Tác dụng của trà hoa cúc
Một số công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc:
Phòng ngừa tim mạch
Trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa bệnh huyết áp giúp ổn định huyết áp và giúp hạn chế các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Ngoài ra, trong trà hoa cúc còn có các thành phần chống oxy hoá mạnh có khả năng làm dịu cơn đau ngực, đau thắt ngực từ các bệnh lý của tim.
Hiệu quả trong điều trị cảm lạnh
Trong các sách y học cổ truyền của Trung Quốc, và theo dân gian từ xa xưa con người đã biết sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn, cảm lạnh kèm sốt cao, nhức đầu và sưng tấy. Nhờ vào tính lương của hoa cúc mà chúng có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả.
Xem thêm: Cảm cúm Tín Phong có dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Chữa mẫn đỏ, dị ứng, phát ban
Hầu hết đa số các mẫn đỏ do phát ban gây ra đều là do cơ thể bị nhiệt trong, sau đó tích độc tố và phát ban da ngoài cơ thể. Uống trà hoa cúc sẽ có tác dụng giải nhiệt, làm giảm tích độc tố, giảm tình trạng ngứa
Giúp hỗ trợ tăng thị lực
Trà hoa cúc đem lại nhiều lợi ích cho đôi mắt của bạn, đặc biệt đối với những người mắt mờ, tầm nhìn xa kém. Nếu mắt hay bị khô, nhức mỏi do làm việc với máy tính trong thời gian dài hoặc đọc sách lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng thì trà hoa cúc là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ và cải thiện sức khoẻ cho đôi mắt của bạn.
Phòng chống và ngăn ngừa ung thu giai đoạn sớm
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra hoạt chất apigenin trong thành phần trà hoa cúc có tác dụng giảm và ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư và hỗ trợ tác dụng của thuốc trị ung thư. Trà hoa cúc đã được chứng minh là có tác dụng đặc biệt hiệu quả với các loại ung thư như ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Ổn định huyết áp, an thần
Trà hoa cúc từ lâu đã được mệnh danh là thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất và an toàn nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp cho cơ thể dịu bớt căng thẳng về thần kinh, nhanh vào giấc ngủ, giấc ngủ sâu hơn và không bị trằn trọc. Ngoài ra, trong thành phần trà hoa cúc có một số các chất có tác dụng kháng khuẩn, và các chất có tác dụng giãn mạch hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
Giải độc gan, tiêu độc
Khi sử dụng kết hợp trà hoa cúc với một số loại dược liệu khác như bồ công anh và hoa kim ngân sẽ được bài thuốc bổ gan tiêu độc, chữa mụn nhọt, ghẻ lở. Trà hoa cúc có tính mát, có thể được sử dụng để giải nhiệt cho các trường hợp nhiệt trong người gây nhiệt miệng, khó chịu bực bội, nóng trong người…
Xem thêm: [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Top 10+ loại thuốc bổ gan, mát gan tốt nhất cho người hay uống rượu
Chữa thống kinh
Trong trà hoa cúc có thành phần có tác dụng làm tăng lượng Glycine cho cơ thể giúp làm giảm các cơn co thắt, làm dịu đi hiện tượng đau bụng kinh do kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Có thể sử dụng trà hoa cúc kết hợp với việc massage tinh dầu hoa cúc bên ngoài để tăng tác dụng giảm đau.
Bên cạnh đó, trong thành phần trà hoa cúc còn có các kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tốt nhất ở trên chủng streptococcus và staphylococcus giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da, đau mắt đỏ, viêm phổi và viêm màng não…
Xem thêm: Quan hệ khi có kinh có sao không?
Cách làm trà hoa cúc
Trà hoa cúc là loại trà đơn giản, dễ làm. Từ xưa đến nay, trong dân gian vẫn lưu truyền hai công thức làm trà, đó là làm trà từ hoa khô và làm trà từ hoa khô. Cách làm trà truyền thống này vẫn được lưu giữ đến ngày nay, nhưng đã có một số thay đổi cho phù hợp với thành tựu khoa học kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại.
- Cách làm trà hoa cúc từ hoa cúc tươi
- Lựa chọn khoảng từ 40 đến 50 bông hoa cúc tươi, rửa thật sạch và để cho ráo nước.
- Loại cúc lựa chọn là loại cúc trắng hoặc cúc vàng tươi, tốt nhất là chọn các bông hoa được nuôi trồng tự nhiên, an toàn ở các cơ sở uy tín, không phun các thuốc trừ sâu độc hại.
- Cách làm trà hoa cúc từ hoa cúc khô
- Cách chọn hoa cúc cũng giống như ở phần làm trà từ hoa tươi. Lưu ý, để trà có chất lượng tốt nhất, nên hái những bông vừa hé nở, và thời gian hái tốt nhất là vào buổi sáng từ 8 đến 10 giờ. Đây là thời điểm vừa tan sương, trên cánh hoa sẽ đọng lại sương sớm, cánh hoa sẽ ít bị dập nát.
