Tìm hiểu từ A-Z chu kỳ kinh nguyệt: cách tính, khả năng thụ thai, tránh thai

Đối với nữ giới, việc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt được cho là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi dậy thì. Điều này có thể khiến cho một số người cảm thấy lúng túng, hoang mang và lo lắng.

Chính vì thế, chuẩn bị cho bản thân những kiến thức đầy đủ về chu kỳ kinh nguyệt là một điều hết sức cần thiết.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì, cách tính chu kỳ kinh nguyệt ra sao, mối liên quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và quá trình thụ thai như thế nào? Hãy cùng Sống Khỏe 24h tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt hiểu đơn giản là một số thay đổi về mặt sinh lý ở cơ thể phụ nữ, được kiểm soát bởi hệ hormone sinh dục với biểu hiện rõ ràng nhất thông qua hiện tượng ra máu.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của kinh nguyệt từ tháng này sang tháng khác, được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên ra máu của tháng này đến ngày đầu ra máu của tháng tiếp theo.

Có lẽ điều khiến nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì lo lắng nhất đó chính là việc bất ngờ “ra máu”.

Khi ấy, liệu bạn đã từng có suy nghĩ rằng mình mắc bệnh hiểm nghèo nên mới chảy máu thế chưa? Hoặc suy nghĩ khác là vùng kín của mình bị tổn thương gì chăng?

Tuy nhiên, hãy yên tâm đi, điều này không có gì nguy hiểm cả vì đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của người phụ nữ trưởng thành sẽ bắt đầu rụng trứng, mỗi lần rụng trứng có thể là 1 trứng, đôi khi là 2 trứng.

Sau khi quá trình rụng trứng xảy ra, nội mạc tử cung sẽ được biến đổi để chuẩn bị cho việc trứng được thụ tinh làm tổ, bắt đầu thai kỳ.

Tại sao lại ra máu trong ngày hành kinh?
Tại sao lại ra máu trong ngày hành kinh?

Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh, tức là không có quá trình tinh trùng kết hợp với trứng, thì tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc kia.

Và “máu” mà bạn thấy xuất hiện mỗi lần hành kinh đó chính là phần nội mạc tử cung, chất nhầy tử cung và các sản phẩm của máu được đào thải ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Xem thêm một số loại cốc nguyệt san giúp bạn vượt qua “ngày đèn đỏ” dễ dàng hơn: [REVIEW] Cốc nguyệt san là gì? Hướng dẫn cách sử dụng, tác hại

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt là không giống nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào cơ địa của bản thân nữ giới. Có người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 đến 30 ngày.

Bên cạnh đó, có người chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 40 đến 45 ngày. Việc chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống sinh hoạt của mội người.

Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu tình từ ngày nào?

Chắc hẳn, không ít chị em lầm tưởng rằng ngày sạch kinh là ngày bắt đầu chu kỳ mới. Tuy nhiên, không phải như thế, đây là một suy nghĩ lệch lạc.

Theo các chuyên gia, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ ngày có hiện tượng ra máu. Thời gian cho mỗi lần hành kinh chủ yếu rơi vào khoảng 3 đến 4 ngày, thậm chí, có một số người thì kéo dài từ 6 đến 7 ngày.

Số ngày hành kinh cũng có thể khác nhau trên cùng một cơ thể, không có sự ổn định một cách tuyệt đối giữa tháng này với tháng khác.

Chính vì thế, nếu như bạn thấy số ngày hành kinh của mình tháng này dài hoặc nhanh hết hơn tháng trước thì cũng đừng vội lo lắng nhé.

Có thể là do tháng này bạn ăn uống không lành mạnh, hay thức đêm, hay lo lắng nên mới dẫn đến một số thay đổi trong cơ thể mới gây ra tình trạng đó thôi.

Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt vô cùng đợn giản như sau

Nếu ngày bắt đầu có kinh của bạn vào ngày mồng 1 tháng 4, ngày đầu có kinh của tháng 5 của bạn là ngày mồng 1 thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Tương tự như cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày. Nếu bạn có kinh bắt đầu từ ngày 01/04 mà ngày có kinh đầu tiên của bạn trong tháng sau là 03/05. Thì vòng kinh nguyệt của bạn là 32 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày

Giống với cách tính những chu kỳ kinh nguyệt 30, 32 ngày thì chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày cũng y hệt như đã nêu trên. Vậy bạn thử tính xem chu kỳ kinh nguyệt của mình là bao nhiêu ngày nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày

Công thức tương tự như cách tính Chu kỳ kinh nguyệt đã nêu trên.

Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai

Quan hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai
Quan hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt có tác động quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ.

Nếu như bạn nắm rõ được thời gian bắt đầu có kinh và các giai đoạn trong chu kỳ hành kinh của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ được đời sống tình dục của bản thân.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai

Trong mối liên hệ với khả năng thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt có thể được chia làm 2 giai đoạn: thời kỳ dễ thụ thai, thời kỳ khó thụ thai.

Đối với một người bình thường, thời kỳ dễ thụ thai nhất được nghiên cứu là vào khoảng trước và sau ngày rụng trứng 5 ngày.

Sau đây sẽ là một ví dụ điển hình để các bạn có thể hình dung một cách rõ ràng nhất. Chẳng hạn, chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 hoặc 15.

Do đó, thời kỳ dễ thụ thai nhất sẽ là vào khoảng từ ngày thứ 9 đến ngày 19 của chu kỳ hành kinh. Vì thế, đối với những cặp vợ chồng đang có ý định có con thì hãy đặc biệt quan tâm đến thời điểm vàng này nhé.

Và ngược lại, với những ai chưa sẵn sàng làm mẹ thì hãy tránh xa thời gian này ra và có cho mình những biện pháp quan hệ và tránh thai an toàn nhé.

Tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai hoặc tránh thai
Tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai hoặc tránh thai

Bạn có thể tham khảo thêm một bài đọc chuyên sâu sau:

[HƯỚNG DẪN] Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc tránh thai chính xác nhất

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Tiếp theo giai trên là giai đoạn thứ hai: thời kỳ khó thụ thai. Đây được cho là thời kỳ mà bạn có thể quan hệ tình dục với bạn tình mà không cần lo lắng đến vấn đề có con ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, xác suất tránh thai không phải là 100%, vì vậy, hãy tự bảo vệ mình vì biết đâu bạn lại rơi vào trường hợp rất nhỏ ngoài ý muốn kia.

Thời gian an toàn này được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến trước ngày bắt đầu kinh nguyệt của chu kỳ kế tiếp ở tháng tiếp theo.

Sở dĩ, khả năng đậu thai trong thời kỳ này là rất thấp bởi vì khi đó trứng rụng của những ngày trước đang bị phân hủy và chuẩn bị đẩy ra ngoài dưới hình thức kinh nguyệt.

Xác suất thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt

Vậy còn thời gian hành kinh thì xác suất thụ thai thế nào? Chắc hẳn đây là điều thắc mắc với nhiều người. Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng thụ thai trong khi hành kinh, tuy nhiên, khả năng không cao.

Khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày thứ 9 được xem là thời kỳ an toàn tương đối.

Mặc dù xác suất đậu thai là không cao nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng, đừng nên quan hệ trong thời gian này nếu chưa đủ tự tin có con nhé.

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt
Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai ở trên được tính theo công thức sau đây:

A = B – 14

C = A ± 2

Trong đó

A: Thời điểm rụng trứng

B: Chu kỳ kinh nguyệt

C: Thời điểm dễ có thai

Tuy nhiên công thức trên chỉ áp dụng đúng với những đối tượng có chu kỳ kinh nguyệt đều. Để có thể dự đoán ngày mang thai đúng và chuẩn nhất bạn nên đến những cơ sở y khoa để thăm khám trực tiếp.

Biểu hiện khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của các nàng

Cũng trong khoảng thời gian hành kinh này, tâm sinh lý của chị em có thể thay đổi và nhạy cảm hơn so với bình thường. Một số người tính khí trở nên thất thường, dễ cáu giận, nóng gắt, cảm thấy không hài lòng với mọi thứ xung quanh.

Biểu hiện của chị em khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới
Biểu hiện của chị em khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới

Nếu như người phụ nữ của bạn đang trong tình trạng ấy, tốt nhất nên tránh xa cô ấy ra một chút, làm theo ý cô ấy và cho cô ấy một khoảng không gian riêng tư.

Một số khác thì trở nên ít nói hơn, dễ xúc động và tổn thương. Một số người thì lại bị đau ở phần bụng dưới, một số khác có cảm giác đau mỏi ở vùng lưng hoặc bị nổi mụn ở mặt kể cả trước khi hành kinh.

Trong giai đoạn này, phái nữ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa sắt, thịt đỏ, chườm bụng nếu đau, đồng thời giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ uống có chứa cồn như rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này có thể khiến các cơn đau của bạn kéo dài hơn đấy.

Một số bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, nhiều người gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt và một số bất thường như kinh nguyệt không đều, vô kinh, rong kinh, thống kinh. Để có cái nhìn rõ hơn về một số bất thường này, ta cùng đi tìm hiểu một số định nghĩa.

Biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt
Biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt

Thứ nhất, kinh nguyệt không đều là tình trạng hai chu kỳ kinh nguyệt chênh lệch nhau từ 20 đến 90 ngày.

Vô kinh là trường hợp không có kinh nguyệt trong vòng 90 ngày ở những người phụ nữ đã có kinh nguyệt trước đó, hoặc không có kinh nguyệt vĩnh viễn do một số rối loạn chức năng của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo.

Rong kinh là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài trên 8 ngày. Đây là trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, kể cả vào ban đêm và cần thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ rong kinh thường hay bị đau bụng dưới.

Ngoài ra, thống kinh là hiện tượng đau bụng nhiều và dữ dội trong thời gian hành kinh. Có khi cơn đau lan tỏa khắp bụng, đôi lúc kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đau lưng, bủn rủn tay chân, sốt nhẹ, thay đổi cảm xúc.

Ở đa số các trường hợp, sau khi sạch kinh thì các triệu chứng trên cũng sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị gì. Sau nhiều chu kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ biết cách “thích nghi” với những khó chịu đó.

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ có cơ địa quá nhạy cảm, thống kinh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lao động và sinh hoạt hằng ngày, gây bất tiện cho người bệnh.

Việc nắm vững được một số bất thường có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn tránh khỏi hoang mang và dễ dàng hơn trong việc tìm cách điều trị.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn, đòi hỏi bạn phải tính ngày rụng trứng một cách chính xác để xác định được khả năng thụ thai.

Việc kinh nguyệt xuất hiện không đều không phải là tình trạng hiếm gặp ở các chị em phụ nữ.

Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nó có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hoặc nguyên nhân bên trong cơ thể của nữ giới. Một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu được thống kê lại đó chính là do bạn đã mang thai.

Mang thai có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh, chậm kinh hoặc chu kỳ kinh kéo dài. Nếu bạn bị trễ kinh trong khoảng thời gian đã xảy ra quan hệ tình dục, thì không thể loại trừ trường hợp bạn đã mang thai.

Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều

Ngoài ra, stress hoặc căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên do dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, thừa cân, giảm cân, rối loạn ăn uống hoặc tập thể dục thể thao quá sức cũng là một số nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra.

Vì thế, một lời khuyên cho nữ giới là hãy sống thật thoải mái, tích cực, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học để giữ cho mình lối sống lành mạnh và sức khỏe ổn định.

Cách theo dõi chu kì kinh nguyệt

Các bước để theo dõi chu kì của bạn có đều không rất đơn giản như sau:

Bước 1: Đánh dấu hoặc kí hiệu ngày ra máu đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Bước 2: Đánh dấu ngày ra máu đầu tiên của tháng tiếp theo xem có gì bất thường không.

Bước 3: Tính chu kỳ kinh nguyệt của bản thân được hướng dẫn như thông tin bên trên

Bước 4: Theo dõi đều đặn trong vài tháng liên tục để xem chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình có bao nhiêu ngày, có đều hay không?

Các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Đôi khi chúng ta quên đánh dấu ngày đầu tiên ra máu trên lịch để bàn, nhưng bạn đừng lo vì cuộc sống ngày càng phát triển vì vậy một số nhà dịch vụ phát triển các ứng dụng, app để bạn có thể tiện theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn nhất.

Một số app bạn có thể download hoàn toàn miễn phí trên cửa hàng ứng dụng như: Flo, lịch kinh nguyệt và mang thai….

Các tiện ích khi theo dõi chu kỳ kinh nguyệt qua các app
Các tiện ích khi theo dõi chu kỳ kinh nguyệt qua các app

Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày có bình thường không?

Chu kì kinh nguyệt ở phái nữ từ 25 -30 ngày ít có sự xê dịch thì vòng kinh của người này có vòng kinh đều. Nhưng người có vòng kinh khoảng từ 35 – 40 thì cũng không phải quá lo lắng về vấn đề này vì hiện tượng này là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên những ngày này thường có vòng kinh dài thì thời điểm rụng trứng cũng sẽ thưa hơn, nên khả năng thụ thai của những chị em này thường thấp hơn những người có vòng kinh bình thường.

Cách làm nhanh chu kỳ kinh nguyệt

Đôi khi với lí do nào đó mà bạn có ý định cho thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của mình như: tuần sau mình có chuyến du lịch cùng công ty, sợ mình mang thai… Sau đây sẽ là một số tips để bạn đẩy nhanh ngày hành kinh của mình tuy nhiên bạn không nên lạm dụng các cách này vì điều này ảnh hưởng đến chính sức khoẻ sinh sản của bạn sau này.

Một số cách làm nhanh chu kỳ kinh nguyệt
Một số cách làm nhanh chu kỳ kinh nguyệt
  • Sử dụng một số loại mộc: một số nghiên cứu đã chỉ ra một số loại thảo mộc có tác dụng đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp đã bị ngộ độc khi sử dụng cách này.
  • Bổ sung thêm Vitamin C: Vitamin C sẽ gây co bóp tử cung làm cho kinh nguyệt đến sớm hơn
  • Ăn thêm rau mùi tây: Được lưu truyền từ dân giam có tác dụng đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt vì trong rau mùi tây có chứa chất làm co bóp tử cung nhẹ.
  • Ăn nghệ: Nghệ giúp kinh nguyệt điều hoà một cách đều đặn. Bạn là đối tượng bị chậm kinh thì nên sử dụng nghệ để điều hoà lại kinh nguyệt của mình.

Cách hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Cách hoãn chu kỳ kinh nguyệt
Cách hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Cách làm hoãn chu kỳ kinh nguyệt có rất nhiều nhưng không phải phương pháp nào cũng an toàn vì vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng các phương pháp sau đây:

  • Sử dụng chanh để làm châm kinh: trong quả chanh chứa nhiều acid citric tác dụng hoãn ngày ấy của chị em lại.
  • Uống giấm táo: Cũng có thành phần là acid citric giống như quả chanh.
  • Ăn bột Gelatin: Gelatin là chất có thể làm giảm lượng Estrogen trong cơ thể phụ nữ làm cho những ngày kinh đến muộn hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai: Công dụng chính của thuốc tránh thai là ngừa thai không mong muốn nhưng nó cũng có tác dụng làm ngày ấy của bạn đến muộn hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này

Xem thêm: Thuốc tránh thai Cerazette: Cách dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều không có cách cụ thể nào để tính. Nếu bạn là người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn một cách cẩn thận lại. Rồi sử dụng các biện pháp an toàn để điều chỉnh kinh nguyệt thành đều đặn là bạn có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.

Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian để đọc bài viết. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì liên hệ tới hotline để được tư vấn cụ thể.

 

Ngày viết:

2 thoughts on “Tìm hiểu từ A-Z chu kỳ kinh nguyệt: cách tính, khả năng thụ thai, tránh thai

  1. Nguyễn Quốc Trung says:

    Vợ em muốn dùng thuốc tránh thai loại vĩ 28 viên, em đọc trên mạng thấy hướng dẫn là uống viên thứ nhất vào ngày đầu chu kỳ. Có phải là uống viên thứ nhất vào ngày ra máu đầu tiên ko, sau đó uống hết vĩ 28 viên rồi mua vĩ thứ 2 uống tiếp mà ko cần biết là có kinh hay ko, cứ thế uống hoài đến vỉ thứ 3 thứ 4,…cho em hỏi như vậy có đúng không. Cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *