Tại sao quan hệ lại đau? Cách khắc phục tình trạng đau rát vùng kín

Tại sao quan hệ lại đau? Đây chắc hẳn là câu hỏi rất nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời. Đau khi quan hệ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc chăn gối. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng đau khi quan hệ không? Bài viết dưới đây Sống Khoẻ 24h sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên.

Đau khi quan hệ tình dục là bệnh gì?

Đau khi quan hệ tình dục là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra phần lớn ở nữ giới và phần nhỏ ở nam giới. Nữ giới thường cảm thấy đau rát tại một số bộ phận trên cơ thể như âm hộ, đau lưng, đau vùng xương chậu, đau vùng tử cung,… còn đối với nam giới hay gặp nhất là đau dương vật sau khi quan hệ với bạn tình.

Thông thường, các cơn đau chỉ là tạm thời nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ. Một số người sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, giảm ham muốn mỗi khi quan hệ do đau rát, cuộc yêu không còn được viên mãn, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc vợ chồng.

Đau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do thiếu ham muốn, thiếu kích thích, cơ thể chưa sẵn sàng khi bước vào cuộc yêu. Nguyên nhân thứ hai là do dấu hiệu của các bệnh lý gặp ở cả nam và nữ giới.

Xem thêm: Lần đầu quan hệ: Hướng dẫn đút vào, cảm giác khi đưa cậu bé vào cô bé

Tại sao quan hệ lại đau rát ở nữ giới

Thiếu màn dạo đầu

Tại sao quan hệ lại đau?
Tại sao quan hệ lại đau?

Thiếu “màn dạo đầu” làm thiếu cảm giác ham muốn khi quan hệ, đặc biệt là đối với phụ nữ. Cơ thể phụ nữ cần phải được kích thích trước khi bước vào cuộc yêu. Khi đó, âm đạo mới tiết ra đủ chất nhờn làm giảm ma sát khi quan hệ, khiến phụ nữ không còn cảm thấy đau rát. Nếu thiếu chất nhờn, âm đạo khô, càng làm tăng cảm giác đau khi quan hệ.

Tâm lý không tốt

Cơn đau khi quan hệ của phụ nữ có thể bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Trong trạng thái, lo lắng sợ sệt, mệt mỏi làm tăng cảm giác không thoải mái trước khi bước vào cuộc yêu. Tâm trạng không thoải mái dẫn đến khó thư giãn, làm tăng cảm giác đau khi quan hệ. Tâm lý không tốt của phụ nữ còn ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ham muốn tình dục của họ.

Âm đạo hẹp

Một số người có âm đạo khá hẹp cũng là nguyên nhân dẫn đến cảm giác đau khi quan hệ. Nhất là trong trường hợp “cô bé” quá nhỏ và “cậu bé” quá lớn sẽ gây đau rát, thậm chí là chảy máu, rách âm đạo. Ngoài ra, trường hợp đau âm đạo không giảm sau một thời gian dài quan hệ, phụ nữ cần chú ý bởi đây là biểu hiện của co thắt âm đạo không tự chủ.

Suy giảm nội tiết tố

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ là do hiện tượng suy giảm nội tiết tố nữ estrogen thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Estrogen suy giảm làm giảm tiết chất nhờn, chất bôi trơn mỗi khi quan hệ, giảm ham muốn của phụ nữ và tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Estrogen giảm do tuổi tác (tiền mãn kinh thường bắt đầu từ sau độ tuổi 40), do thuốc (một số loại thuốc tránh thai) hoặc do suy giảm chức năng bài tiết nội tiết tố của cơ thể.

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ ở nữ giới
Tại sao quan hệ lại đau?

Bệnh lý u nang buồng trứng

Nếu phụ nữ có mắc bệnh u nang buồng trứng, khi quan hệ, các cơn đau vùng xương chậu có thể xuất hiện đột ngột. Tùy tình trạng bệnh mà cơn đau có thể từ nhẹ đến dữ dội. Các chị em cần cảnh giác và đi khám kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Bệnh lý viêm nhiễm trùng

Viêm âm đạo, viêm loét da vùng âm hộ gây tăng tiết dịch, ngứa rát, khó chịu. Khi quan hệ dễ đau đớn, giảm ham muốn. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra các cơn đau vùng xương chậu, bàng quang,… làm giảm nhu cầu ham muốn của phụ nữ và tăng sự khó chịu sau khi quan hệ. Viêm nhiễm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Sau sinh đẻ và phẫu thuật

Ở một số người đã cắt tầng sinh môn và mổ vùng đáy chậu khi sinh sản có nguy cơ cao gây đau trong lúc quan hệ. Nếu không điều trị khắc phục tình trạng này, các cơn đau có thể kéo dài vài tháng.

Một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gián tiếp gây đau khi quan hệ tình dục như viêm khớp, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung,… Tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít gặp và chỉ gặp trên một số đối tượng đã biết tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật phá trinh “không đau mà cực kì sướng”

Nguyên nhân đau buốt khi quan hệ ở nam giới

Dương vật cong

Dương vật cong còn được gọi là bệnh Peyronie. Trong trường hợp dương vật cong một góc từ 20 – 40 độ, sẽ gây đau tức khi quan hệ không chỉ đối với nam giới mà còn gây đau rát đối với bạn tình, làm giảm chất lượng cuộc yêu.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là bệnh lý phổ biến gây đau khi quan hệ đối với nam giới. Bao quy đầu quá hẹp sẽ không thể kéo tụt xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài mặc dù đã cương cứng. Tình trạng này nếu không được khắc phục thì sẽ không chỉ gây đau đớn cho nam giới mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ ở nam giới?
Nguyên nhân gây đau khi quan hệ ở nam giới?

Viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một trong những bộ phận của cơ quan sinh dục đảm nhiệm chức năng sinh sản của nam giới. Tuyến tiền liệt giúp vận chuyển tinh dịch đến ống phóng tinh. Các nguyên nhân như nhiễm khuẩn dẫn tới viêm tuyến tiền liệt sẽ gây đau, sưng dương vật. Người bệnh có thể cảm thấy đau rát khi đi tiểu cũng như xuất tinh.

Bệnh nhiễm trùng

Đường tiết niệu của nam giới bị nhiễm trùng là một nguyên nhân dẫn đến đau khi quan hệ. Bệnh có biểu hiện sưng, đau vùng phía dưới dương vật và kèm theo các triệu chứng như đái buốt, đái ra máu, đi tiểu nhiều lần, không kiểm soát,… Ngoài ra, nhiễm trùng do nấm men còn làm cho nam giới có cảm giác đau, ngứa, rát, có cảm giác như kim châm. Bệnh không điều trị sớm sẽ gây lây lan và có nguy cơ mắc các bệnh nam khoa khác.

Bệnh viêm da do tiếp xúc

Đây là một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất gây đau khi quan hệ ở nam giới. Nguyên nhân do nam giới dùng hóa chất, xà phòng, chất bôi trơn gây viêm da. Bệnh có biểu hiện đau tức, ngứa rát dương vật. Bệnh thường phổ biến ở những nam giới có bao quy đầu dài.

Bệnh vẩy nến

Mặc dù nguyên nhân này ít gặp nhưng gây đau rát khi quan hệ tình dục. Bệnh có thể gây rối loạn cương dương, giảm ham muốn khi quan hệ. Đặc biệt, sự ma sát trong khi quan hệ có thể làm cho các nốt vảy lan rộng, trầy xước, lở loét gây đau rát.

Các bệnh lý khác

Một số bệnh cũng gây đau khi quan hệ như nhiễm Herpes sinh dục, bệnh viêm bao quy đầu,… Trong trường hợp mắc bệnh lý về đường sinh dục, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được điều trị sớm, tránh lây lan và trong quá trình điều trị bạn không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Các tư thế quan hệ tình dục cho vợ chồng trong nhà tắm sướng nhất

Cách khắc phục tình trạng đau vùng kín khi quan hệ

Cách khắc phục tình trạng đau khi quan hệ
Cách khắc phục tình trạng đau khi quan hệ

Đau khi quan hệ tình dục không chỉ gây khó chịu ở cả nam và nữ mà còn làm giảm ham muốn. Trong một số trường hợp, người phụ nữ còn cảm thấy ám ảnh, tâm lý lo sợ mỗi khi bước vào cuộc yêu ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng mỗi khi gần gũi. Để khắc phục tình trạng này có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng chất bôi trơn để giảm ma sát, tạo cảm giác trơn tru khi quan hệ. Đây là cách giảm đau rát hiệu quả. Bạn có thể dùng chất bôi trơn dạng lỏng trong trường hợp âm đạo bị khô hoặc bị nhạy cảm với các chất kích thích. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi dùng chung chất bôi trơn với bao cao su vì có thể gây rách bao cao su ngoài ý muốn.
  • Trước khi quan hệ, cần có sự kích thích hay còn gọi là màn dạo đầu cho cả nam và nữ giới. Khi cả hai cùng sẵn sàng vào cuộc yêu, cơ thể đều được thư giãn, tăng ham muốn, tăng tiết chất nhầy khiến cho quan hệ đỡ đau hơn.
  • Quan hệ dùng bao cao su cũng là một cách giảm đau khi quan hệ. Bên cạnh đó, quan hệ dùng bao cao su còn giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các bệnh liên quan đến đường sinh dục.
  • Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục.

Đau khi quan hệ là một bệnh phổ biến, đôi khi đó còn là dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý đường sinh dục. Bạn không cần ngại ngùng, hãy thẳng thắn chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *