Sau sinh bao lâu thì có kinh là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc kinh nguyệt sau khi sinh ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các mẹ, đồng thời cũng liên quan đến trực tiếp đến đời sống vợ chồng. Do đó hiểu rõ về vấn đề này là việc mà các bà mẹ cần phải làm. Bài viết này của Sống Khoẻ 24h sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về kỳ kinh nguyệt sau sinh của các mẹ bỉm sữa.
Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?
Câu trả lời cho câu hỏi sau sinh bao lâu thì có kinh được các chuyên gia chia thành 2 đối tượng là phụ nữ cho con bú và không cho con bú.
Việc có kinh nguyệt hay thời gian rụng trứng là những khoảng thời gian không xác định. Tuy nhiên phụ nữ không cho con bú thường có kinh nguyệt đầu tiên sau 6-8 tuần, sớm hơn so với những phụ nữ cho con bú.
Nguyên nhân được giải thích là do khi cho con bú, cơ thể các mẹ bỉm sữa sẽ tiết ra prolactin và hormon ức chế sản xuất estrogen, dẫn đến việc rụng trứng bị lùi lại, từ đó mà kinh nguyệt cũng lâu hơn.
xem thêm: Quan hệ khi có kinh có sao không? Có thai không? Tư thế an toàn
Sau sinh thường và sinh mổ bao lâu thì có kinh nguyệt?
Thời gian xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh cũng có sự khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ. Đối với những trường hợp sinh thường thì kinh nguyệt thường đến muộn hơn từ 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, sinh mổ, thời gian có kinh thường lớn hơn là từ 2-3 tháng. Tuy nhiên thời gian này chỉ mang tính chất ước lượng vì đặc điểm của mỗi cơ thể là khác nhau. Tuy nhiên việc sau 1, 2 năm mà vẫn chưa có kinh trở lại thì bạn có thể mắc rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cần đến thăm khám tại các cơ sở khám phụ khoa.
Những dấu hiệu đến kì kinh nguyệt sau sinh
Sau đây là những dấu hiệu mà các mẹ cần chú ý cho kỳ kinh lần đầu sau sinh.
Huyết trắng xuất hiện nhiều
Khi kinh nguyệt sắp trở lại, âm đạo trở nên ẩm ướt, nhằm cân bằng độ ẩm cũng như pH , ngăn ngừa sự phát triển của nấm cũng như ký sinh trùng. Dịch tiết ra được gọi là khí hư có màu trắng, hay còn gọi là huyết trắng. Huyết trắng đột nhiên ra nhiều có thể cảnh báo rằng kì kinh nguyệt đang sắp đến.
Đau tức ngực
Khi kì kinh nguyệt đến, các hormone trong cơ thể thay đổi sẽ khiến ngực của bạn sẽ bị đau đặc biệt là là đầu núm vú. Điều này có thể kéo theo chất lượng sữa mẹ bị suy giảm, lượng sữa tiết ra ít hơn và loãng hơn so với bình thường. Tuy nhiên các bà mẹ không nên quá lo lắng vì sau khi kết thúc kì kinh nguyệt thì chất lượng sữa sẽ trở lại ban đầu.
Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là dấu hiệu thường xuyên gặp của nữ giới trong những ngày “đèn đỏ”, không riêng gì phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, một số bà mẹ trước khi sinh con không bị đau bụng kinh có thể sẽ cảm thấy đau sau sinh.
Thời gian xảy ra đau bụng kinh thường là trước 10 ngày khi kì kinh nguyệt sắp đến. Bạn sẽ cảm giác được vùng bụng dưới của mình bị đau, buồng trứng co thắt. Mức độ đau có thể giảm trước ngày “dâu rụng” từ 1-2 ngày.
Da sạm màu
Dấu hiệu này thường không nhiều chị em để ý. Tuy nhiên sau sinh, hormone trong cơ thể thay đổi bên cạnh đó khi kỳ kinh nguyệt đến, nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, từ đó dẫn đến việc sản phụ có thể có dấu hiệu sạm da, da trở nên thâm đen rõ rệt. Dấu hiệu này thường xuất hiện trước kỳ kinh khoảng 10 ngày.
Tâm trạng khó chịu, dễ cáu gắt
Nguyên nhân chính của những vấn đề này vẫn là lượng hormone trong cơ thể của bạn thay đổi trong những ngày “ đến tháng”. Điều này tác động đến các dây thần kinh, khiến cảm xúc của bạn dễ bị căng thẳng, dễ cáu gắt, khó điều khiển được cảm xúc. Biểu hiện cảm xúc này sẽ không kéo dài mà chấm dứt khi những ngày này qua đi.
Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ không tốt, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường xuyên xảy ra với nữ giới. Đặc biệt biểu hiện này còn thể hiện rõ rệt ở phụ nữ sau sinh bởi ngoài do các yếu tố từ bên trong tác động, mẹ bỉm sữa còn chịu áp lực từ việc nuôi con.
Tuy nhiên khi kỳ kinh qua đi thì tình trạng thể chất của các mẹ cũng được cải thiện hơn, cơ thể có cơ chế để điều chỉnh lại cân bằng ban đầu.
Màu của kinh nguyệt sau sinh
Màu của kinh nguyệt sau sinh không có gì khác thường so với những chu kỳ bình thường khác. Tuy nhiên xuất hiện những màu bất thường như màu cam, màu xanh da trời, máu kinh có mùi hôi đi kèm với vùng kín ngứa ngáy có thể cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Các bà mẹ khi thấy màu của kinh nguyệt sau sinh có những đặc điểm bất thường nên đến ngay cơ sở phụ khoa uy tín để được khám và chữa bệnh.
xem thêm: Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân, cách làm có kinh trở lại
Chu kì kinh nguyệt sau sinh của phụ nữ
Sau khi sinh con, phụ nữ gặp phải những rối loạn nhất định mà điển hình là chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi. Bình thường chu kỳ sẽ kéo dài trong khoảng từ 28-34 ngày, tuy nhiên phụ nữ sau sinh, chu kỳ có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường. Ngoài ra, trong những ngày của chu kỳ, bạn còn có thể đối mặt với con đau bụng kinh dữ dội mà có thể trước khi sinh không hề có hiện tượng này. Nguyên nhân là do tử cung trong thời kỳ thai kỳ phát triển hơn, tuy nhiên lại co lại trong thời gian ngắn sau khi sinh dẫn đến những lớp nội mạc tử cung bong ra. Tử cung cần một thời gian để hồi phục lại lớp nội mạc này.
Do đó mà việc chu kỳ kinh nguyệt sau sinh không đều và ổn định là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Vì vậy, các bà mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này vì nó sẽ nhanh chóng được ổn định sau khi bạn cai sữa cho con.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là vấn đề mà bà mẹ nào cũng gặp phải. Tuy nhiên hiện tượng sinh lý này có thể sẽ trở nên đáng lo ngại nếu đi kèm theo những dấu hiệu bất thường. Trước hết bạn cần phân biệt đâu là dấu hiệu sinh lý bình thường và đâu là dấu hiệu của bệnh lý. Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường gặp phải đó là:
Thời gian chu kỳ kinh nguyệt khác thường
Bình thường một chu kỳ kinh nguyệt thường dao động trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Thời gian chảy máu kinh nguyệt thường từ 3 đến 7 ngày. Những trường hợp phụ nữ có chu kỳ kéo dài dưới 28 ngày hay trên 32 ngày, thời gian chu kỳ nhỏ hơn 3 ngày hay ít hơn 7 ngày được cho là bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Sau khi sinh, kinh nguyệt lần đầu xuất hiện quá lâu
Thông thường, với những phụ nữ sinh mổ thì thời gian có lại kinh nguyệt vào khoảng từ 2-3 tháng. Còn đối với phụ nữ sinh thường thì thời gian này lâu hơn, từ 6 tháng đến 1 năm. Điều này tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như thời gian mà mẹ cho con cai sữa.
Khi các mẹ bị mất kinh nguyệt từ 1 năm đến 2 năm thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Đau bụng dữ dội
Vấn đề đau bụng kinh là biểu hiện hết sức bình thường của phụ nữ mỗi kỳ kinh nguyệt đến. Tuy nhiên nếu mẹ bỉm sữa cảm thấy đau bụng quằn quại, dữ dội, bị mất sức thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.
Đau đầu vú
Khi đầu ngực của bạn bị đau có nghĩa rằng các nội tiết tố trong cơ thể không được điều hòa một cách cân bằng trên cơ thể. Từ đó cảnh báo bạn có thể đang bị rối loạn kinh nguyêt, phụ nữ sau sinh nói riêng và phái nữ nói chung.
Những dấu hiệu trên nếu bạn gặp phải đì đừng quá lo lắng, vì đây là chỉ những dấu hiệu sinh lý hết sức bình thường của phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Tuy nhiên nếu kết hợp với những dấu hiệu bất thường sau thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý vì nó có thể đang cảnh báo điều bất thường về cơ thể bạn đó:
- Thời gian kinh nguyệt kéo dài từ 8 đến 14 ngày, trong đó máu kinh ra nhiều, xuất hiện những cục máu đông có màu đen sẫm.
- Trong khoảng giữa của chu kỳ, chảy máu âm đạo kết hợp với những mùi hôi khó chịu có thể cảnh báo bạn đang mắc những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
- Vùng kín thường xuyên có cảm giác ngứa rát, đặc biệt lúc quan hệ bạn sẽ cảm thấy đau.
- Thời gian kéo dài những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt là 2 năm sau sinh.
Sau sinh kinh nguyệt tháng có tháng không?
Nhiều chị em thắc mắc kinh nguyệt của mình sau sinh tháng có tháng không. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì sau sinh, các hormone trong cơ thể chưa thể trở lại hoàn toàn bình thường. Việc kinh nguyệt không đều diễn ra trong một thời gian, sau đó sẽ ổn định trở lại.
Tuy nhiên việc này nếu kéo dài trong một thời gian dài sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên sau sinh có thể là biểu hiện của bệnh lý. Bạn nên đi khám để có biện pháp kịp thời nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu thời gian rối loạn kéo dài quá lâu thì có thể cơ thể bạn đã gặp những bất thường và cần được sự thăm khám của các bác sĩ.
Sau sinh, chị em cần chú ý đến một số hiện tượng như rong kinh, rong huyết kéo dài. Bên cạnh đó là máu kinh nguyệt có màu bất thường, máu có mùi hôi, vùng kín ngứa ngáy, mọc mụn,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm và cần được chữa trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.
xem thêm: Vừa hết kinh 1 ngày quan hệ có thai không? Sau mấy ngày thì không có?
Chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Các bà mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh em bé là điều không thể tránh khỏi. Do đó để khắc phụ tình trạng này trong thời gian ngắn nhất, các bà mẹ cần cải thiện cách sinh hoạt, ăn uống của mình.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Bổ sung những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc này không chỉ có công dụng điều hòa kinh nguyệt mà còn khiến sức khỏe các mẹ trở nên tốt hơn, bù đắp dinh dưỡng do bị thiếu hụt sau khi sinh.
Ăn uống lành mạnh cũng có thể khiến những bà mẹ thừa cân quá nhiều nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn trước sinh. Nếu các bà mẹ vẫn đang băn khoăn không biết một chế độ ăn như thế nào là hợp lý thì có thể tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng hay các bác sĩ phụ sản.
Tập thể dục
Việc tập thể dục là cần thiết đối với mọi lứa tuổi và đặc biệt tốt với các mẹ bầu. Những bài tập nặng có thể khiến chị em bị mệt mỏi và quá sức. Do đó để thay thế những bài tập có cường độ cao thì yoga hay thiền các mẹ có thể thử. Chỉ với từ 15 đến 20 phút một ngày thực hiện những bài tập đơn giản sẽ khiến cho bạn cảm thấy khỏe khoắn, và thoải mái hơn rất nhiều. Từ đó vấn đề rối loạn kinh nguyệt cũng có thể được cải thiện.
Điều tiết tâm lý
Việc chăm con, nuôi con rất vất vả và cực nhọc. Nhiều bà mẹ vì điều này mà dẫn đến áp lực stress, trầm cảm sau sinh, dẫn đến những vấn đề không tốt đối với sức khỏe của các mẹ. Các chuyên gia cho rằng, ngoài việc chăm con thì chị em nên quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình đặc biệt là giấc ngủ cũng như giờ giấc nghỉ ngơi. Những lúc con ngủ thì các mẹ cũng có thể tranh thủ chợp mắt nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, những còn một số lưu ý với phụ nữ sau khi sinh con:
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
Với các mẹ bầu nên tránh sử dụng các chất kích thích vì ngoài nguy hiểm đến cơ thể còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai vì có thể khiến tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên khó kiểm soát hơn.
- Bổ sung estrogen có thể điều hòa kinh nguyệt nhanh hơn nhưng việc uống phải tuân theo đúng liều lượng và thời gian của bác sĩ.