Trong một xã hội phát triển như ngày nay, sự phóng khoáng của con người sẽ đi kèm với đó là sự tăng lên một cách đáng lo ngại của các chứng bệnh xã hội, trong đó có bệnh giang mai. Căn bệnh này là một căn bệnh khiến rất nhiều người phải đau đầu. Tuy nhiên, nếu chữa trị kip thời và đúng cách thì đây là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được. Trong bài viết này, https://songkhoe24h.com xin mang đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất liên quan đến căn bệnh này như biểu hiện, cách chữa trị, cách phòng tránh bệnh giang mai.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn lây nhiễm cho cơ quan sinh dục, miệng, da và hệ thần kinh, là một trong số nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted disease – STD), phổ biến nhất và nguy hiểm nhất do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
Bệnh giang mai có tên Tiếng Anh Syphilis, bệnh gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên do đặc thù về cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ giới có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh giang mai hơn nam giới. Người bị bệnh nếu không được chăm sóc y tế đúng đắn và kịp thời rất có thể sẽ đe doạ đến tính mạng hoặc có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh giang mai lần đầu tiên được phát hiện thành dịch ở Châu Âu vào đầu thế kỷ 16, nguyên nhân được cho rằng bệnh lan truyền do Christopho colombus cùng 44 thuỷ thủ mang bệnh từ Haiti về Tây Ban Nha. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện thời kỳ nào cũng chưa xác định rõ. Có thuyết cho rằng bệnh có từ lúc lính của Gia long viễn chính sang Xiêm La mang bệnh về, vì vậy nên thời đó bệnh được gọi tên là Tiêm La.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh giang mai là do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum được 2 nhà khoa học Schaudinn và Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn Treponema pallidum là vi khuẩn xoắn ốc, chỉ được truyền duy nhất trong cơ thể con người. Xoắn khuẩn này có sức đề kháng rất yếu, sau khi đi ra khỏi cơ thể con người chỉ có thể sống trong vài giờ đồng hồ. Trong nước đá, chúng vẫn có thể sống được trong một khoảng thời gian khá lâu, tuy nhiên ở nhiệt độ 42 độ C chúng không thể sống quá 30 phút. Ngoài ra, chúng cũng bị bất hoạt và chết khi tiếp xúc với các chất diệt khuẩn thông thường trong vài phút.
Đến nay đã có 3 phân loài của xoắn khuẩn T. pallidum được biết đến, trong đó có phân loài Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai; T.p. endemicum gây ra bệnh Bejel và là loài đặc hữu gây bệnh giang mai nữ; phân loài T.p. perteneue gây ra bệnh ghẻ.
Bệnh giang mai có chữa được không?
Với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày, việc chữa trị cho bệnh giang mai là hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, người mắc bệnh phải có thái độ thận trọng khi biết tình trạng bệnh của mình và phối hợp chặt chẽ với đơn vị y tế để có biện pháp xử lý triệt để nhất. Vì các biến chứng của bệnh là hết sức nguy hiểm nên nếu không thể có những can thiệp trong giai đoạn đầu thì sẽ gây ra rất nhiều những khó khăn cho quá trình điều trị. Trên hết, việc xử lí quá muộn có thể khiến những biến chứng trên cơ thể sẽ đi theo người bệnh cả cuộc đời.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Xoắn khuẩn T.Pallidum có thể xâm nhập qua màng nhầy âm đạo, miệng và hậu môn; qua các vết xước hay vết loét ngoài da để xâm nhập vào cơ thể. Một số con đường lây truyền của bệnh giang mai được biết đến như sau:
- Con đường phổ biến nhất gây nên bệnh giang mai đó chính là qua đường tình dục không an toàn với người bệnh. Qua thống kê của WHO, có đến hơn 90% trường hợp nhiễm bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn, xoắn khuẩn thông qua các tiếp xúc cọ xát trong quan hệ tình dục bằng âm đạo, hậu môn, miệng để xâm nhập vào cơ thể.
- Bệnh giang mai dễ dàng bị lây truyền qua đường máu. Bệnh thường dễ bị lây lan khi sử dụng chung bơm kim tiêm tiêm chích ma tuý, tiêm truyền máu mà bơm tiêm không khử khuẩn. Xoắn khuẩn giang mai có ở trong máu của người bệnh, nên vẫn có khả năng bệnh giang mai có thể lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, nguy cơ này không cao do sau khi để máu trong ngăn đông để bảo quản thì sau 3 – 4 giờ đồng hồ vi khuẩn đã chết hết. Ngoài ra trước khi hiến máu, người hiến máu sẽ được xét nghiệm máu để chắc chắn họ không mang các bệnh truyền nhiễm trong mình.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ mắc bệnh giang mai có nguy cơ lây bệnh sang thai nhi từ tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ, ở giai đoạn này xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn và gây bệnh. Hoặc sau khi sinh thường, trẻ bị tiếp xúc với xoắn khuẩn âm đạo của mẹ nên bị nhiễm bệnh.
- Trong trường hợp rất hiếm, bệnh có thể bị lây truyền do tiếp xúc ngoài da: nếu như bạn bị tổn thương ngoài da, và vết thương này vô tình tiếp xúc với dịch nhầy hoặc máu của bệnh nhân bị giang mai có chứa xoắn khuẩn giang mai thì bạn sẽ mắc bệnh.
- Bệnh giang mai không lây lan qua tiếp xúc gián tiếp: như ở bể bơi, vòi nước nóng, mặc chung quần áo, đồ đựng thức ăn, bệ toilet, bồn tắm…
Triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết, biểu hiện ở nam và nữ giới
Các triệu chứng bệnh giang mai thường không rõ ràng, có thể tự biến mất sau một thời gian nên người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ.
Dấu hiệu bệnh giang mai thường xuất hiện các tổn thương ngoài da dưới nhiều hình thức khác nhau. Các biểu hiện này có thể xuất hiện theo từng giai đoạn, cũng có thể biến mất trong nhiều năm.
Giai đoạn nguyên phát
Trong giai đoạn nguyên phát của bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tuần. Người bệnh có thể chỉ thấy có một vết loét hoặc nhiều vết loét. Các vết loét này là nơi đầu tiên xoắn khuẩn giang mai tiếp xúc với cơ thể và đi vào cơ thể. Các săng giang mai đặc trưng chính là các vết loét cúng, hình tròn, kích thước từ 0.3 – 3cm, không ngứa, không đau, khi nặn các vết loét này sẽ tiết ra các chất dịch chứa rất nhiều xoắn khuẩn. Sau 3 – 5 ngày sau khi các vết loét xuất hiện, người bệnh có thêm hạch ở khu vực lân cận.
Do các vết loét không đau nên bệnh nhân thường không chú ý, vết loét kéo dài từ 3 – 6 tuần và tự lành bất kể bệnh nhân có chữa trị hay không. Nếu người bệnh không thuốc và điều trị thì chỉ trong ngày thứ 10, xoắn khẩn giang mai đã xâm nhập vào máu và cơ thể đã sản xuất kháng thể, lúc này xét nghiệm máu chẩn đoán huyết thanh đã có thể phát hiện ra bệnh. Ngay cả khi vết loét đã biến mất thì bạn vẫn phải chữa bệnh để bệnh không chuyển sang giai đoạn sau.
Giai đoạn thứ phát
Giai đoạn này bắt đầu khoảng 45 ngày sau giai đoạn nguyên phát, ở giai đoạn này, người bệnh có thể bị phát ban da hoặc vết loét vùng miệng, âm đạo, hậu môn (tổn thương vùng màng nhầy niêm mạc). Lúc này, xoắn khuẩn đã có mặt ở khắp cơ thể gây ra nhiều tổn thương khác nhau.
Biểu hiện ban đầu của giai đoạn này là việc phát ban tại một hoặc nhiều vùng da trên cơ thể. Ban rất dễ nổi lên khi vết loét nguyên phát lành dần hoặc sau vài tuần khi vết loét đã lành. Ban thường không ngứa, trông như vết dát tròn, ấn vào thì biến mất, tập trung chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, hai tay.
Sẩn giang mai có thể thể xuất hiện tập trung thành các mảng, khi bị cọ xát nhiều sẽ chảy nước. Sẩn xuất hiện chủ yếu ở người bị nghiện rượu.
Một số tổn thương khác như các nốt phỏng nước như mụn cóc xuất hiện tại các khu vực ẩm ướt như bìu hoặc âm hộ.
Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, sưng hạch, đau đầu, đau họng, cúm, đau cơ, rụng tóc, sụt cân…
Những triệu chứng ở giai đoạn này kéo dài từ 2 – 6 tuần, và chúng sẽ biến mất bất kể người bệnh có điều trị hay không. Tuy nhiên nếu người bệnh không được điều trị ở giai đoạn này, sẽ rất hay tái nhiễm sau vài tháng và có thể kéo dài lên đến 2 năm, bệnh nhân sẽ chuyển giang giai đoạn âm ỉ và có thể là tam phát
Giai đoạn âm ỉ
Sau giai đoạn thứ phát, người bệnh bước vào giai đoạn âm ỉ (tiềm ẩn). Trong giai đoạn này, sẽ không có bất kỳ dấu hiệu, hay triệu chứng nào hữu hình của bệnh. Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào.
Do không có các biểu hiện bên ngoài nên giang mai giai đoạn âm ỉ không dễ lây lan như ở giai đoạn nguyên phát và giai đoạn thứ phát. Nhiều người bệnh giai đoạn này thường chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã khỏi hoặc tự khỏi nên không đi khám hoặc dừng quá trình điều trị.
Giai đoạn tam phát
Bệnh giang mai giai đoạn tam phát xảy ra từ 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Phần lớn người bị giang mai nếu có chữa trị đều không bị giang mai giai đoạn tam phát. Tuy nhiên khi đã bị đến giai đoạn tam phát, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ bị tác động do xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào khắp các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, mạch máu, não và hệ thần kinh. Bệnh nhân một khi đã bị đến giai đoạn này, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Giang mai thần kinh và giang mai thị giác
Nếu không điều trị bệnh, bệnh có thể lan lên não và hệ thần kinh hoặc mắt. Tình trạng này có thể xuất hiện ở tất cả giai đoạn được nêu trên đây. Các triệu chứng của giang mai thần kinh có thể là đau đầu, khó phối hợp cơ, liệt, tê bì, mất trí. Các triệu chứng của giang mai thị giác có thể bao gồm các thay đổi về thị giác và thậm chí là mù
Biểu hiện của giang mai bẩm sinh
Biểu hiện giang mai bẩm sinh sớm ở trẻ sơ sinh: xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ, phát ban ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, xuất hiện mụn nước ở bàn tay, bàn chân, chảy nước mũi, sốt, nhẹ cân…
Biểu hiện giang mai bẩm sinh muộn xuất hiện sau từ 3 – 6 năm sau khi trẻ bị nhiễm giang mai từ mẹ: trẻ bị câm điếc và mù loà, có sẹo ở da và xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, miêng, trẻ bị đau xương…
Giang mai bẩm sinh có thể khiến trẻ tử vong sớm, sinh non, nhẹ cân, nhiễm trùng.
Bệnh giang mai có ngứa không?
Nhiều người thường có suy nghĩ lầm tưởng rằng, một người bị bệnh giang mai sẽ có các biểu hiện ngứa ngoài da. Nhưng trên thực tế, tất cả các nghiên cứu liên quan đến biểu hiện sinh lý bên ngoài của người mắc bệnh, tất cả các giai đoạn của bệnh đều không gây nên những triệu chứng ngứa ngoài da.
Mặt khác, có rất nhiều triệu chứng của bệnh thường chỉ biểu hiện ở một giai đoạn và sẽ biến mất ở giai đoạn khác. Nó sẽ khiến cho rất nhiều người sinh tâm lý chủ quan mà không chữa trị triệt để. Vì vậy mà đã có rất nhiều những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì không ý thức được độ nguy hiểm của bệnh giang mai.
Hình ảnh biểu hiện của bệnh giang mai ở nam và nữ
Qua thu thập trên nhiều bệnh nhân và được sự cho phép của cá nhân và gia đình họ, dưới đây là một số hình ảnh của bệnh giang mai ở cả nam và nữ, nếu bạn thắc mắc rằng mình có thực sự bị giang mai hay không thì nhớ quan sát kỹ từ biểu hiện đó trên từng bệnh nhân xem mình có bị mắc những dấu hiệu tương tự đặc trưng mà chỉ bệnh giang mai mới có không nhé.
Làm sao để biết bị giang mai ở nam và nữ?
Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh nhân về tiền sử quan hệ tình dục và kiểm tra toàn thân và bộ phận sinh dục trước khi tiến hành các xét nghiệm lâm sàng để xác nhận bệnh nhân có bị bệnh giang mai hay không. Các xét nghiệm thường được sử dụng:
- Xét nghiệm máu: Ngay sau ngày thứ 10 sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai, cơ thể đã sinh kháng thể trong máu. Và việc xét nhiệm máu sẽ phát hiện được có hay không kháng thể giang mai (bất kể bệnh nhân không có biểu hiện bệnh nào). Đây là xét nghiệm mang lại độ chính xác cao và được sử dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh giang mai.
- Xét nghiệm dịch tiết từ vết loét: Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán phát hiện giang mai giai đoạn đầu. Dịch được lấy từ một trong số các vết loét xuất hiện trong giai đoạn nguyên phát hoặc thứ phát, sau đó được đem soi dưới kính hiển vi để quan sát hình dạng và cách di chuyển của xoắn khuẩn.
- Xét nghiệm dịch não tuỷ: Xét nghiệm này thường được sử dụng cho giai đoạn cuối, nhằm kiểm tra xem xoắn khuẩn giang mai đã gây hại cho hệ thần kinh hay chưa? Bác sĩ sẽ chọc hút dịch não tuỷ từ cột sống và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra xem có xoắn khuẩn hay không.
Đối tượng hay mắc bệnh giang mai
- Người có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình không chung thuỷ, có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Đặc biệt là quan hệ với gái bán dâm và trai bán dâm.
- Người nam giới đồng tính và song tính: Theo thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trên 60% nam giới mắc bệnh giang mai tại Hoa Kỳ đểu có quan hệ tình dục đồng tính với nam giới hoặc với cả nam và nữ giới.
- Người bị nhiễm HIV/AIDS: những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch không có đủ sức đề kháng để chống lại nhiễm khuẩn nên rất dễ mắc bệnh giang mai cũng như rất nhiều các bệnh lây truyền khác.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu do ốm yếu lâu ngày cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Biến chứng của bệnh giang mai
Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị giang mai như:
- Về thần kinh: giang mai thần kinh có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não, điếc và mù loà, sa sút trí tuệ, bệnh nhân mất cảm giác đau đớn, nam giới bị liệt dương, tiểu không tự chủ…
- Về thị giác: Giang mai có thể khiến bệnh nhân bị suy giảm thị giác, thậm chí là có thể dẫn đến bị mù loà vĩnh viễn.
- Về tim mạch: giang mai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, vỡ mạch, hỏng van tim, thậm chí là tử vong…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục: người bị bệnh giang mai rất dễ mắc thêm nhiều bệnh dễ lây truyền khác như HIV/AIDS, lậu,…
- Biến chứng ở phụ nữ mang thai: giang mai ở phụ nữ mang thai có thể gây ra sinh non, xảy thai, thai chết lưu. chết trước hoặc sau khi sinh. Nếu nhiễm trùng nhẹ, đứa trẻ ra đời có thể bị ảnh hưởng trầm trọng đến cả thể chất và trí tuệ.
Cách chữa trị bệnh giang mai
Nhiều người có câu hỏi rằng “bệnh giang mai có chữa được không?” cho Sống Khỏe 24h, phần này chúng tôi xin được giải đáp với những thông tin chi tiết sau:
Điều trị giang mai giai đoạn đầu
Bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu thường rất dễ chữa và có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Bệnh nhân sau khi bị phát hiện mang bệnh giang mai ở giai đoạn đầu sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị bằng kháng sinh penicillin. Đây là một kháng sinh đặc hiệu được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh giang mai. Nếu người bệnh bị dị ứng với nhóm kháng sinh beta lactam này, bác sĩ sẽ đổi phác đồ điều trị sang các kháng sinh khác cũng có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn T.p như Doxycycline, Azithromycin hoặc Ceftriaxone.
Điều trị giang mai giai đoạn muộn
Nếu bệnh nhân bị phát hiện mắc giang mai ở giai đoạn muộn, giai đoạn đã phát triển nặng hơn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn về thần kinh và nội tạng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiêm tĩnh mạch penicillin mỗi ngày, kết hợp với việc kiểm soát tiến triển của các triệu chứng bệnh. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi các vết loét trên cơ thể lành hoàn toàn và được bác sĩ cho phép.
Điều trị giang mai ở phụ nữ mang thai
Penicillin là thuốc kháng sinh duy nhất được đánh giá là an toàn và hiệu quả khi chỉ định cho phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai. Đây là phương pháp điều trị giang mai ở cả mẹ và con thành công tốt nhất từ trước đến nay.
Ở bà bầu, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 hoặc nhiều liều thuốc kháng sinh penicillin. Số lần tiêm còn tuỳ thuộc vào thể trạng và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Bên cạnh việc điều trị cho mẹ bầu, chồng của bệnh nhân cũng phải được xét nghiệm và điều trị giang mai nếu 2 người trong 3 tháng gần nhất có quan hệ tình dục thường xuyên. Bệnh nhân không được quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh
Việc điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh sẽ được tiến hành ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ cho đến nhiều năm sau khi trẻ được sinh ra.
Phương pháp điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất vẫn là dùng kháng sinh penicillin.
Song song với việc điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh penicillin, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào. Đây là một phương pháp kết hợp giữa thuốc và liệu pháp vật lý trị liệu, phương pháp này cũng đã đem lại kết quả rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh giang mai và hiện đang được áp dụng rộng rãi ở một số bệnh viện lớn và hiện đại.
Cách điều trị của bệnh giang mai cũng đã được bác sĩ Trịnh Ngọc Thịnh – giám đốc trung tâm sức khỏe Cộng đồng và Vệ sinh môi trường trao đổi rất kĩ trong chương trình Alo Bác Sĩ của VTC1. Bạn có thể tham khảo các lời khuyên của bác sĩ trong video sau:
Bệnh giang mai có thể bị tái phát hay không?
Bị bệnh giang mai một lần, cơ thể bạn cũng không thể sinh ra kháng thể có khả năng bảo vệ bạn khỏi bị một lần nữa. Thậm chí, sau khi đã chữa dứt điểm thì bạn vẫn có thể bị tái phát nếu như bạn có quan hệ tình dục với người mang bệnh giang mai.
Có thể điều trị dứt điểm bệnh giang mai hay không?
Bệnh giang mai nếu được phát hiện sớm, thì hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không để lại bất kỳ hậu quả nào.
Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm hoặc để bệnh nặng mà không được chữa trị kịp thời và hợp lý thì có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng tới não, hệ thần kinh và nhiều hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tim mạch. Cách chữa giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để diệt xoắn khuẩn. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể không phục hồi được các tổn thương do bệnh giang mai gây ra.
Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền?
Nhiều người cùng hỏi câu hỏi về việc chữa trị bệnh giang mai hết khoảng bao nhiêu tiền. Để tra lời cho câu hỏi này Sống Khỏe 24h đã đi tới rất nhiều các bệnh viện, để hỏi về việc chữa trị bệnh giang mai ở đây, các khâu chữa trị bao gồm từ xét nghiệm, chẩn đoán và cho thuốc điều trị không hết quá nhiều tiền cho người bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà việc chữa trị bệnh giang mai sẽ có những mức giá khác nhau, thông thường mức giá trung bình vào khoảng từ 2 triệu đồng cho tới 5 triệu đồng.
Phòng chống, cách giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai như thế nào?
Phòng cá nhân: mỡ Penicillin, mỡ Calomel
Hiện nay vẫn không có vacxin phòng ngừa hiệu quả bệnh giang mai, do đó cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted diseases) đó chính là không quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
Nếu có quan hệ tình dục, bạn nên duy trì mối quan hệ chung thuỷ một vợ một chồng hoặc bạn tình lâu dài. Cởi mở với bạn tình về xét nghiệm bệnh giang mai để tự bảo vệ bản thân và người tình.
Dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. Bao cao du có thể phòng lây nhiễm bệnh giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác do tránh được sự tiếp xúc với các vết loét. Tuy nhiên có nhiều vết loét ở các vị trí mà bao cao su không thể che hết, do đó khi tiếp xúc với các vị trí này, bạn có thể bị lây bệnh giang mai.
Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh, bà bầu cần phát hiện và điều trị kịp thời trong thời gian mang thai. Cần thực hiện các xét nghiệm, phản ứng huyết thanh một cách đầy đủ và có hệ thống cho tất các các bà mẹ mang bầu.
Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh giang mai, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo đúng phác đồ. Không được tự ý mua thuốc điều trị, tránh tiền mất tật mang. Và trong thời gian điều trị, không được tự ý bỏ thuốc (khi các triệu chứng đã biến mất, nhưng xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể vẫn chưa thực sự bị tiêu diệt hết), có ý thức tự bảo vệ mình và người chồng hoặc vợ hay người thân trong gia đình.
Phòng cộng đồng
Phòng bệnh và nâng cao ý thức của người dân về bệnh giang mai cũng là một phương pháp rất tốt để phòng tránh bệnh ngay từ những giai đoạn đầu tiên:
- Hợp tác nhiều ngành để giáo dục nam nữ thanh niên sống lành mạnh – Bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc
- Chống nạn mại dâm, gái điếm, cải tạo quản lý gái điếm
- Xây dựng quy chế cưới xin, cần phải kiểm tra sức khoẻ trước khi cho đăng ký kết hôn
- Giáo dục y tế cộng đồng về bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Xây dựng mạng lưới y tế từ trung ương đến xã phường chú trọng các thành phố, đô thị, hải cảng. Tổ chức lồng ghép các hoạt động phòng chống bệnh vào hoạt động của mạng lưới đa khoa.
Xem thêm:
- [CHỨNG NHẬN] 6 thuốc cường dương bằng thảo dược tốt nhất hiện nay
- [TÌM HIỂU] Điểm G là gì? Kích thích điểm G như thế nào để nàng sướng nhất?
- Vì sao khi ngủ nam giới thích cho tay vào trong quần?
Tư liệu tham khảo:
- Syphilis. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1779891/
- Syphilis: Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment. Link: https://www.webmd.com/sexual-conditions/syphilis#1