- Loại bỏ những bông hoa bị nát, bị dập hoặc gãy cành.
- Những bông hoa tươi nhất được lựa chọn, ngắt cuống rồi rửa sạch và phơi đến khô. Chú ý khi rửa phải nhẹ nhàng để tránh hoa bị rụng cánh.
- Hoa cúc sau đó được trải lên các khay, nong…rồi đem sấy khô bằng lò điện hoặc theo cách truyền thống là sấy trong lò than hoặc sao vàng trên bếp. Lưu ý, trải hoa đều, không nên xếp xít nhau, không xếp chồng lên nhau để nhanh bay hơi nước, cũng như để đảm bảo toàn bộ hoa đều đạt độ ẩm như mong muốn. Trong quá trình sấy, cần để lửa thấp khoảng 50 độ C, đủ để bay hơi nước mà vẫn giúp hoa giữ được màu vàng tự nhiên và các tinh chất quý giá trong từng bông hoa.
- Hoa sau khi được phơi (hoặc sao khô) sẽ được giữ trong túi, hoặc bình thủy tinh kín để bảo quản và dễ lấy ra mỗi lần sử dụng.
Cách pha trà hoa cúc
- Hoa cúc sau khi đã được rửa sạch và để ráo, được cho vào nồi chứa sẵn 1 lít nước đang đun sôi. Để nước sôi thêm một lần nữa thì dừng đun, bởi nếu đun ở nhiệt độ cao trong thời gian dài thì trà sẽ bị nồng và làm khó uống.
- Lọc trà để bỏ bã hoa cúc và giữ lại nước trà.
- Để nước trà nguội xuống khoảng 40 độ C thì cho thêm vài thìa mật ong, tùy vào độ ngọt mà mình muốn, rồi khuấy đều cho tan hết hoàn toàn.
- Nước trà có thể được dùng ngay hoặc giữ ấm trong bình giữ nhiệt để uống trong ngày.
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu như lạm dụng trà hoa cúc, sử dung không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hoá ở người lớn tuổi
Vì chức năng dạ dày, và nhu động ruột ở người lớn tuổi tương đối kém nên nếu lạm dụng trà hoa cúc có thể gây ra rối loạn đường tiêu hoá ở nhóm đối tượng này.
- Làm cho huyết áp không ổn định
Trà hoa cúc có tác dụng rất tốt đối với người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá 4 – 5 ly trà trong một ngày có thể gây hạ huyết áp quá thấp. Và đặc biệt đối với các đối tượng bị huyết áp thấp, bác sĩ khuyến cáo tốt nhất không nên sử dụng trà hoa cúc tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
- Làm giảm tác dụng một số loại thuốc
Những người bị tiểu đường đang sử dụng insulin, và những người đang dùng thuốc kháng khuẩn và chống viêm không nên uống trà hoa cúc. Ngoài ra, nếu bạn có đang sử dụng thuốc an thần, thì trà hoa cúc có thể làm tăng cường tác dụng của thuốc và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Uống trà hoa cúc đúng cách
- Trà hoa cúc không chứa caffein trong thành phần nên hoàn toàn có thể uống thoải mái như loại thức uống bình thường thay nước lọc. Có thể dùng trà nóng hoặc trà lạnh, tùy theo khẩu vị và sở thích của mỗi người.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên dùng trà hằng ngày, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 cốc. Tốt nhất là uống một cốc vào lúc mới thức dậy, và trong vòng nửa tiếng ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra có thể uống vào sau các bữa ăn trong ngày.
- Không dùng trà hoa cúc khi bụng rỗng, vì lúc đó nếu uống trà sẽ làm giảm nồng độ acid dạ dày xuống mức thấp, cản trở sự tiêu hóa và có thể gây “say trà” với các biểu hiện như khó chịu, hoa mắt, tim đập loạn nhịp…
- Khi thưởng thức trà, có thể ăn kèm với ít mứt hạt sen để làm dậy mùi trà và tăng vị ngọt bùi của hạt sen.
- Để tăng hiệu quả tác dụng của trà hoa cúc, khi dùng có thể pha chung với một số loại thảo dược khác như quả la hán, táo đỏ… Đây đều là những loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền nhưng tác dụng hiệu quả rất tốt, đã được tin dùng từ xa xưa.
- Đối với những người đang mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt vào mùa đông, có thể tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bằng cách pha trà hoa cúc với ít mật ong hay kim ngân hoa,…
- Để cải thiện thị lực của người dùng, có thể uống trà hoa cúc với nhãn nhục, kỷ tử, táo đỏ,… Ngoài ra, sự kết hợp này cũng rất tốt cho những người đang suy giảm chức năng gan, người mệt mỏi, suy yếu,…
Cảnh báo nhầm lẫn Cúc hoa sấy lạnh và Cúc hoa sấy điện
Cúc hoa sấy lạnh: Ở loại này, nhìn từng bông hoa thì ta thấy rằng nó giữ nguyên bản được những màu sắc vàng tươi, còn về hình dạng thì hình dạng bông to cũng như là tròn hơn. Thể chất được đánh giá là mềm dẻo. Ngoài ra, mùi vị, hoạt chất không bị ảnh hưởng.
Cúc hoa sấy điện: Ở loại này, nhìn chung sẽ thấy là bông bị tác động bởi nhiệt nên bị xỉn tối màu (thường là sẽ có màu vàng nâu), và vì nhiệt lớn sẽ trở nên teo lại. Thể chất sẽ giòn, khi mà chúng ta bóp ra thì bị vụn nát. Ngoài ra, những đặc điểm khác như là mùi vị, hoạt chất bị ảnh hưởng mất đi không như ban đầu.
Đã có rất nhiều bác đã hỏi em xem có phải cúc hoa sấy lạnh hay không? Vậy nên em đăng lên cho các bác cùng xem để tránh bị nhầm lẫn vì Cúc hoa sấy điện có giá rẻ hơn rất nhiều so với sấy lạnh.
Trà hoa cúc loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có 2 loại trà hoa cúc, được làm từ trà hoa cúc trắng hoặc nụ hoa Cúc tiến vua. Trong đó, trà hoa bạch cúc được dùng nhiều hơn cả.
- Hoa cúc tiến vua (kim cúc) là loại trà hoa cúc tốt nhất. Nó có mùi thơm nhẹ nhàng, không bị nồng như các loại khác, và đem lại kết quả sử dụng tuyệt vời. Trà cúc tiến vua bởi khi thưởng thức sẽ đem lại sự dễ chịu, thư thái đầu óc và tăng cường sức khỏe.
- Hoa cúc trắng là hoa có màu trắng, bông nhỏ. Loại này nở vào giữa năm, khoảng tháng 7 âm và được cho là có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.
Trà hoa cúc mật ong
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính lương. Trà hoa cúc có màu vàng, vị hơi đắng. Khi sử dụng, hay cho thêm 1 – 2 thìa mật ong. Mật ong được thêm vào nhằm mục đích tạo vị ngọt dễ uống, và tăng tác dụng quy tỳ của trà. Ngoài ra, còn có thể sử dụng phối hợp cùng với cam thảo để giúp hành khí và dẫn trà quy vào 12 kinh của cơ thể.
Bà bầu uống trà hoa cúc được không?
Trà hoa cúc có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, tuy nhiên việc sử dụng trà hoa cúc đối với phụ nữ mang thai vẫn cần phải thận trọng bởi vì vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu khoa học khẳng định độ an toàn của trà hoa cúc trên bà bầu.
- Trà hoa cúc có chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, tuy nhiên tuỳ vào lượng trà tiêu thụ và tiền sử bệnh nhân thì trà hoa cúc cũng có thể không hề an toàn đối với phụ nữ mang thai. Việc sử dụng trà hoa cúc trong thai kì nên được trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ.
- Mặc dù vẫn chưa có đầy đủ bằng chứng y khoa chứng minh việc trà hoa cúc có thể gây kích thích chuyển dạ, sinh non. Tuy nhiên, nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn cũng không nên uống trà hoa cúc trong thời gian mang bầu.
Trà hoa cúc mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất và bán trà hoa cúc. Bạn có thể tìm mua ngay tại các nông sản hoa cúc, trên các trang web bán trà thảo mộc, các trang mạng xã hội,… Trước khi mua, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công dụng, cách dụng và chất lượng của trà hoa cúc.
Trà hoa cúc giá bao nhiêu?
Tuỳ vào từng loại trà hoa cúc và kĩ thuật sấy mà chúng sẽ có giá khác nhau.
- Trà hoa cúc trắng: có tác dụng giải độc cơ thể, tiêu độc, thanh nhiệt rất hiệu quả. Với túi 1kg hiện nay đang được bán với giá khoảng 700.000 – 800.000 VNĐ
- Trà hoa cúc vàng: tác dụng phục hồi cơ thể, tăng cường sức khoẻ người sử dụng. Với túi đóng gói 1kg đang được bán với giá khoảng 690.000 – 750.000 VNĐ
- Trà nụ hoa kim cúc: tác dụng sáng mắt, kháng khuẩn, an thần, ổn định huyết áp. Với túi đóng gói 1kg hiện đang được bán với giá khoảng 690.000 – 750.00 VNĐ.
Mua trà hoa cúc vàng chất lượng ở hà nội thì ở đâu bán
Bạn liên hệ số hotline 08 5354 9696 để dược sĩ bên mình tư vấn nhé.
Bên mình có bạn nhé, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 098 572 9595 để được tư vấn và phục vụ tốt nhất ạ. Cảm ơn bạn
Tôi muốn có thông tin về trà kim cúc
Chị liên hệ số hotline 08 5354 9696 để bên em tư vấn nhé.