùi thơm, nếu sử dụng dễ bị dị ứng, đau đầu, rối loạn hoạt động.
  • Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh sự dụng tinh dầu thông, melissa.
  • Người bị động kinh không dùng tinh dầu khuynh diệp, thông, thìa là…
  • Người huyết áp thấp không dùng tinh dầu oải hương, ngọc lan tây
  • Phụ nữ có thai 6 tháng đầu không nên sử dụng tinh dầu.

Hy vọng với những chia sẻ của Sống khoẻ 24h các bạn sẽ chọn lựa cho mình những loại tinh dầu phù hợp.

Tinh dầu thiên nhiên – mang hương thơm cho mọi nhà

Cây Hương nhu trắng: Tên khoa học, đặc điểm thực vật, công dụng

Hương nhu trắng là cây thuốc quý được dân gian sử dụng từ lâu đời với mức độ rất phổ biến. Hương nhu trắng còn có thể được gọi dưới những cái tên khác chẳng hạn như: é trắng, húng giổi tía. Bài viết này, https://songkhoe24h.com chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc những......

Tinh dầu sả chanh: Công dụng, cách sử dụng, cách làm tinh dầu

Trong bài viết này, https://songkhoe24h.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc một sản phẩm tinh dầu đang rất phổ biến ở trên thị trường, được rất nhiều người tìm mua, đó là tinh dầu sả chanh. Mặc dù phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ được thành phần, tác......

1 Comment

Tinh dầu trầm hương có công dụng ra sao? Cách sử dụng như thế nào?

Ngày nay, tinh dầu đang ngày càng được mọi người ưa chuộng dựa trên tính đa dụng của nó. Đặc biệt, trong số đó, tinh dầu trầm hương lại là sản phẩm được quan tâm đặc biệt do tác dụng cũng như sự sang trọng mà nó tạo ra cho người dùng. Hãy cùng https://songkhoe24h.com/......

Tinh dầu oải hương Lavender: Tác dụng, cách làm, cách sử dụng tinh dầu

Trong bài viết này, https://songkhoe24h.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc một sản phẩm tinh dầu đang được người dùng tìm mua và sử dụng với số lượng rất nhiều, đó là sản phẩm tinh dầu oải hương Lavender. Vậy tại sao mà nó lại được người dùng săn đón với số lượng lớn như vậy?......

[REVIEW] Top 10 loại tinh dầu treo xe ô tô tốt nhất. Cách sử dụng, giá bán

Hầu hết chúng ta mỗi ngày đều phải thường xuyên dành một khoảng thời gian ngồi trên xe ô tô. Lái xe hay chỉ là ngồi trong một không gian bó hẹp như xe hơi cũng luôn mang lại cảm giác khó chịu, căng thẳng, dễ mệt mỏi, chưa kể đến bạn có thể đối......

Tinh dầu quế: Công dụng, cách làm, cách sử dụng tinh dầu

Trong bài viết này, https://songkhoe24h.com sẽ giới thiệu đến bạn một sản phẩm đang rất được người dùng quan tâm và tìm mua với số lượng rất nhiều, đó là sản phẩm Tinh dầu quế. Mọi thông tin liên quan thành phần, tác dụng, cách làm, cách sử dụng,… của sản phẩm sẽ được chúng......

Cineol là gì? Tác dụng, định tính, định lượng, các dược liệu chứa Cineol

Cineol (hay còn biết đến với cái tên Eucalyptol) là loại terpene có trong tự nhiên. Nhiều loại thuốc ho, nước xúc miệng, nước hoa thường có thành phần chủ yếu từ loại tinh dầu này. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có đủ hiểu biết về các thông tin cơ bản của Cineol.......

Đèn xông tinh dầu bằng điện có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều loại đèn xông tinh dầu song đèn xông tinh dầu bằng điện là một trong những sản phẩm phổ biến. Tác dụng chính của nó là nâng cao sức khỏe cả tinh thần và bên ngoài cơ thể đồng thời xua được các loại côn trùng gây hại như ruồi,......

Tinh dầu gỗ tuyết tùng và những điều bạn nên biết

Tinh dầu gỗ tuyết tùng là một sản phẩm đã được sử dụng lâu đời trong văn hóa phương Tây. Loại tinh dầu này là biểu cho sự giàu sang, thông thái thường được sử dụng trong giới thượng lưu. Không chỉ có những tác dụng tuyệt vời sức khỏe, nó còn có giá trị......

Tinh dầu Phong Lữ có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?

Cũng giống những những loại tinh dầu khác, tinh dầu Phong Lữ là món quà quý của thiên nhiên bạn tặng cho con người. Đây là một loài cây khá xa lạ đối với người Việt Nam, tuy nhiên đây là sản phẩm đang dần phổ biến tại thị trường nước ta nhờ những giá......