Tử cung ngả là gì? Hình ảnh và tư thế quan hệ dễ thụ thai nhất

Tử cung ngả là một bệnh khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là hơn 20%. Bệnh không nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt và khả năng mang thai của người bệnh. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị bệnh như thế nào, tất cả sẽ có trong bài viết của Sống Khoẻ 24h dưới đây.

Tử cung ngả là gì?

Tử cung ngả là tình trạng tử cung có sự thay đổi bất thường về vị trí của tử cung. Thông thường, tử cung thường đứng thẳng theo trục tự nhiên, khi mắc bệnh, tử cung người bệnh sẽ ngả hẳn ra phía trước hoặc ra sau tùy thuộc vào thể bệnh của mỗi người.

Hiện nay, số nữ giới mắc bệnh ngày một tăng lên, dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm nhiễm vùng kín, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hằng ngày.

Hình ảnh tử cung bị ngả

Hình ảnh tử cung bị ngả 
Hình ảnh tử cung bị ngả sau
Hình ảnh tử cung bị ngả trước
Hình ảnh tử cung bị ngả trước

Video tử cung ngả sau

Tử cung ngả sau liệu có ảnh hưởng đến việc mang thai không. Các bạn hãy xem video dưới đây:

Dấu hiệu tử cung bị ngả

Không phải bất cứ bệnh nhân nào mắc tử cung ngả cũng có các dấu hiệu đặc trưng. Dù vậy, việc nắm rõ dấu hiệu của bệnh là cần thiết đối với mỗi người để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và bạn bè:

  • Đau bụng và âm đạo trong kỳ kinh.
  • Đau lưng dưới và vùng kín khi quan hệ tình dục.
  • Gặp nhiều khó khăn khi dùng tampon.
  • Bàng quang căng, cảm giác muốn đi tiểu tăng và đi tiểu lắt nhắt.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân tử cung bị nghiêng (ngả)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tử cung ngả. Một số nữ giới bẩm sinh tử cung đã bị nghiêng, tuy nhiên đa số là do các nguyên nhân sau đây:

  • Lạc nội mạc tử cung: trong quá trình phát triển, các tế bào nội mạc tử cung phát triển lạc hướng, tăng sinh ở bên ngoài, dẫn đến tử cung bị dính với nhiều cơ quan, bộ phận ở khung chậu, nên bị ngả sau.
  • U xơ tử cung: các khối u xơ lành tính (không phải ung thư) cũng là tác nhân dẫn đến tử cung bị nghiêng.
  • Các cơ quan có chức năng nâng đỡ tử cung như dây chằng, mô nâng đỡ, khung xương chậu bị suy yếu, thường gặp ở những nữ giới có phẫu thuật nội tạng vùng bụng dưới hay đã có tuổi.
  • Kết dính giữa tử cung với một số cơ quan: các mô sẹo có khả năng kết dính, gắn liền các bộ phận với nhau. Vì vậy, với những người đã từng phẫu thuật vùng tử cung, khung chậu dễ gặp phải tình trạng tử cung dính liền với trực tràng nên bị ngả ra sau.
  • Mang thai: Nữ giới mang thai rất dễ mắc bệnh này. Bởi tử cung được nâng và giữ vị trí nhờ các dây chằng, mô nâng đỡ. Mà trong thời gian mang thai, các dây chằng sẽ được căng giãn quá mức, mất khả năng nâng đỡ tử cung. Tình trạng này sau khi sinh sẽ được cải thiện, tuy nhiên, vẫn có trường hợp dây chằng không tự hồi phục và tử cung không thể về lại được vị trí cũ.

Xem thêm: Sa tử cung có quan hệ được không? Bài tập chữa sa tử cung

Phân loại ngả tử cung

Bệnh ngả tử cung được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào hướng ngả của tử cung so với trục:

  • Ngả tử cung trước: là tình trạng tử cung ngả về phía trước so với bình thường, dính với thành bụng. Đây là một hiện tượng tự nhiên của tử cung, hoặc có thể do lạc nội mạc tử cung hoặc suy yếu khả năng, chức năng nâng đỡ của các dây chằng.
  • Tử cung ngả sau: tử cung trong trường hợp này sẽ bị ngả về phía sau, có khả năng dính với trực tràng hoặc các cơ khung chậu.

Ảnh hưởng của ngả tử cung ngả

Tử cung ngả ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là trong vấn đề sinh sản, để có thể hỗ trợ bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp một số vấn đề sau:

Sức khỏe sinh sản: người mắc bệnh vẫn có khả năng sinh sản như người bình thường, trừ trường hợp người bệnh mắc thêm các triệu chứng, bệnh lý như sau:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • Các bệnh viêm nhiễm vùng kín.

Ảnh hưởng đến lúc mang thai: trong quá trình mang thai, sản phụ mắc tử cung ngả sẽ có biểu hiện cũng như gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, đau âm đạo, đái rắt… tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, hãy đi khám để nghe các bác sĩ chuyên môn tư vấn và lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất, đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tử cung ngả có nguy hiểm không?

Tử cung ngả có nguy hiểm không?
Tử cung ngả có nguy hiểm không?

Tử cung ngả có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm. Sau đây, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này như sau: bệnh không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, đồng thời không lây lan, nên bạn không cần quá lo lắng. Người bệnh sẽ hoàn toàn khỏi bệnh khi được điều trị theo đúng liệu trình, và thường là mổ nội soi.

Bệnh chỉ trở nên nguy hiểm khi có các biến chứng đi kèm như viêm nhiễm vùng kín, lạc nội mạc tử cung… Lúc này, bạn sẽ cần sự tư vấn của các bác sĩ để chọn được liệu pháp điều trị phù hợp với bản thân, giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Tử cung bị ngả có mang thai được không?

Người bệnh tử cung ngả vẫn có khả năng mang thai bình thường, bao gồm cả tử cung ngả trước và sau.

  • Với tử cung ngả sau, thì người bệnh sẽ có một vài triệu chứng thường gặp trong tam cá nguyệt đầu như bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, tiểu ít, lắt rắt… Các triệu chứng ngày sẽ hết khi đến tuần thứ 10- 12 của thai kỳ, lúc này, tử cung đã trở lại vị trí cũ, đứng thẳng, không còn ngả ra sau. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp tử cung bị dính vào trực tràng hoặc khung chậu, làm tăng nguy cơ sảy thai của sản phụ. May mắn là trường hợp này có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời.
  • Với tử cung ngả trước: việc thụ thai của người bệnh hoàn toàn bình thường, và chỉ bị ảnh hưởng khi xảy ra các biến chứng hoặc bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung…

Để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, bạn cần chú ý sức khỏe và theo dõi những sự bất thường của cơ thể, khám sức khỏe, thai nhi thường xuyên, đều đặn, đi gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

  • Bí tiểu, tiểu ít, lắt rắt thường xuyên.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Hay táo bón.
  • Đau vùng bụng dưới, gần trực tràng.

Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Chẩn đoán và phát hiện tử cung bị ngả

Để có thể chẩn đoán và phát hiện kịp thời bệnh, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, nhận biết các triệu chứng điển hình ở trên, còn có thể thông qua việc khám phụ khoa. Khi khám, để xác định những bất thường về hình dạng, vị trí hay sự phát triển của tử cung, các bác sĩ sẽ dùng một tay ấn nhẹ lên bụng, tay còn lại sẽ đưa hai ngón vào âm đạo, ấn vùng cổ tử cung. Sau đó, bạn cần làm thêm một vài xét nghiệm phân biệt và chẩn đoán diễn biến của bệnh.

Tư thế quan hệ đối với tử cung bị ngả dễ thụ thai

Người bệnh ngả tử cung có khả năng sinh sản bình thường, tuy nhiên do vị trí của tử cung có sự thay đổi, nó gây ảnh hưởng ít nhiều đến việc quan hệ cũng như khả năng thụ thai. Để có thể hỗ trợ bạn đọc trong vấn đề này, chúng tôi xin gợi ý một số tư thế dễ thụ thai đối với những người tử cung bị ngả:

Tử cung ngả trước: để tăng khả năng thụ thai, bạn có thể dùng các tư thế sau:

  • Tư thế truyền thống
  • Tư thế doggy
  • Tư thế hoa sen
  • Tư thế cưỡi ngựa

Tử cung ngả sau: trong trường hợp này, các tư thế quan hệ khác đều có khả năng thụ thai như nhau, bạn chỉ cần lưu ý tránh quan hệ theo tư thế doggy, tức nam giới tiến vào từ đằng sau bởi nó dễ gây tổn thương vùng âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.

Điều trị ngả tử cung

Điều trị ngả tử cung
Điều trị ngả tử cung

Bệnh có thể điều trị được nhờ các biện pháp sau đây:

Điều trị khỏi hoàn toàn

Liệu pháp phẫu thuật  có thể đưa tử cung về đúng vị trí ban đầu, chấm dứt các triệu chứng, cơn đau vùng bụng, tử cung và tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Hiện nay, có 2 liệu pháp được ưa chuộng:

  • Phẫu thuật nội soi khâu treo tử cung.
  • Phẫu thuật Uplift

Điều trị tạm thời

Đặt vòng nâng petxe vòng nâng pessary: đây là vòng được làm từ nhựa hoặc silicon, có chức năng đẩy và giữ tử cung ở vị trí thẳng đứng bình thường. Vòng nâng này có thể sử dụng trong một thời gian hoặc lâu dài. Tuy nhiên, sau khi tháo vòng thì tử cung sẽ trở lại vị trí cũ, bị nghiêng so với trục thẳng đứng. Còn nếu dùng trong một thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, gây nên các bệnh lý phụ khoa và làm nặng thêm trình trạng bệnh ngả tử cung.

Có thể thực hiện các bài tập hỗ trợ tăng cường khả năng nâng giữ tử cung của dây chằng, khung chậu. Cần lưu ý là các động tác này không có tác dụng với bệnh nhân tử cung bị dính vào trực tràng hay bị kết dính do sẹo. Một số động tác hữu hiệu như :

  • Động tác nâng cao chức năng cơ sàn chậu: nằm ngửa ra sàn hoặc trên giường, hai tay duỗi tự nhiên, thoải mái. Sau đó, hít một hơi thật sâu, nâng hông lên cao một cách tối đa, giữ nguyên trong vài giây rồi từ từ thả xuống, thở ra từ từ. Thực hiện động tác này 10- 15 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Động tác co cao gối: nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, lại đầu gối rồi từ từ co đầu gối một bên lên ngực, dùng tay giữ trong khoảng 20 giây rồi thả ra, đổi bên tập luyện.

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì phải làm sao? Nguyên nhân do đâu?

Kết luận

Bệnh ngả tử cung là một bệnh khá phổ biến hiện nay, theo thống kê thì cứ 100 nữ giới thì có đến hơn 20 người mắc bệnh. Vì vậy, việc hiểu biết, nắm rõ về bệnh là điều cần thiết với mỗi người bởi đây là cách để có thể bảo vệ, giữ vững sức khỏe của bản thân, gia đình và bạn bè.

Cảm ơn bạn đã đón đọc, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hay, cấp thiết về dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị cũng như các vấn đề liên quan về bệnh ngả tử cung.

Nếu bạn còn nhiều thắc mắc, hãy gửi câu hỏi về cho trang web, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp cho bạn.

Ngày viết:

3 thoughts on “Tử cung ngả là gì? Hình ảnh và tư thế quan hệ dễ thụ thai nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *